Đốt bào thai lẫn với rác thải: Bộ y tế Anh bất bình

author 06:33 26/03/2014

(VietQ.vn) - Giám đốc Sở Y Tế Quốc Dân (NHS) tại Anh lên tiếng cho rằng, bệnh viện nên hỏa thiêu hoặc mai táng các bào thai bị phá bỏ hơn là thiêu hủy những đứa trẻ xấu số.

Giáo sư Sir Bruce Keogh đã lên tiếng sau khi một số bệnh viện xuất hiện hiện tượng đốt bào thai như chất thải lâm sàng. Chương Trình Channel 4 Dispatches cho biết, Sở Y Tế Quốc Dân chắc chắn nhiều thai nhi đã bị đốt cùng rác thải.

Bộ trưởng Bộ Y Tế Anh, tiến sĩ Dan Poulter cho rằng hành động trên là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.“Đó là lí do vì sao tôi yêu cầu giáo sư Sir Bruce Keogh, giám đốc Sở Y Tế Quốc Dân, ra quyết định chấm dứt tình trạng này ở tất cả các bệnh viện trực thuộc”. “Giám đốc y tế cũng viết thư cho Cơ Quan Mô Người yêu cầu họ cần đảm bảo có hướng chỉ đạo rõ ràng cho vấn đề này.”

“Trong khi phần lớn các bệnh viện đang xử lý bằng nhiều cách sai lầm, thì tất cả các bệnh viện trực thuộc và Cơ Quan Mô Người cần phải ngăn chặn biện pháp phi nhân đạo này".

Cơ Quan Mô Người có một mã số thực nghiệm dành riêng cho việc xử lí mô cơ người, gồm cả bào thai. Các bệnh viện có thể làm theo phương pháp này.

Phụ nữ từng phá thai hoặc sẩy thai cần được thông báo về những lựa chọn có sẵn cho thai nhi như: chôn, hỏa táng hoặc đốt. Việc đốt bào thai là một vấn đề hết sức “nhạy cảm”, vì vậy không nên đốt cùng rác thải. Trong thư, giáo sư Keogh xác quyết, đốt hài nhi là một việc làm không nên. “Mặc dù việc đốt thai nhi không hề phạm luật, nhưng trên thực tế hành động này có lẽ không phù hợp. Tôi cho rằng, trên thực tế việc đốt hài nhi không hợp lí. Trong trường hợp nhạy cảm này, các biện pháp khác sẽ mang tính nhân văn hơn”.

Chương trình Dispatches khẳng định, một số sản phụ không biết bào thai họ bỏ bị đốt lẫn rác thải.

Giáo sư Sir Mike Richards, chánh thanh tra bệnh viện thuộc Uỷ Ban Chăm Sóc Chất Lượng cho biết: “Tôi thấy thất vọng vì đốt bào thai không hề được thông báo hay tham khảo ý kiến của sản phụ và gia đình họ. Điều này đã vi phạm nguyên tắc và còn liên quan đến cá nhân người sử dụng dịch vụ, tôi mong muốn họ sẽ chia sẻ các bằng chứng thông qua chương trình Dispatches.” “Chúng tôi sẽ nghiên cứu kĩ lưỡng mối quan ngại này và có thể thanh tra đột xuất nếu cần thiết”.

Tổ chức từ thiện về bào thai chết lưu và trẻ sơ sinh tử vong Sands cho biết, việc đốt thai nhi trước 24 tuần tuổi là không thể chấp nhận được, cần phải được thay bằng phương pháp hỏa táng.

Một phát ngôn viên lưu ý: “nghiên cứu cho thấy, khi em bé bị chết trong giai đoạn mang thai, thì dù thế nào chúng ta cũng không thể hiểu hết được nỗi đau cả về thể xác lần tinh thần mà các bậc cha mẹ phải chịu đựng.” “Bào thai không phải là thuật ngữ cha mẹ muốn dùng hoặc nên dùng với họ, bởi từ khi mang thai họ luôn mang chờ một em bé chào đời.”

“Thai nhi chết ở bất kì giai đoạn nào của thai kì cũng là nỗi mất mát vô cùng lớn cho những người thân và còn ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của họ. Dịch vụ chăm sóc sản phụ không thể giảm bớt nỗi đau của họ, nhưng dịch vụ kém sẽ làm cho vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn.” Năm 2011, tại Anh và xứ Wales có 189.931 trường hợp phá thai.

Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, tỉ lệ nạo phá thai cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và được xếp thứ 5 trên thế giới. Điều đáng buồn nhất là tỉ lệ nạo phá thai lại rơi chủ yếu vào lứa tuổi vị thành niên và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Đặc biệt, nhiều bãi rác còn trở thành nghĩa địa của các thai nhi như: Nam Sơn (Sóc Sơn- Hà Nội), Đá mài (xã Tân Cương, tp Thái Nguyên),…

Linh Nguyễn

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang