Đồng bằng sông Cửu Long: Lấy vụ sau bù thất bát vụ trước

author 20:08 23/06/2016

(VietQ.vn) - Vụ thu đông năm nay, theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNN, sẽ phải thắng lợi để bù đắp thất bát của vụ hè thu vừa qua.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

d

Suốt vụ hè thu, toàn vùng Nam Bộ xuống giống 1,7 triệu ha, nhưng do thời tiết khiến cho sản lượng giảm, chi phí sản xuất cao, giá cả lại bấp bênh.

Vụ thu đông năm nay, theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNN, sẽ phải thắng lợi để bù đắp thất bát của vụ hè thu vừa qua.

Đấy chính là nội dung được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) Lê Quốc Doanh khẳng định tại cuộc họp sơ kết sản xuất vụ hè thu, triển khai kế hoạch sản xuất vụ thu đông và mùa 2016 tại Đông Nam bộ và và ĐBSCL diễn ra vào ngày 22/6 tại An Giang.

Cục Trồng trọt dự kiến toàn vùng ĐBSCL sẽ gieo sạ 867.300 ha, tăng 24.160 ha, với năng suất ước đạt 5,57 tấn/ha, sản lượng 4.828.464 tấn, tăng 220.303 tấn so thu đông 2015.

Theo Cục Trồng trọt, lịch thời vụ xuống giống sẽ bắt đầu vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8.2016, và chấm dứt xuống giống thu đông chậm nhất đến ngày 30/8.

Theo cơ quan này, khu vực ĐBSCL sẽ đưa cơ cấu giống lúa chất lượng cao vào canh tác, chọn giống cứng cây, giảm lượng phân bón, sử dụng thuốc BVTV an toàn để đảm bảo xuất khẩu…

Theo thống kê của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), từ đầu năm đến 31.5.2016, lượng gạo xuất khẩu đạt trên 2,282 triệu tấn, giá xuất khẩu theo FOB bình quân 427,17 USD/tấn.

So với cùng kỳ năm 2015, số lượng tăng 9,71%, trị giá FOB tăng 11,29% và giá FOB tăng 6,06USD/tấn.

Tuy nhiên, hợp đồng đã ký là 3,536 triệu tấn, giảm 0,2% so cùng kỳ năm 2015 còn hợp đồng chưa giao là: 1,254 triệu tấn, trong khi tồn kho doanh nghiệp là 1,151 triệu tấn.

VFA dự kiến 6 tháng cuối năm 2016 sẽ xuất khẩu  khoảng 2,970 triệu tấn.

Điều đó có nghĩa là lượng gạo xuất khẩu năm 2016 sẽ tương đương năm 2015 khi mà 6 tháng đầu năm nay ngành gạo đang cố gắng xuất khẩu trên 2,732 triệu tấn gạo.

Theo tính toán của Bộ Tài Chính, giá thành sản xuất lúa hè thu 2016 bình quân toàn vùng ĐBSCL khoảng 3.840 đồng/kg.

Tuy nhiên, thực tế thì giá thành ở Trà Vinh  đã lên đến 4.488 đồng/kg trong khi ở  Đồng Tháp là 4.422 đồng/kg còn An Giang cũng 4.405 đồng/kg…

Giá lúa do thương lái mua tại Tiền Giang (lúa tươi) loại thường chỉ còn 4.200- 4.300 đồng/kg, còn lúa chất lượng cao còn dưới 5.000 đồng/kg.

Tại một số xã vùng sâu của huyện Tân Phước, giá lúa chỉ còn còn 4.100 đồng/kg.

Nhiều nông dân Cai Lậy cho biết các doanh nghiệp ký hợp đồng bằng văn bản với nông dân giá trên 4.600 đồng/kg, nay đã  hạ giá xuống 300 đồng/kg, nông dân nếu không bán thì coi như tự ý bẻ kèo.

Vụ lúa hè thu năm nay toàn vùng Nam Bộ xuống giống 1,7 triệu ha ( 97% kế hoạch), trong đó vùng ĐBSCL gieo sạ hơn 1,6 triệu ha, giảm 42.382, năng suất đạt 5,6 tấn/ha. Sản lượng lúa giảm và giá tiếp tục bấp bênh.

Trong đợt hạn hán vừa qua, Bộ NN-PTNT đã đề nghị tạm ứng hỗ trợ khẩn cấp mỗi địa phương công bố thiên tai khoảng 50 tỷ đồng (tổng cộng 650 tỉ đồng) gọi là kinh phí phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn: đắp đập tạm, cấp nước sinh hoạt cho các địa phương trong khu vực

Bộ này cũng đã đề nghị Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân 2015-2016 với tổng kinh phí trên 623 tỷ đồng, ưu tiên bố trí 1.060 tỷ đồng (giai đoạn 2016-2020) để đầu tư một số hạng mục công trình, công trình để phát huy hiệu quả đầu tư, đưa vào sử dụng phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn...

Đặc biệt, ưu tiên bố trí nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ cho các dự án quan trọng có tác động liên vùng, qua Bộ NNPTNT, giai đoạn 2016-2020 số kinh phí “khủng" lên đến 8.000 tỷ đồng.

H. Yến

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang