Đồng hồ Việt sẽ ra sao trong cuộc đua giành thị phần trị giá 748 tỷ USD?

author 15:16 28/03/2019

(VietQ.vn) - Thị trường đồng hồ trị giá 748 tỷ USD rất “béo bở” với sự cạnh tranh ác liệt của PNJ, DOJI và mới đây là Thế giới Di động. Vậy số phận những thương hiệu đồng hồ Việt sẽ ra sao?

Sự kiện: Kinh doanh

Thị trường đồng hồ tại Việt Nam lớn nhưng còn “bát nháo”

Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, thị trường đồng hồ ở VIệt Nam có giá trị ước tính khoảng 17.000 tỷ đồng, độ phân mảnh cao và còn rất “bát nháo” về nguồn gốc sản phẩm. Trong khi đó, thị trường đồng hồ Việt Nam chỉ có một số ít cửa hàng bán lẻ và trung tâm bảo hành được ủy quyền từ các hãng đồng hồ.

Thị trường đồng hồ tại Việt Nam lớn nhưng còn “bát nháo”. Ảnh minh họa 

Nhu cầu lớn với nguồn cung hạn chế dẫn đến các sản phẩm giả xuất hiện tràn lan trên thị trường, đây là vấn đề tồn tại lâu dài trong ngành đồng hồ. Rất khó để người tiêu dùng thông thường có thể kiểm tra tính chính hãng của mặt hàng này và người mua đồng hồ ở Việt Nam thường chỉ đặt niềm tin vào uy tín cửa hàng.

Khảo sát tại các cửa hàng tư nhân trong nước, các website nước ngoài ở Việt Nam thì 60 -70% sản phẩm bày bán là đồng hồ nam, khoảng 60% sản phẩm có giá trên 10 triệu đồng. Thực tế, các cửa hàng bán đồng hồ chủ yếu là nhỏ lẻ, trung tâm bảo hành được ủy quyền từ hãng lớn. Trong khi đó, sản phẩm giả, nhái thì xuất hiện tràn lan, dẫn tới mất niềm tin.

Đồng hồ thương hiệu Việt có “sống sót” giữa ma trận đồng hồ giả, thật lẫn lộn?

Khi thị trường đồng hồ thật giả khó đoán thì một vài thương hiệu đồng hồ Việt bắt đầu xuất hiện, trong đó phải kể đến Curnon Watch và Viwat. Họ dần chứng minh mẫu mã, chất lượng cùng dịch vụ của mình. Curnon Watch ra đời năm 2016 với vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Năm 2018, Curnon Watch là thương hiệu gây được tiếng vang khi kêu gọi thành công 5 tỷ đồng từ chương trình Shark Tank.

Năm 2017, doanh thu năm Curnon Watch là 4,2 tỷ; lãi ròng khoảng 20%. Doanh thu đến từ thương mại điện tử chiếm 70% và 30% đến từ các cửa hàng. Giá trị trung bình mỗi đơn hàng là 2,1 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận/khách hàng gấp 6 lần chi phí bỏ ra để có một người mua. Doanh thu mục tiêu năm tới là 15 tỷ.

 Đồng hồ Việt thương hiệu Curnon Watch. Ảnh Internet

Người sáng lập Curnon Watch - ông Nguyễn Quang Thái cho hay, họ sẽ chứng minh việc “người Việt ưa hàng Việt” và đã có 3 cửa hàng tại trung tâm TP.Hà Nội và TP.HCM. 

Ra đời sau Curnon Watch một năm (2017), Viwat định hướng sử dụng chính những nét đẹp mang đậm bản sắc Việt làm chất liệu để thiết kế. Sau khi thành công ở sản phẩm đầu tiên ra mắt 9/2017, công ty đã có mẫu đồng hồ Viwat II mới, sử dụng biểu tượng quen thuộc của tháp Rùa hồ Hoàn Kiếm mang phong cách nghệ thuật, thời trang đơn giản nhưng phóng khoáng.

Cả hai thương hiệu đồng hồ Việt đều mong muốn tạo ra sản phẩm chính hãng chất lượng cao, có đầy đủ tính năng tiêu chuẩn và giảm chi phí cho người dùng. Như vậy, thương hiệu đồng hồ thuần Việt Curnon hay Viwat vẫn hoàn toàn có chỗ đứng trong thị trường. Trong tương lai gần, những startup về đồng hồ Việt sẽ phát triển nếu nắm bắt cơ hội?

Thảo Nguyên

Sau PNJ, DOJI, TGDĐ ‘lấn sân’ vào phân khúc đồng hồ: Miếng bánh ngọt nhưng ‘khó nuốt’(VietQ.vn) - Thị phần bán lẻ đồng hồ tuy rất béo bở nhưng "không hề dễ ăn" và là bài toán không dễ với Thế giới di động (TGDĐ), CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá qúy DOJI.
 
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang