Đổi mới công nghệ giúp nâng cao năng suất ở ngành công nghiệp xi măng

author 10:53 09/03/2015

(VietQ.vn) - Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) khẳng định, trong quy hoạch đã có lộ trình từng bước xóa bỏ công nghệ lạc hậu, đầu tư mở rộng các dự án có điều kiện về công nghệ, tài chính với công suất lớn, từng bước nâng cao năng suất chất lượng xi măng.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Tập trung đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng là một trong những định hướng đầu tư của ngành xi măng theo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2020-2030. Để từng bước đổi mới công nghệ, khẳng định vị trí top đầu thị trường xi măng phía Nam, Tổng công ty Xi măng FiCO đã tập trung xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, xây dựng phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn (TCVN 17025:2005) Vilas 270 và sản phẩm xi măng FiCO PCB 40 đạt tiêu chuẩn TCVN 6260:2009, đảm bảo chất lượng ổn định, giá thành cạnh tranh.

Ông Nguyễn Quang Trung – Tổng giám đốc Tổng công ty FiCO cho biết: “Trong thời gian tới (2016-2020), bên cạnh công tác sản xuất và tiêu thụ, FICO sẽ triển khai dự án đầu tư dây chuyền 2 có công suất thiết kế 1,24 triệu tấn clinker, dây chuyền nghiền xi măng công suất 1,6 triệu tấn xi măng, tổng vốn đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào giữa năm 2018”.

Bên cạnh đó, Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch (Vicem Hoàng Thạch) cũng là một điển hình trong việc tập trung đổi mới công nghệ khi nghiên cứu, áp dụng thành công kỹ thuật giảm tiêu hao năng lượng nghiền liệu, nhờ đó lò 3 của nhà máy chạy ổn định và vượt công suất thiết kế với 336 ngày, đạt kỷ lục thế giới (thông thường theo tiêu chuẩn thiết kế mỗi lò chạy hết công suất khoảng từ 250-325 ngày); chi phí cho tiêu thụ sản phẩm chỉ có 70.000 đồng/tấn xi măng, trong khi đơn vị khác là 150.000-200.000 đồng/tấn.

Đổi mới công nghệ là con đường giúp ngành xi măng nâng cao năng suất chất lượng

Đổi mới công nghệ là con đường giúp ngành xi măng nâng cao năng suất chất lượng

Trong tương lai, để tiêu tăng cường ứng dụng công nghệ mới, thiết bị hiện đại cho giai đoạn mớii, toàn ngành sẽ đầu tư nâng năng suất. Để đáp ứng nhu cầu trên 50 triệu tấn xi măng (năm 2010), 80 triệu tấn xi măng (2015), và trên 100 triệu tấn (2020), theo như dự báo sẽ cần phải đầu tư thêm một số nhà máy để có thêm trên 40 triệu tấn công suất (vì các nhà máy đang được xây dựng sẽ đi vào sản xuất vào năm 2010 - 2011 sẽ đưa tổng công suất toàn ngành lên 60 triệu tấn xi măng).

Các dự án này cần phải được xem xét kỹ càng, lựa chọn hợp lý về quy mô công suất lò nung clinker 4000T, 5000T, 6000T đến 10 - 12000T clinker /ngày với công nghệ tiên tiến kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Không đầu tư các nhà máy xi măng nhỏ, công nghệ lạc hậu, vì những nhà máy này thường tiêu hao năng lượng, vật tư lớn, gây ô nhiễm.

Để phát triển bền vững ngành Xi măng Việt Nam, bắt kịp trình độ khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, năng suất lao động cao, đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới đòi hỏi phải nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật lành nghề, đội ngũ kỹ sữ, tư vấn, thiết kế, nghiên cứu ứng dụng. Đây là vấn đề rất bức xúc đặt ra cho các cơ quan quản lý công tác đào tạo và các chủ đầu tư.

Nếu không có chương trình đào tạo hữu hiệu, triển khai khẩn trương thì rất khó giải quyết được thực trạng ngành Xi măng Việt Nam thiếu nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Cần mở rộng và nâng cao hơn nữa hợp tác Quốc tế, kết hợp với các công ty, tổ chức nước ngoài tổ chức các khóa đào tạo chuyên ngành xi măng.

Thái Hà (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang