Doanh nghiệp được ưu đãi gì khi tham gia dự án năng suất chất lượng?

authorGia Bách 16:15 13/07/2016

(VietQ.vn) - Doanh nghiệp thực hiện các dự án thuộc Chương trình Nâng cao năng suất chất lượng khi đáp ứng đủ điều kiện của các văn bản hướng dẫn liên quan thì được hưởng các chính sách khuyến khích như doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Cụ thể nội dung ưu đãi, hỗ trợ:

1. Doanh nghiệp được đề nghị hỗ trợ thực hiện dự án thuộc Chương trình Nâng cao năng suất chất lượng từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các địa phương theo quy chế của Quỹ.

2. Doanh nghiệp hình thành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trong đó có nội dung chi cho khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Doanh nghiệp được ưu đãi gì khi tham gia dự án năng suất chất lượng?

Doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi gì khi tham gia dự án năng suất chất lượng

3. Doanh nghiệp căn cứ vào các quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 21/02/2011 của liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án sản xuất thử nghiệm được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm phục vụ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

4. Doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị quyết 22/NQ-CP ngày 05/5/2010 của Chính phủ về trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ thì được áp dụng các chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị quyết 22/NQ-CP ngày 05/5/2010 của Chính phủ nêu trên và các văn bản hướng dẫn.

5. Doanh nghiệp thực hiện dự án thuộc Chương trình NCNSCL được hưởng các ưu đãi về thuế, tín dụng và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ, UBND cấp tỉnh chủ trì dự án năng suất và chất lượng của ngành, địa phương căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, nội dung dự án được giao xác định danh mục sản phẩm, hàng hoá chủ lực của ngành, địa phương và lựa chọn các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hoá chủ lực tham gia dự án.

Doanh nghiệp căn cứ vào thông báo của Bộ, UBND cấp tỉnh về Chương trình, nội dung dự án năng suất và chất lượng của ngành, địa phương để phân tích, đánh giá hiện trạng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp; xác định nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, khó khăn về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tổ chức xây dựng dự án năng suất và chất lượng của doanh nghiệp với nội dung cơ bản như sau:

a) Sự cần thiết thực hiện dự án;

b) Các mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của dự án;

c) Nội dung, nhiệm vụ của dự án (áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp; ứng dụng và đổi mới công nghệ; áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến; cải tiến năng suất; đào tạo nhân lực; giải pháp khác);

d) Các giải pháp thực hiện dự án;

đ) Phạm vi, đối tượng, thời gian và tiến độ thực hiện;

e) Dự toán kinh phí và cơ cấu nguồn vốn để thực hiện dự án.

Doanh nghiệp được ưu đãi gì khi tham gia dự án năng suất chất lượng?

Nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực tiếp cận với các chương trình của dự án nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa

Trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia dự án năng suất và chất lượng của ngành, địa phương

- Tổ chức xây dựng và thực hiện dự án năng suất và chất lượng của doanh nghiệp theo dự án được phê duyệt.

- Lập kế hoạch, dự toán triển khai thực hiện dự án năng suất và chất lượng của doanh nghiệp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 8 Mục 3 Chương II Thông tư này.

- Bảo đảm lồng ghép các hoạt động có liên quan trực tiếp đến nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp để phối hợp thực hiện dự án của doanh nghiệp.

- Bảo đảm nguồn lực (kinh phí và nhân lực) của doanh nghiệp đã cam kết, phối hợp với kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ để tổ chức thực hiện dự án có hiệu quả.

- Định kỳ đánh giá kết quả thực hiện dự án năng suất và chất lượng của doanh nghiệp, báo cáo cơ quan quản lý dự án năng suất và chất lượng của ngành, địa phương; kiến nghị các biện pháp thực hiện, các nội dung, nhiệm vụ cần điều chỉnh của dự án cho phù hợp với các yêu cầu nẩy sinh của thực tế triển khai.

- Chuẩn bị các tài liệu, điều kiện cần thiết để phục vụ việc kiểm tra của cơ quan quản lý dự án năng suất và chất lượng của ngành, địa phương về tình hình thực hiện dự án năng suất và chất lượng tại doanh nghiệp.

- Sơ kết, tổng kết dự án năng suất và chất lượng của doanh nghiệp.

Cơ sở pháp lý:

- Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 05 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020;

- Thông tư số 20/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010  của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tổ chức, quản lý và điều hành  Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng  sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;

- Thông tư liên tịch số 130/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Liên Bộ Tài chính, Khoa học và Công nghệ quy định chế độ quản lý tài chính đối với các nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang