Doanh nghiệp Việt tạo dấu ấn trong cuộc đua năng suất, chất lượng

author 19:30 17/04/2020

(VietQ.vn) - Cạnh tranh năng suất là yếu tố quyết định thành bại trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Những doanh nghiệp nắm bắt công nghệ, tiếp cận được các công cụ cải tiến sẽ thể hiện sự vượt trội trên đường đua dành lợi thế về mình.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Trong những năm qua, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) nói chung, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) nói riêng đã thực hiện những chính sách để đồng hành với doanh nghiệp trong các hoạt động nâng cao năng suất chất lượng, cụ thể tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành các Chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh như:

Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Chương trình 712); Đề án “Triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” (Quyết định 100); Đề án “Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Quyết định số 996).

Hiện đang nghiên cứu, xây dựng Chương trình quốc gia về hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao NSCL giai đoạn đến 2030 theo tinh thần chỉ đạo tại các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 04/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Công ty TNHH Công nghệ COSMOS trong năm 2018 có hơn 1000 đề án cải tiến năng suất được triển khai giúp tiết kiệm trên 5 tỷ đồng. 

Theo ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL, các Chương trình, Đề án được triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng (NSCL) thời gian qua tập trung vào thông tin, tuyên truyền, tư vấn, đào tạo đã cung cấp các thông tin hữu ích, giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức, cách thức tiếp cận với các phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến, nâng cao kỹ năng để triển khai các hoạt động quản lý chất lượng theo hướng hội nhập; Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tạo nền tảng tiêu chuẩn hóa cho hoạt động nâng cao NSCL. Phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng TCVN, QCVN, xây dựng, áp dụng TCCS.

Từng bước đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất chất lượng, nguồn nhân lực bảo đảm cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp, ngành kinh tế và nền kinh tế. Hỗ trợ đào tạo cán bộ thực hành cải tiến NSCL tại DN; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu vào cho doanh nghiệp thong qua triển khai đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn hóa, NSCL trong các trường ĐH, cao đẳng.

Theo nhận định của ông Hà Minh Hiệp, việc ứng dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến, áp dụng các tiêu chí quản lý của mô hình Giải thưởng Chất lượng Quốc gia mà Tổng cục TCĐLCL triển khai đã giúp cho hàng chục nghìn doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giảm chi phí sai lỗi, qua đó nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.

“Các doanh nghiệp đánh giá cao lợi ích thiết thực khi tham gia Chương trình, sự hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả lâu dài từ Chương trình. Bên cạnh lợi ích kinh tế có thể đo đếm được thông qua việc giảm thiểu các lãng phí trong quá trình sản xuất, tiết kiệm về nhân lực, thời gian, nguyên nhiên liệu, năng lượng, việc áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng SPHH, dịch vụ của doanh nghiệp, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và cải thiện đáng kể hình ảnh của doanh nghiệp”, ông Hiệp cho biết.

Dẫn chứng về những thành công của doanh nghiệp khi tham gia và các Chương trình nâng cao năng suất chất lượng, ông Hiệp cho biết, các doanh nghiệp đã áp dụng hiệu quả mô hình mới để cải tiến năng suất, chất lượng có thể kể đến như: Công ty cổ phần Nam Dược, áp dụng công cụ duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể trong quá trình sản xuất dược phẩm giúp doanh nghiệp giảm 80% tỷ lệ vỡ viên thuốc, tăng hiệu suất thiết bị toàn phần từ 50% lên 60%; Công ty TNHH Công nghệ COSMOS trong năm 2018, hơn 1000 đề án cải tiến năng suất được triển khai giúp tiết kiệm trên 5 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông áp dụng công cụ cải tiến Lean Six Sigma vào dây chuyền sản xuất giúp năng suất lao động có thời điểm đã tăng đến 200-300% và doanh thu từ sản phẩm LED - thay thế sản phẩm chiếu sáng truyền thống tăng lên đến 1000 tỷ.

Việc các doanh nghiệp áp dụng các công cụ quản lý đã kiểm soát tốt mục tiêu chiến lược, quá trình hoạt động thông qua hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc, từ đó giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí. Hiện Chương trình 712 với hơn 5000 doanh nghiệp được hỗ trợ trong gần 10 năm qua, chương trình đã có độ phủ và mang lại sự hỗ trợ không chỉ cho các doanh nghiệp lớn mà cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được trang bị và tiếp cận những công cụ hiện đại. Thông qua việc áp dụng này, các doanh nghiệp đã có phương pháp nâng cao NSCL cũng như giảm các sai lỗi, nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm nhiều doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kế (VietQ.vn) - Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” đã tạo ra nhiều cơ hội giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể mà vẫn nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Bảo Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang