Doanh nhân thích khoe quan hệ "đe" phóng viên?

author 17:04 18/04/2013

(VietQ.vn) - Giám đốc Công ty TNHH Thành Tâm 668, Mạo Khê, huyện Đông Triều, Quảng Ninh đã lên tiếng sau sự việc khách hàng mua "ngọc miến điện" không có giá trị!

Ngay sau khi Chất lượng Việt Nam đăng tải bài viết “Khách du lịch bị Công ty Thành Tâm làm thịt" PV đã có buổi làm việc với ông Đồng Thanh Hải, Giám đốc Công ty TNHH Thành Tâm 668 (Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh) để làm rõ hành vi “làm thịt” khách hàng tại cửa hàng bán đồ trang sức của công ty này.

“Thân” từ TW đến địa phương

Quay trở lại Công ty Thành Tâm 668 lần náy, cánh phóng viên được phen “giật mình” ngỡ nhầm, vì tấm biển hiệu có gắn chữ đạt chất lượng của Sở văn hóa du lịch tỉnh Quảng Ninh đã được công ty  tháo dỡ.
 
Tại buổi làm việc, ông Hải không tiếc lời “khoe” mối quan hệ từ TW đến địa phương của mình và nhiều anh em báo chí thân thiết như người nhà. Từ Phó chủ tịch, Chủ tịch tỉnh đến những đoàn đại biểu cấp cao TW đều đã từng nghé đến nhà vị Giám đốc này chơi. Cao hứng, ông Hải còn khẳng định, chỉ vì quá bận rộn còn không, làm gì để xảy ra việc báo chí đăng tải “quá đáng” về công ty mình!
 
Ông Giám đốc Công ty Thành Tâm 668 cũng không quên giới thiệu cho PV về công việc hoành tráng của doanh nghiệp, nên việc kinh doanh đồ trang sức với mức giá cắt cổ chỉ là những cái “lặt vặt” chẳng mấy để tâm đến.
Ông Đồng Thanh Hải, Giám đốc Công ty TNHH Đồng Tâm 668, Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh (bên trái) tại buổi làm việc với PV Chất lượng Việt Nam
Ông Đồng Thanh Hải, Giám đốc Công ty TNHH Đồng Tâm 668, Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh (bên trái) tại buổi làm việc với PV Chất lượng Việt Nam
 
Vừa nói, ông Hải vừa trách người khách (đã đưa sự việc lên mặt báo không chịu liên hệ về công ty để được hoàn trả tiền nếu không ưng ý với sản phẩm. Tuy nhiên, chính ông quên mất rằng, từ sản phẩm đến tờ hóa đơn đưa cho khách hàng không có lấy một dòng chữ địa chỉ hay số điện thoại công ty để khách hàng liên hệ lại. 
 
“Đây là sự việc xảy ra ngoài mong muốn, tôi rất búc xúc với nhân viên khi thương hiệu của mình xây dựng cả đời nay lại bị bêu xấu đến thế”, ông Hải nói.
 
Trả lời câu hỏi của PV về trường hợp “con gái” Giám đốc công ty Thành Tâm từ Đài Loan mang tên Trương Thái Lịch, ông Hải ngập ngừng lý giải: Tôi không biết nói tiếng Trung, họ không biết nói tiếng Việt, nên khi hợp tác làm ăn họ có bao nhiêu đứa con quả là không nắm được. 

Lộ chiêu trò “làm thịt” khách hàng
 
Thể hiện sự tự tin trước cánh phóng viên, ông Hải còn bày tỏ kinh nghiệm: “Thực tế điểm mua bán nào ở các khu du lịch người bán hàng cũng nói hay, đó là cái nghề. Mình là khách hàng thì khác, nhưng đặt vào vai người bán hàng chắc cũng phải dùng đủ mọi lời ngon miếng ngọt để nói với khách. Ngay cả tôi, khi đi du lịch với lãnh đạo huyện, tỉnh, ông nào cũng đòi mua, nhưng tôi kiên quyết không cho, vì nếu thích thì ra ngoài phố mua sẽ rẻ hơn, còn mua ở đây chắc chắn sẽ đắt”.
Ông Hải cho biết, ông cho người Trung Quốc thuê lại cửa hàng này. Cũng không rõ lai  lịch cụ thể người thuê này như thế nào!
Ông Hải cho biết, ông cho người Trung Quốc thuê lại cửa hàng này. Cũng không rõ lai lịch cụ thể người thuê này như thế nào!
 
Bởi theo ông Hải "tôi làm quản lý nghề này nên tôi biết, phải bỏ tiền mua tour từ 6-8 USD/người, thậm chí có lúc đến 10 USD/người. Khi đoàn lữ hành 50 người vào là phải mất đủ tiền cho một người, có bao nhiêu người mua thì cũng phải chung đủ tiền tour cho 50 người. Ngoài ra còn phải chi phí thêm 50 cốc trà, café,... nên phải cộng cả vào giá thành sản phẩm để bán. Tất yếu đã mua hàng ở điểm dừng chân du lịch là đắt”.
 
“Ngoài tiền mua tour còn phải chia tỷ lệ % cho hướng dẫn viên nữa, ví dụ bán được cái chén 10 đồng thì phải chia cho họ 3 đồng. Nếu bán thực tiền đâu bù vào khoản này”, ông Hải không ngại dấu.
 
Khi phóng viên xoay quanh câu chuyện “làm thịt” khách du lịch của công ty này bằng việc bán bán đồ trang sức không có giá trị, ông Hải vội đổ thừa, chủ nhân những sản phẩm bán trong của hàng của ông là người Hồ Nam (Trung Quốc), Công ty Thành Tâm 668 cho người này thuê lại địa điểm với giá 4.000 USD/tháng. Đất của Công ty Thành Tâm 668 là đất dự án, thời hạn 50 năm. 
 
Lý giải về việc cho thuê nhưng vẫn treo biển công ty của mình, ông Hải nói: “Khi thuê, họ có đặt vấn đề xin đặt biển của mình để lấy lộc, tôi nghĩ cái thương hiệu mình xây dựng bao lâu, nay nó nằm ở đây mình cho đeo thì có gì đâu, vậy là vô tư tặc lưỡi”. 
 
Được biết, ông Hải là Doanh nhân tiêu biểu của tỉnh Quản Ninh năm 2008. Sau buổi làm việc với PV, ông Hải cũng đã chỉ đạo cửa hàng hoàn trả lại số tiền mà khách hàng đã chi mua "ngọc miến điện" tại đây.
 
Trước dư luận nghi ngờ về việc Công an huyện Đông Triều “bảo kê” cho hoạt động lừa đảo ở Doanh nghiệp Thành Tâm, PV đã nhiều lần liên hệ làm việc với Đại tá Nguyễn Trọng Khả, Trưởng Công an huyện Đông Triều để trao đổi vụ việc song ông này từ chối thẳng thừng. Thậm chí, khi phóng viên thông báo về tình trạng có dấu hiệu lừa đảo này của DN đối với khách du lịch cho phía Công an nhưng Công an huyện Đông Triều vẫn không hề kiểm tra.
 
Ông Trịnh Đăng Thanh, Phó Giám đốc sở văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong vấn đề này Sở VHTT&DL cũng có trách nhiệm tuy nhiên việc hàng giả, hàng thật mua bán cho khách du lịch do Sở Công thương quản lí. “Sở VHTT&DL chỉ quản lí về vấn đề giao tiếp của các nhân viên ở các cửa hàng bán đồ lưu niệm. Ông Thanh khẳng định, sẽ kiểm tra lại vấn đề nêu trên”, ông Thanh nói.
 
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết,  liên quan đến vấn đề hàng giả, trách nhiệm chủ yếu thuộc về Sở Công thương trên địa bàn. Ban chỉ đạo 127 được thành lập trong đó có sự phối hợp của liên ngành bao gồm cả công an nên họ phải có trách nhiệm trong vấn đề này.
 
Liên quan đến vụ việc này, PV tiếp tục liên hệ với Sở Công thương và Chi cục quản lí thị trường làm rõ vấn đề này.
 
Phan Mạnh
Thích và chia sẻ bài viết:
Từ khóa:sagasg

tin liên quan

video hot

Về đầu trang