Đưa “tháp ngà” phục vụ dân sinh

author 05:49 16/08/2013

(VietQ.vn) – "Trình diễn kết nối cung – cầu công nghệ 2013" đã đưa KHCN thành các sản phẩm cụ thể, phục vụ cuộc sống.

Nhằm thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp và các tổ chức ở địa phương, đưa nhanh kết quả nghiên cứu KHCN vào thương mại hóa, là “sàn giao dịch” để các tổ chức gặp gỡ - hợp tác…Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KHCN đã tổ chức Trình diễn, kết nối cung – cầu công nghệ phục vụ Đồng bằng sông Hồng năm 2013.

Theo ghi nhận của PV Chất lượng Việt Nam, bên lề sự kiện, nhiều lãnh đạo ngành KHCN các địa phương có dịp được bày tỏ những khó khăn của người dân về những công nghệ canh tác, sinh hoạt còn lạc hậu…để mong các nhà khoa học giúp.

PGS.TS Nguyễn Hoài Châu, Viện trưởng viện CN môi trường (trái) đang giới thiệu với Bộ trưởng Nguyễn Quân về các máy lọc không khí của Việnị làm.
PGS.TS Nguyễn Hoài Châu, Viện trưởng viện CN môi trường (bên phải) đang giới thiệu với Bộ trưởng Nguyễn Quân về các máy lọc không khí của Viện làm.

Ví dụ, các đại biểu phía Nam mong có những máy lọc nước giả rẻ, khử được nước lợ nhưng phải dễ dàng với người dùng. Còn các đại biểu miền Trung được dịp trao đổi kinh nghiệm lập hệ thống thủy lợi với TS Nguyễn Văn Vọng (Úc), để tiết kiệm nước, tăng hiệu quả sản xuất…

Dù thời tiết ở Thái Bình sáng 15/8 khá oi bức, Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân vẫn đi đến từng gian hàng triển lãm, hỏi thăm và tìm hiểu về các công nghệ mới. Bộ trưởng nhắc nhở các nhà khoa học, tuy làm ra được nhiều phát minh, nhưng phải tính đến hiệu quả kinh tế. Vì nhiều sản phẩm, như máy lọc nước, tuy đảm bảo chất lượng, nhưng khó đến được với nông dân nghèo, vì giá thành còn cao…

Bộ trưởng Nguyễn Quân nghe trình bày về các sản phẩm phục vụ
nông nghiệp
Bộ trưởng kiểm tra một sản phẩm phân bón hiện đại.
Bộ trưởng kiểm tra một sản phẩm phân bón hiện đại.

Bộ trưởng cho biết, sẽ tiến tới thành lập 2 sàn công nghệ lớn ở Hà Nội và TPHCM, để các bên cung và cầu công nghệ gặp nhau, chia sẻ, phát triển và cùng hợp tác, biến các ý tưởng thành sản phẩm cụ thể.

Trong sự kiện này, 16 hợp đồng chuyển giao công nghệ với tổng giá trị hơn 147 tỷ đồng được ký kết. Trong đó, một số hợp đồng chuyển giao công nghệ có giá trị lớn như công nghệ sản xuất gạch không nung từ xỉ thải của các nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh của Công ty TNHH ITV tư vấn và chuyển giao công nghệ Bách Khoa - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (80 tỷ đồng); công nghệ tưới phun và tưới tiết kiệm nước áp dụng trong nông thôn mới của Viện Tài nguyên nước và môi trường Đông Nam Á (10 tỷ đồng); công nghệ xử lý phân gia súc thành thức ăn chăn nuôi và phân bón của Tập đoàn BBB Nhật Bản chuyển giao cho Công ty cổ phần Thuấn Hoa Thái Bình (6 tỷ đồng)...

Hoàng Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang