Đưa tiêu chuẩn hóa trở thành môn học trong các trường Đại học

author 14:38 12/02/2020

(VietQ.vn) - Tiêu chuẩn hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế trên phạm vi toàn cầu và là một trong những hạ tầng cơ sở không thể thiếu của các nền kinh tế để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tiêu chuẩn hóa cũng là công cụ cần thiết cho phát triển thương mại và đầu tư trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.

Để có được sự phát triển và đóng góp quan trọng của tiêu chuẩn hóa cho sự phát triển của xã hội loài người, hoạt động giáo dục, đào tạo trong lĩnh vực Tiêu chuẩn hóa ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây ngày càng đóng vai trò và mang ý nghĩa to lớn góp phần quan trọng cho việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và hiện trạng giáo dục Tiêu chuẩn hóa của nước ta, cần thiết phải đưa môn học Tiêu chuẩn hóa càng sớm càng tốt vào giảng dạy trong các trường đại học tại Việt Nam.

Ở Việt Nam các khóa đào tạo trong lĩnh vực Tiêu chuẩn hóa chủ yếu do các đơn vị thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng triển khai từ sớm cho các đối tượng đã có kiến thức trong lĩnh vực Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn chứ không phải là các sinh viên chưa có kiến thức trong lĩnh vực này.

Gần đây trong khuôn khổ Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã phối hợp với các trường đại học khu vực phía Bắc để triển khai hai nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia.

Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là “Nghiên cứu và triển khai xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy về Tiêu chuẩn hóa trong trường đại học tại Việt Nam” trong việc phối hợp nghiên cứu xây dựng chương trình, giáo trình môn học Tiêu chuẩn hóa và triển khai giảng dạy thí điểm tại 03 trường đại học (Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông và Học viện Ngân hàng) với hơn 400 sinh viên.

Hai là, “Triển khai giảng dạy kiến thức Tiêu chuẩn hóa trong các Trường Đại học khối Kỹ thuật và khối Kinh tế, Quản trị kinh doanh” trong việc phối hợp nghiên cứu hoàn thiện chương trình, giáo trình môn học Tiêu chuẩn hóa và triển khai giảng dạy tại 11 trường đại học (Trường Đại học Thái Bình; Trường Đại học Hải Dương; Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên); Trường Đại học Sao Đỏ; Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh; Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (Đại học Thái Nguyên); Trường Đại học Hải Phòng; Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định; Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh; Trường Đại học Xây dựng Hà Nội; Trường Đại học CN GTVT) với khoảng 1.200 sinh viên.

Với nội dung môn học là các kiến thức cơ sở nền tảng mang tính học thuật, tiếp theo đề cập đến các hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn/ quy chuẩn kỹ thuật đang diễn ra tại Việt Nam. Nội dung và thứ tự của các chương được sắp xếp logic, thứ tự và bổ sung cho nhau, từ xây dựng, côngbố/ban hành và áp dụng đến đánh giá sự phù hợp,… đáp ứng các yêu cầu cung cấp kiếnthức, kỹ năng nền tảng cơ bản nhất và được dùng chung cho cả sinh viên khối Kỹ thuật cũng như khối Kinh tế, quản trị kinh doanh.

Sự khác biệt thể hiện ở nội dung thực hành, trao đổi thảo luận qua nội dung và thời lượng của các bài tập tình huống cho mỗi khối ngành cũng như phân bổ thời lượng giảng lý thuyết của một số chương liên quan. Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức, nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản nhất làm nền tảng về tiêu chuẩn hóa hướng tới cách mạng công nghiệp 4.0, nội dung Tiêu chuẩn hóa và sản xuất thông minh; Tiêu chuẩn hóa công nghệ thông tin và truyền thông;… cũng đã được truyền đạt đến các bạn sinh viên.

 Sinh viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tham gia khoá học.

Mặc dù việc giảng dạy môn học Tiêu chuẩn hóa lần đầu được triển khai tại 14 trường đại học khu vực phía Bắc nhưng đã được các trường đại học đánh giá cao; các bạn sinh viên tham gia đông đủ và tích cực tham gia các hoạt động học.

Đánh giá về 02 khóa đào tạo môn học Tiêu chuẩn hóa tại Trường Đại học Xây dựng cho 120 sinh viên ngành Cầu đường, Hệ thống kỹ thuật trong công trình, Cấp Thoát nước, Công nghệ KTVLXD; ngành Kinh tế và quản lí đô thị, Kinh tế và quản lý BDS, Kinh tế và quản lý xây dựng,...

PGS. TS. Nguyễn Hoàng Giang – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng cho rằng: “Môn học Tiêu chuẩn hóa được giảng dạy trong các trường đại học là xu thế và đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho tổ chức và doanh nghiêp̣, mà còn cho cả xã hội. Môn học không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn hóa, tiêu chuẩn và hợp chuẩn mà còn giúp hình thành nên ý thức hệ cho những người học và sự lan tỏa của kiến thức và ý thức hệ sẽ giúp xã hội phát triển một cách bền vững và hội nhập. Sự lan tỏa trước tiên đó chính là đông đảo sinh viên trong hệ thống các trường đại học và các đồng nghiệp của họ trong tương lai khi ra trường hội nhập vào thị trường lao động mang tính toàn cầu hóa hiện nay,…”.

Trong khoảng 03 năm, triển khai nhiệm vụ xây dựng chương trình, giáo trình và giảng dạy kiến thức Tiêu chuẩn hóa cho 1.600 sinh viên khối Kỹ thuật và khối Kinh tế, Quản trị kinh doanh của 14 trường Đại học, nhận thấy Giáo dục Tiêu chuẩn hóa nói chung và giáo dục Tiêu chuẩn hóa trong trường đại học nói riêng chưa được nhìn nhận đúng đắn vị trí xứng đáng vốn có của nó trong sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Để triển khai việc giảng dạy về Tiêu chuẩn hóa trong các trường đại học tại Việt Nam, nhóm chuyên gia thực hiện nhiệm vụ đưa ra một số kiến nghị như: Khi triển khai giảng dạy môn học Tiêu chuẩn hóa, các trường đại học cần phát huy tính chủ động (có thể phối hợp với Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia) để bổ sung thêm (nếu cần) Modules cho từng chuyên ngành (kể cả Module tự chọn - nếu có) cũng như xây dựng các bài tập tình huống phù hợp đặc thù chuyên môn. Bên cạnh đó, các trường đại học cần chủ động cung cấp nguồn lực sẵn có, phân công các cán bộ, giảng viên có năng lực chịu trách nhiệm chính đối với việc triển khai giảng dạy môn học Tiêu chuẩn hóa cũng như xác định, sắp xếp tổ chức cho phù hợp trên cơ sở nền tảng cơ cấu tổ chức sẵn có. Tiếp đó, chủ động xem xét, quyết định môn học Tiêu chuẩn hóa này là tự chọn hay bắt buộc tùy thuộc đặc thù chuyên môn của các ngành học, chương trình học và nhận thức tầm quan trọng của môn học Tiêu chuẩn hóa trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập cao này.

Khuyến nghị tại các trường khối kỹ thuật thì môn học Tiêu chuẩn hóa thường là bắt buộc ở một số chuyên ngành, các trường cần xem xét cân nhắc cho phù hợp; Tăng cường vai trò chủ trì, dẫn dắt, hỗ trợ, thúc đẩy của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng với sứ mệnh trong lĩnh vực giảng dạy về Tiêu chuẩn hóa trong các trường đại học tại Việt Nam. Theo lộ trình, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giúp triển khai thực hiện việc đào tạo các giảng viên cơ hữu trong các trường đại học kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực Tiêu chuẩn hóa để các trường có thể tự chủ về chuyên môn sau này phục vụ cho mục tiêu lâu dài.

Ngoài ra, tiếp tục triển khai nhân rộng giảng dạy môn học Tiêu chuẩn hóa trong các trường đại học cho sinh viên từ giai đoạn cơ sở ngành khối Kỹ thuật và Kinh tế, quản trị kinh doanh theo nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ tiếp theo đã được phê duyệt cũng như triển khai tại các trường đại học khác có nhu cầu dựa trên sự tự chủ và chủ động cuả các trường đại học; Tăng cường công tác quảng bá, truyền thông trước hết trên các Website của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng như giao lưu trực tuyến (nếu cần) về Tiêu chuẩn hóa, ý nghĩa, lợi ích và tác dụng của đối với phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế cũng như về giáo dục Tiêu chuẩn hoá nói chung và trong trường đại học nói riêng.

Nỗi lo bánh trung thu không đảm bảo chất lượngDịp Tết Trung thu cận kề cũng là lúc thị trường bánh Trung thu vào mùa, kéo theo đó, các hành vi buôn bán, vận chuyển những sản phẩm nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ hay sản xuất hàng không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm gia tăng.

Ngô Văn Long

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang