Doanh nhân Vũ Minh Châu: Giữ chữ tín hơn giữ vàng

author 17:19 13/10/2014

“Giữ chữ tín hơn giữ vàng” là triết lý kinh doanh của ông Vũ Minh Châu chủ công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu.

Có lần gọi điện cho một trợ lý của ông, tôi ngạc nhiên vì bản nhạc chờ vang lên bài hát về triết lý này. Sau này tôi mới biết, tất cả máy điện thoại di động của cán bộ, nhân viên tập đoàn Bảo tín Minh Châu đều dùng bản nhạc này. Một triết lý kinh doanh biến thành bài hát, thành giai điệu hàng ngày, thành tâm niệm của mỗi con người trong cả tập đoàn quả là một điều lý thú.

Trước đây, cơ quan làm việc của tôi ở gần một tiệm vàng nổi tiếng của Bảo Tín Minh Châu trên phố Trần Nhân Tông. Dạo đó, tôi chưa quen biết ông, mà chỉ vì tò mò, tôi ghé qua tiệm vàng để xem, xem cho biết chứ không có tiền mua vàng. Tôi thấy những nhân viên ở đây đều trẻ, nhiều cô xinh xắn, cởi mở, nhiệt tình và tận tình với khách hàng. Có người bạn tôi bảo: Cậu không mua mà vào hỏi han không khéo bị người ta mắng cho.

Nhưng, tôi qua xem rất nhiều lần mà họ vẫn nhiệt tình niềm nở dù không mua. Rồi có lần, có được một ít tiền, tôi ra tiệm vàng này mua. Tôi vốn mù tịt về vàng, nên cũng lo mua phải vàng giả. Khi nhìn thấy thấy trên miếng vàng mình mua có đóng dấu chất lượng Bảo Tín Minh Châu, cái hóa đơn đi kèm cũng có đóng dấu chất lượng và người bán hàng còn cho biết khi cần bán thì mang ra cửa hàng hàng, ở đây cũng sẽ mua lại, nghĩa là  Bảo Tín Minh Châu bảo đảm hoàn toàn chất lượng vàng của mình bán ra…Tôi thấy yên tâm.

Sau này, khi trò chuyện với ông, tôi bỗng hiểu hơn cái triết lý kinh doanh của ông. Cái triết lý đó không chỉ ở trong suy nghĩ, trong văn bản, mà nó đã thực sự thấm vào mỗi người, vào công việc hàng ngày của từng cán bộ, nhân viên, nó nằm ngay trong sản phẩm mà tập đoàn của ông bán ra. Nó nằm trong niềm tin của khách hàng. 

Và, cũng vì thế mà trong hàng trăm cửa hàng của hàng chục thương hiệu vàng ở thủ đô Hà Nội, vàng của Bảo Tín Minh Châu vẫn được nhiều người ưa chuộng, vẫn là thương hiệu hàng đầu, rất có uy tín nhiều năm nay.

Vào những ngày vàng nhảy múa đảo điên, tôi có gọi điện phỏng vấn ông. Ông nói, thị trường vàng rồi sẽ đi vào ổn định, nhưng không phải ngày một, ngày hai. Khi gặp ông, tôi thật bất ngờ về những kiến giải sâu sắc, những suy nghĩ mà ông ấp ủ không phải chỉ vì quyền lợi riêng của các ông chủ kinh doanh vàng.

 

Ông điểm lại lịch sử của ngành vàng. Từ chỗ con người dùng vàng, một kim loại quý hiếm làm đồ trang sức, rồi là bản vị, là một kênh đầu tư, một nơi “Trú ẩn” an toàn cho những người có tiền trong hoàn cảnh nhiều biến động … Ông cũng bày tỏ một số bất cập trong một số chủ trương về quản lý thị trường vàng hiện nay. 

Ông cho rằng, nhà nước cần quản lý chất lượng vàng chặt chẽ để bảo đảm cho người dân không mua phải vàng giả, vàng kém chất lượng và có quy định về khung giá, giá trần, giá sàn…

Ông cho biết: Quốc tế người ta đã chuẩn hóa vàng, trang sức bằng vàng từ lâu: vàng 14k, 18k, 20k…Chuẩn hóa chất lượng, trọng lượng để có mức giá tương thích. Việt Nam cũng nên học cách quản lý thị trường vàng của các nước tiến tiến trên thế giới. Thị trường vàng cũng như các thị trường khác phải lấy tính minh bạch đặt lên hàng đầu. Có như vậy mới chống lại được bọn đầu cơ, bảo đảm cho quyền lợi chính đáng của khách hàng, của người dân. Cũng là cách tốt nhất bảo đảm chữ tín. Giữ chữ tín hơn giữ vàng.

Tôi bảo ông rằng, chẳng phải trong thị trường vàng, mà trong tất cả mọi thị trường, trong tất cả mọi lĩnh vực, chữ tín phải được bảo đảm hàng đầu. Bởi, một sự bất tín, vạn sự bất tin như ông cha xưa đã từng nói. Mất chữ tín, mất niềm tin là mất tất cả!

Tấm danh thiếp mà ông đưa cho tôi có ghi: Vũ Minh Châu – Tổng giám đốc, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia. Tôi vốn rất ngại những danh hiệu mà thời nay nhiều người mang trên mình như một thứ trang sức! Nhưng, khi trò chuyện với ông, nghe ông kiến giải những vấn đề về văn hóa, về con người, về kỹ nghệ đúc vàng, về những cuốn sách mà ông đã đọc…Nhất là khi xem kỹ tập “Thơ và luận” mà ông tặng tôi, quả thực, tôi đã có một cách nhìn khác về những doanh nhân, những người giàu như ông.

Tôi đã đọc đi đọc lại cuốn “Thơ và luận” của ông. Về phần thơ, tôi không bàn đến, có lẽ vì tôi là một nhà thơ, đã đọc quá nhiều thơ rồi chăng? Tôi thích và tâm đắc với nhiều điều trong phần “Luận” của ông. Tôi biết, trước khi trở thành một doanh nhân giàu có với nhiều cửa hàng kinh doanh vàng bạc nổi tiếng, ông đã từng ở trong quân ngũ, làm anh bộ đội Cụ Hồ 6 năm, rồi làm một viên chức nghèo 12 năm trong những tháng ngày khó khăn của đất nước. Từ chạy xe đạp mua thực phẩm cho công ty đến chạy xe lam, rồi trở thành người đầu tiên thành lập một đội xe lam ở Hà Nội. Cho đến năm 1989, khi công cuộc đổi mới đã cho phép tư nhân mở cửa hàng vàng bạc để kinh doanh, ông theo gia đình kinh doanh vàng. Cửa hàng vàng mang thương hiệu Bảo Tín do mẹ ông, bà Lương thị Điểm mở từ đó.

 

Tấm danh thiếp mà ông đưa cho tôi có ghi: Vũ Minh Châu – Tổng giám đốc, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia. Tôi vốn rất ngại những danh hiệu mà thời nay nhiều người mang trên mình như một thứ trang sức! Nhưng, khi trò chuyện với ông, nghe ông kiến giải những vấn đề về văn hóa, về con người, về kỹ nghệ đúc vàng, về những cuốn sách mà ông đã đọc…Nhất là khi xem kỹ tập “Thơ và luận” mà ông tặng tôi, quả thực, tôi đã có một cách nhìn khác về những doanh nhân, những người giàu như ông.

Tôi đã đọc đi đọc lại cuốn “Thơ và luận” của ông. Về phần thơ, tôi không bàn đến, có lẽ vì tôi là một nhà thơ, đã đọc quá nhiều thơ rồi chăng? Tôi thích và tâm đắc với nhiều điều trong phần “Luận” của ông. Tôi biết, trước khi trở thành một doanh nhân giàu có với nhiều cửa hàng kinh doanh vàng bạc nổi tiếng, ông đã từng ở trong quân ngũ, làm anh bộ đội Cụ Hồ 6 năm, rồi làm một viên chức nghèo 12 năm trong những tháng ngày khó khăn của đất nước. Từ chạy xe đạp mua thực phẩm cho công ty đến chạy xe lam, rồi trở thành người đầu tiên thành lập một đội xe lam ở Hà Nội. Cho đến năm 1989, khi công cuộc đổi mới đã cho phép tư nhân mở cửa hàng vàng bạc để kinh doanh, ông theo gia đình kinh doanh vàng. Cửa hàng vàng mang thương hiệu Bảo Tín do mẹ ông, bà Lương thị Điểm mở từ đó.

Tấm danh thiếp mà ông đưa cho tôi có ghi: Vũ Minh Châu – Tổng giám đốc, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia. Tôi vốn rất ngại những danh hiệu mà thời nay nhiều người mang trên mình như một thứ trang sức! Nhưng, khi trò chuyện với ông, nghe ông kiến giải những vấn đề về văn hóa, về con người, về kỹ nghệ đúc vàng, về những cuốn sách mà ông đã đọc…Nhất là khi xem kỹ tập “Thơ và luận” mà ông tặng tôi, quả thực, tôi đã có một cách nhìn khác về những doanh nhân, những người giàu như ông.

Tôi đã đọc đi đọc lại cuốn “Thơ và luận” của ông. Về phần thơ, tôi không bàn đến, có lẽ vì tôi là một nhà thơ, đã đọc quá nhiều thơ rồi chăng? Tôi thích và tâm đắc với nhiều điều trong phần “Luận” của ông. Tôi biết, trước khi trở thành một doanh nhân giàu có với nhiều cửa hàng kinh doanh vàng bạc nổi tiếng, ông đã từng ở trong quân ngũ, làm anh bộ đội Cụ Hồ 6 năm, rồi làm một viên chức nghèo 12 năm trong những tháng ngày khó khăn của đất nước. Từ chạy xe đạp mua thực phẩm cho công ty đến chạy xe lam, rồi trở thành người đầu tiên thành lập một đội xe lam ở Hà Nội. Cho đến năm 1989, khi công cuộc đổi mới đã cho phép tư nhân mở cửa hàng vàng bạc để kinh doanh, ông theo gia đình kinh doanh vàng. Cửa hàng vàng mang thương hiệu Bảo Tín do mẹ ông, bà Lương thị Điểm mở từ đó.

 

Bây giờ mẹ ông đã ngoài 70 tuổi, vẫn kinh doanh vàng Bảo Tín. Các con của bà cũng theo nghiệp mẹ kinh doanh ngành này. Mỗi người con lấy tên mình đi kèm thương hiệu Bảo Tín, như Bảo Tín Minh Châu là thương hiệu của ông. Ông có bốn người con và các con lớn cũng như vợ ông đều theo nghiệp kinh doanh vàng.

Khi người ta đã ở vào tuổi “Tri thiên mệnh” như ông, nghĩa là đã hiểu được mệnh trời thì cuộc sống là một quá trình chiêm nghiệm. Một quá trình con người có thể rút ra nhiều điều, hiểu ra nhiều điều, suy ngẫm nhiều điều. Tất nhiên là với những người có xuất phát điểm từ cái gốc văn hóa, từ cái nhìn nhân bản. Với một người làm ra tiền như ông, luận đầu tiên là luận về đồng tiền. 

Đã từ lâu, các bậc tiền bối nước ta luận về đồng tiền rất hay.

“Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử; Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”

(Nguyễn bỉnh Khiêm).

 

“Trong tay đã sẵn đồng tiền, dù cho đổi trắng, thay đen khó gì”

(Đại thi hào Nguyễn Du).

“Có tiền việc ấy mà xong nhỉ? Đời trước làm quan cũng thế a”

(Tam nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến).

Còn bây giờ dân gian luận về đồng tiền như sau:

“ Tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già…”.

Thế nhưng ông Vũ minh Châu lại cho rằng “ Tiền không phải là tất cả, trí thức mới là tất cả”(Trích trong LUẬN VÀ THƠ).

Có phải ông là người có nhiều tiền rồi mới nói vậy không ?

Bởi thời nay, có kẻ chẳng tri thức gì cả mà vẫn có rất nhiều tiền. Còn, có những người có tri thức thật sự lại vẫn nghèo! Tôi đồ rằng, ông nói vậy, luận như vậy là ông nói đến cái giá trị chung, của muôn đời, như lời Phật dạy “ Tài sản vô giá của đời người là sức khỏe và trí tuệ”.

Ông luận rằng: “ Kiếm tiền khó hơn tiêu tiền - Nhưng, người biết tiêu tiền ít hơn người biết kiếm tiền”.

“ Tiền ở trong két là tiền của người ta - Tiền tiêu đi mới là tiền của mình” (Trích THƠ VÀ LUẬN).

Chí lý đấy chứ!

Từ đồng tiền, đến sự giàu có, ông có những câu luận như đã chạm được với cái cốt lõi của cuộc đời.

“ Giàu quá hóa nghèo - Người thông minh biết làm giàu tới mức cần thiết”.

“ Người giàu nhất hành tinh cũng không đủ mọi thứ - Ai nghèo nhất thế giới cũng không thiếu tất cả” 

Có những câu luận của ông, tôi cảm thấy không chỉ cho riêng ông:

“ Giàu mà không chia sẻ là có tội”

“ Người giàu đạo đức tài năng

Như một cây sâm đến tuổi càng quý”

“ Người giàu không tính bằng số tiền ở lại 

Mà được tính bằng số tiền tiêu đi có ích” …(Trích THƠ VÀ LUẬN).

Rồi ông luận về cho và nhận;

“Người biết cho, càng cho, càng được

Kẻ vụng nhận, càng nhận, càng mất”.

Ông cũng có những câu luận về lẽ đời, về con người, về cuộc sống hiện tại khá lý thú, mà thiết nghĩ, tôi không muốn bình luận gì thêm:

“  Đi bằng lời nói nhanh hơn đi bằng đôi chân”

“ Học để biết học tiếp”

“ Lẽ phải thuộc về người mang lại quyền lợi cho mình”

“ Người ta có thể đổi tất cả để lấy sức khỏe

Chứ không phải đổi sức khỏe để lấy tất cả’’

“ Hoa đẹp thì đáng yêu

Người đẹp thì nên tránh”…(Trích từ LUẬN và THƠ).

 

Lâu này tôi thiển nghĩ rằng, người giàu có thì càng muốn giàu có hơn, muốn tận hưởng mọi thứ của cuộc sống …Chứ suy tư, triết lý làm gì cho mệt! Hóa ra không hẳn vậy, ít nhất là với những người giàu như ông Vũ minh Châu…

Hôm tôi đến thăm ông tại căn nhà khang trang bên bờ Hồ Tây nơi ông đang ở và làm việc, trong phàng khách, thấy bày biện khá nhiều thứ liên quan đến con đường lập nghiệp của ông. Từ những bức ảnh ông đi làm từ thiện ở nhiều nơi, đến những cúp, cờ, danh hiệu mà ông được nhận trong đó có tấm huân chương lao động hạng ba , có tấm ảnh gia đình ông chụp với đại tướng Võ Nguyên Giáp …

Ông dẫn tôi đi xem cơ sở sản xuất thuốc của ông. Thú thực, tôi đi từ ngạc nhiên này, đến ngạc nhiên khác. Có rất nhiều nguyên liệu thuốc quý, những phòng lạnh bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, giây chuyền pha chế, đóng gói, có cả phòng vô trùng, với những chiếc đèn mang tia cực tím …

Một dây chuyền sản xuất thuốc đông dược hiện đại, có thể sản xuất ra nhiều loại thuốc chữa được các bệnh mà người Việt Nam thường mắc phải…Đó là một sự lạ và bất ngờ đối với tôi. Một ông chủ kinh doanh vàng nổi tiếng, một nười giàu có như ông lại say mê các sách thuốc, say mê pha chế thuốc giống như một bác sỹ đông y!

Tôi đã tận mắt chứng kiến các loại thuốc mang nhãn hiệu BẢO SINH  mà ông đã bào chế, đã sản xuất, đã đóng gói  đã đưa vào sử dụng …Như thuốc chữa u bướu, chữa tiểu đường, chữa huyết áp cao, chữa viêm loét dạdày, chữa gan nhiễm mỡ, gút, loãng xương, suy nhược, gầy yếu …Khi ông hỏi tôi có bị bệnh gì không ? Tôi bảo tôi bị bệnh sỏi thận đã nhiều năm nay. Ông nói, thuốc chưa bệnh sỏi thận thì tôi không bào chế, nên không có. Ông đưa cho tôi mấy gói thuốc chữa tiểu đường, tôi cảm ơn, thực ra lượng đường trong máu của tôi hơi cao, nhưng, nhờ trời, tôi chưa tới mức bị bệnh này. Như vậy, tôi chưa thể tự mình kiểm chứng, nhưng có rất nhiều thư cảm ơn, rất nhiều địa chỉ cụ thể của rất nhiều người đã chữa khỏi bệnh, hay bệnh đã thuyên giảm nhờ uống các loại thuốc mà ông sản xuất. Tôi xin phép nhà văn Lê Lựu trích mấy dòng trong lá thư cảm ơn của nhà văn nổi tiếng “ Thời xa Vắng” gửi ông Vũ minh Châu 

“ Thư cảm ơn  …. Tôi bị bệnh tiểu đường hơn mười năm nay. Đã chữa nhiều nơi và dùng nhiều loại thuốc chủ yếu là bệnh nhân ngoại trú của quân y 108 nhưng bệnh vẫn ở mức đường 10 mmol/l đến 20mmol/l. Từ khi dùng thuốc của ông …Đợt thứ hai từ 16/7/2009 – 03/8/2009 lượng đường xuống còn ở mức 6/9 mmol/l. Đây là lần đầu tiên trong suốt 20 năm qua lượng đường của tôi giảm thấp gần mức bình thường như vậy. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ông và mong rằng vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm quý của ông.

Ký tên Lê Lựu.”

Khi  vào thăm thư viện của ông, tôi mới hay ông có rất nhiều sách quý, nhất là những cuốn sách thuốc của các danh y như Hải thượng Lãn Ông, GS Đỗ tất Lợi, GS-TS Tề Quốc Lực (Trung Quốc) … Cả bài nói chuyện nổi tiếng của tiến sỹ y học  OALLOC người từng đoạt giải Nobel năm 1991 …

 Một người giàu có, một doanh nhân thành đạt về một lĩnh vực rất “sốt” hiện nay vẫn có thời gian, vẫn giành tiền bạc vào một lĩnh vực mà ngày nào TV cũng quảng cáo ầm ầm bao nhiêu loại, thuốc Nam, thuốc Bắc …Vì sao thế ?

Tôi biết, ngoài việc say mê kinh doanh vàng, ông cò say mê chụp ảnh phong cảnh. Ông đã có những bức ảnh đoạt giải hẳn hoi. Ông còn say mê làm thơ và luận . Đã có hẳn một tập sách “ Thơ và Luận” vậy vì sao ông còn say mê bào chế thuốc ?! Khi tôi bảo ông rằng, ông có biết không, vàng đi liền với bạc! Ông bảo, ông biết chứ. Muốn cuộc đời không bạc với mình thì mình phải không bạc với người. Thì ra, triết lý của ông, của một người giàu là phải tìm đến sự cân bằng. Thế giới tồn tại được là nhờ sự cân bằng. Mất cân bằng sinh thái thế giới sẽ gặp đại họa. Một đất nước nếu mất cân bằng về xã hội cũng sẽ là mầm họa. Trong một gia đình, một con người cũng vậy mất cân bằng sẽ dẫn đến đổ vỡ, dẫn đến bệnh tật.

Cuộc đời con người, Lão Tử đã nói từ xa xưa, là: Được luôn đi liền với mất. Phúc đi liền với họa. Trong họa có phúc, trong phúc có họa. Không ai được tất cả mà không mất gì. Cũng không ai chỉ có mất mà không được. Nhưng, con người cũng góp vào quá trình được mất, phúc họa đó bằng việc tìm sự cân bằng. Bằng cái tâm và cái thiện. Như người giàu phải luôn giúp người nghèo, luôn làm việc thiện. Phải biết chia sẻ, biết tìm cách cứu người. Bớt đi một miếng ăn không đáng ăn cho người không có cái ăn là đã tạo phúc cho chính mình. Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp, như đức Phật đã dạy …

Ông đọc sách thuốc, say mê bào chế thuốc, theo ông nói trước hết để cho mình, cho gia đình, cho bạn bè,cho những người thân quen của ông. Trước hết là để cứu người, giúp người khỏi bệnh. Tôi hiểu rằng cái thương hiệu BẢO SINH chính là muốn bảo vệ sinh mạng của con người – thứ đáng quý nhất, mà cách tốt nhất bảo vệ con người là giúp con người có sự cân bằng, thoát khỏi bệnh tật… Làm thuốc chính là để cứu người, chính là để tạo phúc cho mình, và cho người… Là tìm đến chữ tâm, chữ phúc, là một cách hóa giải trong cuộc đời này, là tìm đến sự yên lành cho chính mình và gia đình mình, nhất là với những người giàu có!

Cái triết lý của ông như là một lẽ tự nhiên của cuộc đời, nó thấm nhuần tính nhân bản của nhà Phật, của cái cốt lõi nhất trong tư tưởng nhân văn ngàn đời nay của người Việt.

Khi tôi hỏi ông có ý định sản xuất thành hàng hóa để bán rộng rãi không, ông chỉ cười. Nhưng vợ ông, Lan Anh thì nói “ Chúng em đã được cấp phép sản xuất và bán ra thị trường …”.

Cũng phải, muốn có tiền để phát triển các loại thuốc có hiệu quả thì phải là một nghành kinh doanh, kinh doanh lành mạnh cũng là một các làm phúc chân chính trong sự nhốn nháo của cuộc đời hiện nay.

Theo Ngaynay.vn

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang