Doanh nghiệp tư nhân lớn cần trở thành ‘đầu tàu’ của nền kinh tế

author 05:55 27/01/2021

(VietQ.vn) - Doanh nghiệp tư nhân lớn cần trở thành những đầu tàu, dẫn dắt kết nối được các DNNVV hình thành mạng lưới, dây chuyền sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các DNNVV sẽ có động lực để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đủ tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu…

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, năm 2021, nếu dịch bệnh Covid-19 được khống chế sớm, Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội, nắm bắt và thích ứng với các Hiệp định thương mại tự do và những thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới, tăng trưởng kinh tế có thể đạt từ 6,8% - 7,4%, khi đó khả năng lạm phát có thể sẽ là 3,8% (+, - 0,5%), thâm hụt ngân sách nhà nước trong khoảng 4,1 %. Với những thay đổi chính sách của Chính phủ mới của Mỹ - nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhiều khả năng kịch bản này sẽ đạt được.

Nhà máy sản xuất ô tô VinFast, Hải Phòng. 

Để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững nhằm đạt được các chỉ tiêu đã đề ra trong năm 2021, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế - tài chính Học viện Tài chính cho biết, cần thực hiện đồng bộ hàng loạt biện pháp; trong đó nhấn mạnh các biện pháp cơ bản là tiếp tục đẩy mạnh phòng chống dịch Covid-19 bùng phát trở lại và phòng ngừa các dịch bệnh khác sẽ là tiền đề tốt cho ổn định sản xuất, ổn định thị trường, bình ổn giá cả các mặt hàng.

Tiếp đó cơ cấu lại thu chi ngân sách nhà nước, giảm tới mức thấp nhất thâm hụt ngân sách, đẩy mạnh cải cách chính sách thuế, tái cấu trúc và tăng cường hiệu quả chi tiêu công, giảm bền vững tỷ trọng nợ công và nợ nước ngoài trên GDP.

Coi việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng lao động là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 để tạo bàn đạp cho việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế cho cả giai đoạn 2021 -2030.

Phát triển kinh tế tư nhân cũng là một động lực mới giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế trong giai đoạn tăng tốc của nền kinh tế để vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Trong thời gian vừa qua, khu vực kinh tế tư nhân đã có sự tăng trưởng bứt phá trên nhiều lĩnh vực, đóng góp khoảng 34% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra trên 44% GDP của đất nước, nhưng vẫn còn nhiều rào cản và sự đối xử chưa hợp lý để khu vực này được phát triển bình đẳng.

Các doanh nghiệp tư nhân lớn cần trở thành những đầu tàu, dẫn dắt kết nối được các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hình thành mạng lưới, dây chuyền sản xuất kinh doanh, đặc biệt phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có động lực để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đủ tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu…

“Năm 2021 là năm bản lề để nền kinh tế bước vào thới kỳ mới 2021-2025 và cho cả giai đoạn 2021 - 2030. Với những kết quả đạt được trong giai đoạn 2016-2020 và bài học kinh nghiệm được rút ra trong điều hành, quản lý, cùng sự nỗ lực của các doanh nghiệp và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, hy vọng các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2021 sẽ được hoàn thành toàn diện và vượt mức”, ông Thịnh cho biết.

Tạo lập môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng, lành mạnh - tiền đề để kinh tế tư nhân phát triển(VietQ.vn) - Khu vực doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, cần tạo lập môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng, lành mạnh.

Mai Phương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang