Độc tố nào thường có trong sữa?

author 08:39 11/06/2013

Sữa nhiễm các loại hóa chất độc hại như thủy ngân, kiềm hay melamine... khi sử dụng sẽ gây ra nhiều căn bệnh cũng như bến chứng nguy hiểm đối với cơ thể.

Sữa là thực phẩm thiết yếu, đặc biệt cho trẻ em trong giai đoạn phát triển. Vì vậy, khi sữa nhiễm hóa chất độc hại, thông qua đường uống, cơ thể bị hấp thu những chất độc này trực tiếp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ trong tương lai, thậm chí, trong những thế hệ tiếp theo. Dưới đây là những loại hóa chất độc bị phát hiện trong các loại sữa trên thế giới thời gian qua:


Sữa bột trẻ em nhiễm chất độc
 
Mới đây giới chức Ấn Độ đã thu hồi giấy phép kinh doanh của nhà máy Johnson sau khi phát hiện hóa chất trái phép trong sữa bột trẻ em. Theo đó, cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) của bang Maharashtra (Ấn Độ) đã phát hiện nhà máy của Johnson & Johnson ở Mulund đã sử dụng ethylene oxide (một chất dùng để sản xuất nhiều hóa chất công nghiệp khác hoặc dùng khử trùng thiết bị y tế) để tiệt trùng sữa bột cho trẻ em. Thậm chí, nhà máy còn không tiến hành công đoạn kiểm tra bắt buộc để chắc chắn loại bỏ hoàn toàn dấu vết hóa chất độc hại này trong sữa bột.
 
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, chất ethylene oxide xâm nhập vào cơ thể, có thể gây tổn thương đến phổi, gây triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và thậm chí còn gây bệnh ung thư. Tuy nhiên, phía J&J chỉ thừa nhận là họ đã sai phạm vì không đăng ký với cơ quan FDA và phủ nhận việc dùng hóa chất có hại cho sức khỏe có trong sữa.
 

 Sữa nhiễm hóa chất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.

 
Sữa có chứa hóa chất độc hại gây sỏi thận
 
Đó là trường hợp của nhãn sữa bột trẻ em Sanlu (Tam Lộc), đã bị cơ quan chức năng tỉnh Hà Bắc - Trung Quốc phát hiện và nghi có chứa hóa chất độc hại gây sỏi thận. Theo cơ quan thanh tra, 2 trong số 12 mẫu sữa chọn ngẫu nhiên của công ty trên có phản ứng dương tính với chất melamine rất độc hại cho cơ thể, thường dùng trong sản xuất chất dẻo và keo dán.
 
Liên quan đến vụ việc này, Bộ trưởng Y tế Trung Quốc cho biết qua điều tra phát hiện do ham lợi nhuận, bộ phận thu gom sữa nguyên liệu đã đổ thêm nước lã vào sữa, sau đó cho chất phụ gia độc hại nói trên để "làm giả" hàm lượng đạm theo tiêu chuẩn yêu cầu. Đồng thời Bộ này cũng kêu gọi áp dụng một hệ thống mới về kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại Trung Quốc.
 
Trong khi đó, số trẻ em bị sỏi thận do dùng sữa bột nhiễm độc nói trên không ngừng tăng lên. Theo thống kê sơ bộ, đến sáng 15-9, khoảng 580 em nhỏ đã phải nhập viện do các triệu chứng sỏi thận, riêng tỉnh Cam Túc có hơn 220 em.
 
Sự việc này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường sữa bột trong nước của Trung Quốc mà còn tác động rất lớn đên thị trường sữa của các nước mà hãng sữa Sanlu hợp tác và phân phối.
 
Phát hiện thủy ngân trong sữa
 
Gần đây, Tổng cục Thanh tra - Giám sát chất lượng và Kiểm dịch (AQSIQ) - cơ quan theo dõi chất lượng sản phẩm của Trung Quốc đã  phát hiện mức độ thủy ngân bất thường trong một số mặt hàng sữa bột. Theo Trung tâm Kiểm soát - Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ, mức độ thủy ngân cao có thể làm tổn hại não và thận. Ngay sau đó, nhà sản xuất sữa lớn nhất Trung Quốc, Tập đoàn Công nghiệp Y Lợi Nội Mông, đã thu hồi loại sữa bột trẻ em có chứa thủy ngân cao bất thường.
 
Các chuyên gia về sữa cho biết những kim loại nặng có trong bộ dụng cụ dùng kiểm nghiệm được thực hiện trên nguyên liệu thô và sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, các nguồn nhiễm độc có thể từ tình trạng ô nhiễm tại các nhà máy chạy bằng than đá đã xâm nhập cơ thể đàn bò, cũng như từ các chất phụ gia và việc đóng gói bị nhiễm trùng.
 
Trước đó (12-2012), Công ty TNHH Sữa Mãnh Ngưu cũng đã tiêu hủy các sản phẩm của mình sau khi phát hiện chúng chứa aflatoxin, chất có thể gây tổn hại gan nghiêm trọng. Đồng thời, Mãnh Ngưu cho biết đến năm 2015, công ty sẽ chi 3,5 tỉ nhân dân tệ để từng bước ngưng hợp đồng với các nhà cung ứng nhỏ lẻ, đồng thời tiến hành giao kết việc cung cấp sữa tươi với các nông trại quy mô lớn nhằm giảm thiểu tình trạng nhiễm độc.
 
Sữa nhiễm kiềm độc hại
 
Theo thông tin từ Sở Giám sát Chất lượng và Kỹ thuật Thượng Hải, vụ việc xảy ra vào ngày 25/6/2012. Trong quá trình bảo dưỡng thiết bị định kỳ, một van tự động ở một nhà máy của Bright đã không đóng nắp đúng lúc khiến lượng nước kiềm còn lại trong đường ống tràn lẫn vào với sữa tươi Ubest trên dây chuyền sản xuất.
 

Trộn khoai lang tím với sữa tươi Ubest đựng trong hai bình sản xuất vào những ngày khác nhau thì một có màu tím, còn một có màu xanh.
 
Sở Giám sát Chất lượng và Kỹ thuật Thượng Hải đã yêu cầu Bright phải cung cấp báo cáo rõ ràng về rủi ro này, gồm cả kết quả thu hồi, phản ảnh của khách hàng và nguy cơ an toàn thực phẩm. Trong khi đó, Sở này cũng đã lấy một số mẫu sữa Ubest để xét nghiệm, đồng thời khuyến cáo người dân không uống sữa tươi Ubest đựng trong bình 950 ml sản xuất.
 
Trong thời gian gần đây, ngành công nghiệp sữa Trung Quốc đang phải nỗ lực khôi phục lại niềm tin của khách hàng sau hàng loạt vụ bê bối xảy ra liên quan đến chất lượng sữa. Tồi tệ nhất là vụ việc năm 2008 khi sữa bị nhiễm hóa chất melamine, làm ít nhất 6 trẻ em tử vong và gần 300.000 người khác đổ bệnh.
 
Theo KT
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang