Luật hỗ trợ DN Nhỏ và Vừa sẽ thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển

author 06:49 30/10/2016

(VietQ.vn) - Sáng 29/10, tại Hà Nội, cộng đồng doanh nghiệp tổ chức buổi “Tham vấn ý kiến cộng đồng doanh nghiệp về dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa”.

Hội thảo được Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (VINASME) tổ chức với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp … và đông đảo các đại diện doanh nghiệp đến từ các tỉnh trong cả nước.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội VINASME cho rằng, “thực tế cho thấy các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân sẽ phát huy hiệu quả tối đa và đóng góp tích cực cho tăng trưởng bền vững và toàn diện nếu được xây dựng thông qua đối thoại và tham vấn giữa Chính phủ và doanh nghiệp”.

"Vì vậy, với mong muốn Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khi được thông qua được đảm bảo tính khả thi, tương thích với các luật khác và không vi phạm với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam phát triển bền vững, Hiệp hội VINASME chủ trì tổ chức hội thảo với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các Bộ ngành có liên quan và cộng đồng doanh nghiệp". ông Thân cho biết thêm.

 Hội thảo tham vấn ý kiến cộng đồng doanh nghiệp về dự thảo luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ảnh Đức Mậu

Ông Thân cũng cho biết, các ý kiến tham vấn tại Hội thảo sẽ được Hiệp hội VINASME tổng hợp và chuyển tới các đại biểu Quốc hội, góp phần làm cơ sở để các đại biểu có đủ thông tin khi thảo luận về dự án Luật này trong phiên thảo luận tại nghị trường kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đang diễn ra. Chính vì thế, ông Thân cũng đã hoan nghênh cộng đồng doanh nghiệp thẳng thắn đóng góp ý kiến của mình để dự thảo Luật được hoàn thiện hơn.

TS Hồ Sĩ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT cho biết, Về lý luận cũng như thực tế cho thấy vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ một ở một chừng mực nhất định tạo điều kiện cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) phát triển. Vai trò của DNV&N trong sự nghiệp đất nước là rất quan trọng, chính vì vậy, nhiều quốc gia và trong đó có Việt Nam, coi DNV&N xương sống của nền kinh tế, là bàn đỡ, bệ đỡ cho các DN lớn. Như ở Nhật, các DN lớn không thể đi ra thế giới nếu không có sự hậu thuẫn hỗ trợ của DN vệ tinh. DNV&N của Việt Nam tạo sự sôi động cho phát triển kinh tế, kinh doanh, ngay cả các thành phố lớn, và cùng với đó giải quyết việc làm cho người lao động.

DNV&N cần có sự tác động và hỗ trợ của nhà nước. Nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, Trong đó có mặt của Quốc hội, sự tham dự của Hiệp hội DNV&N ra sao để đảm bảo tính cạnh tranh minh bạch, công khai cho các doanh nghiệp.

Nghị định 56 năm 2009 về Hỗ trợ DNV&N, tuy nhiên, trong quá trình triển khai đến nay, các kết quả chưa được như mong muốn. Có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân do nghị định này chưa cụ thể. Cụ thể, liên quan nhiều cấp, nhiều ngành, liên quan đến việc thay đổi cấp quản lý nhà nước.

Nội dung này sẽ được đưa tới Ủy ban giám sát của Quốc Hội, không chỉ trong nước mà cả nước ngoài cũng quan tâm, bởi đây là luật liên quan đến sự phát triển doanh nghiệp.

Bà Từ Thu Hiền, Giám đốc dự án MBI, ngân hàng ADB cho biết, MBI chủ yếu tập trung vào hỗ trợ phát triển chính sách cho DNV&N, giới thiệu kinh ngiệm, thông lệ quốc tế và các mô hình ở các nước khác để Việt Nam tham dự, hỗ trợ các sáng kiến, mô hình mới và các biện pháp hỗ trợ DNV&N trong tiếp cận vốn, chuyển giao và thương mại hóa công nghệ. Đồng thời, dự án còn đầu tư trong khởi nghiệp và sáng tạo. MBI cũng đẩy mạnh năng lực, phát triển chính sách cho DNV&N.

Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách nhất định giữa nhu cầu thực tế và chính sách … Việc tăng cường tham vấn và đối thoại với các nhà làm Luật và các nhà hoạch định chính sách mà đối tượng là DNV&N. Các chính sách thực sự phát huy được hiệu quả tốt nhất và đạt được các mục tiêu nhất định, thì điều này, Chính phủ phải cần được nghe ý kiến phản hồi từ cộng đồng DN về chính sách, Luật mà Chính phủ xây dựng nhằm phục vụ và tạo điều kiện tốt hơn về vấn đề này.

Trong toàn bộ hội thảo này, các đại biểu lắng nghe các tham luận của các đơn vị doanh nghiệp về góp ý hỗ trợ Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa về tác động và kinh nghiệm, hỗ trợ tài chính, tiếp cận tín dụng và tăng cường công tác quản lý.

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng kiến nghị, trong Luật cần quy định vị trí, vai trò của tổ chức hiệp hội chuyên biệt đại diện cho tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Ông Võ Hoài Nam bày tỏ, “đây sẽ là một trong những kênh kết nối quan trọng trong việc góp ý và truyền tải các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, đồng thời thực hiện một số hoạt động xã hội hóa trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như tổ chức tuần lễ quốc gia về doanh nghiệp nhỏ và vừa để tôn vinh các doanh nghiệp, góp ý phản biện xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

Hướng tới trao đổi trong quá trình xây dựng chính sách pháp luật, chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến góp ý mong muốn phát huy được vai trò, trách nhiệm của các tổ chức hội, Hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp nói chung, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo được đột phát về cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ là việc của Nhà nước, ông Nam cho biết thêm.

 Đức Mậu

Rút ngắn thời gian thông quan, tạo thông thoáng cho hàng XNK(VietQ.vn) - Tổng cục hải quan tổ chức họp báo thông báo về đổi mới cơ chế thực hiện công tác quản lý doanh nghiệp XNK nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang