Thương mại điện tử - doanh nghiệp phải nỗ lực nếu muốn ‘hưởng trái ngọt’

author 07:15 15/10/2020

(VietQ.vn) - Xuất khẩu trực tuyến, thương mại điện tử không phải “cây đũa thần” để doanh nghiệp Việt đạt được thành công ngay. Doanh nghiệp muốn “hưởng trái ngọt”, thu thành quả đòi hỏi phải chuyên nghiệp, xây dựng đội ngũ chuyên trách bán hàng…

Hiện nay, xuất khẩu hàng hóa trực tuyến được xem là hướng đi tích cực cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Tại Việt Nam, dự báo tốc độ phát triển thương mại điện tử khoảng 30% mỗi năm, tạo nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến.

Xuất khẩu trực tuyến, thương mại điện tử không phải là “cây đũa thần” để doanh nghiệp Việt đạt được thành công ngay. Ảnh minh họa. 

Mặc dù ưu thế xuất khẩu trực tuyến là rất lớn, tuy nhiên việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu mới mẻ này cũng còn gặp nhiều hạn chế, rủi ro, trở thành rào cản khiến doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt còn dè chừng khi tham gia. Ở cả hai chiều, người mua và người bán đều gặp khó khăn về ngôn ngữ, văn hóa kinh doanh. Trong đó, người mua thường gặp khó khăn trong khâu thanh toán quốc tế do tỷ lệ sở hữu các thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Master của người Việt chưa cao; thêm vào đó là xác suất rủi ro khi đưa ra lựa chọn trước hàng tỷ sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng và người bán uy tín trên các trang thương mại điện tử quốc tế.

Ông Trần Xuân Thủy, Giám đốc Quốc gia Amazon Global Selling Việt Nam nhìn nhận, xuất khẩu trực tuyến, thương mại điện tử hay Amazon không phải là “cây đũa thần” để doanh nghiệp Việt đạt được thành công ngay. Doanh nghiệp muốn “hưởng trái ngọt”, thu thành quả đòi hỏi phải chuyên nghiệp, xây dựng đội ngũ chuyên trách bán hàng chiều lòng “thượng đế” nước ngoài.

“Vì vậy, doanh nghiệp cần nâng cao kỹ năng, trước khi đưa ra quyết định giao thương lớn cần phải tìm tới các dịch vụ tư vấn pháp lý, đảm bảo điều khoản hợp đồng phù hợp, chặt chẽ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro, lừa đảo đáng tiếc”- ông Trần Xuân Thủy nhấn mạnh.

Đề cập tới việc ứng dụng xuất khẩu trực tuyến trong việc tận dụng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), ông Hoành Mạnh Huê - Chủ tịch Liên hiệp các Hội doanh nghiệp Việt Nam ở châu Âu - cho rằng, khi tham gia EVFTA, nhiều người có cảm giác doanh nghiệp trong nước yếu hơn doanh nghiệp trong khối EU, nhưng doanh nghiệp Việt vẫn có nhiều điểm mạnh có thể khai thác được. Vấn đề chỉ là sử dụng như thế nào. Doanh nghiệp chuyển đổi tư duy bán hàng thương mại điện tử đòi hỏi phải chuyển đổi hình thức kinh doanh, xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp từ đóng gói, tương tác với khách hàng.

Đặc biệt về vấn đề pháp lý, theo ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương): Việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động xuyên biên giới là không dễ, ngay cả với những nước có hệ thống pháp luật tân tiến.

“Bộ Công Thương đang thay đổi cách tiếp cận theo hướng không tham vọng có thể tạo ra được khung khổ pháp lý cho tất cả các loại hàng hóa, thương mại nói chung mà bắt đầu từ những mặt hàng cụ thể đang có lợi thế, sau đó điều chỉnh dần dần cho phù hợp với thị trường” - ông Đặng Hoàng Hải thông tin.

Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng HTQLCL, công cụ cải tiến năng suất(VietQ.vn) - Trong khuôn khổ Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bến Tren giai đoạn 2013 – 2020, Chi cục TCĐLCL tỉnh Bến Tre đã triển khai thực hiện việc hỗ trợ nhiều doanh nghiệp xây dựng, áp dụng HTQLCL, công cụ cải tiến năng suất.

Thanh Tùng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang