Dùng bừa bãi thuốc tiêm khớp để lại nhiều rủi ro

authorNgọc Nga 05:56 10/06/2021

(VietQ.vn) - Để giảm thiểu tình trạng viêm khớp nhiều người lựa dùng thuốc tiêm khớp chứa corticoid. Tuy nhiên theo các bác sĩ, phương pháp này gây nhiều biến chứng nếu dùng bừa.

Tiêm thuốc vào khớp là phương pháp dùng kim tiêm nhỏ đưa thuốc vào ổ khớp hoặc các phần mềm cạnh khớp (chủ yếu là khớp gối, khớp cổ chân, khớp vai, khớp háng) để điều trị một số bệnh nhất định như: viêm bao khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp ở mức độ nhẹ hoặc trung bình…

Trong đó thuốc tiêm khớp corticoid là nhóm thuốc kháng viêm mạnh, thường được dùng để tiêm vào khớp gối, giúp giảm viêm và giảm đau nhanh hơn so với các thuốc kháng viêm dùng đường uống (như aspirin, thuốc NSAID). Hiệu quả giảm đau thay đổi tùy theo liều dùng. Chính vì các thuốc tiêm khớp giảm đau rất nhanh nên chúng thường bị lạm dụng. Tình trạng cứ thấy bệnh nhân đau khớp là tiêm vào ổ khớp xảy ra khá phổ biến, tuy nhiên hậu quả để lại là những biến chứng khó lường.

 Cẩn trọng khi lạm dụng thuốc tiêm khớp. Ảnh minh họa

Bác sĩ Wade Brackenbury (Phòng khám ACC) cho biết, nhiều người thường tìm đến phòng mạch tư hoặc nhờ ai đó tiêm thuốc vào khớp gối tại nhà. Tuy nhiên sau đó họ đều gặp tình trạng chung là lần đầu thấy giảm đau nhanh, nhưng những lần sau thì đau hơn trước, khớp sưng đỏ tấy, khó vận động.

Việc tiêm thuốc không kỹ thuật, không ai kiểm soát như vậy dễ dẫn đến nhiễm khuẩn ổ khớp sau tiêm. Nếu lạm dụng thuốc tiêm khớp Corticoid ở liều cao có thể khiến da bầm tím, tăng huyết áp, teo cơ, loãng xương, suy nhược thận, mất chức năng vận động, thậm chí liệt toàn thân. Đặc biệt, tiêm khớp trong trường hợp người đang bị viêm nhiễm khuẩn tại khớp, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý máu, nhiễm nấm, suy giảm miễn dịch có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, việc tiêm vào khớp chỉ nên thực hiện khi người bệnh đã dùng thuốc kháng viêm không steroid không hiệu quả, các thuốc điều trị ít tác dụng. Thông thường sau mũi tiêm đầu tiên, tác dụng có thể kéo dài tới 4 tháng, thậm chí nửa năm; nhưng mũi thứ hai công dụng đã bị rút ngắn một nửa và đến mũi thứ ba, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng.

Trong khi đó tiêm khớp thường được chỉ định trong khi điều trị viêm gân, dây chằng quanh khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh thoái hóa khớp mức độ nhẹ hoặc trung bình, bệnh gút và giả gút, điều trị đau dây thần kinh tọa. Một số bệnh nhân lầm tưởng việc trộn lẫn vitamin B12, kháng sinh với corticoid vào khớp sẽ rất tốt, nhưng đây là quan niệm sai lầm vì chúng sẽ gây tai biến tại chỗ, rất khó khắc phục. Thêm nữa, bệnh nhân cũng cần lưu ý khi tiêm khớp không được quá 3 lần trong một năm và mỗi lần tiêm không được quá 3 khớp.

Rau thì là rất tốt cho sức khỏe nhưng cần cảnh giác nếu ăn nhiều(VietQ.vn) - Rau thì là được mệnh danh là loại rau sở hữu nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều vì nó cũng gây ra nhiều tác hại.

Phải có cân nhắc chỉ định của bác sĩ đúng chuyên ngành. Theo quy định của Bộ Y tế, chỉ có bác sĩ đã được huấn luyện mới được tiêm nội khớp. Đảm bảo đúng nguyên tắc vô khuẩn trong quá trình tiêm thuốc (sát khuẩn, bơm kim tiêm vô trùng...).

Tại vị trí sau khi tiêm cần được dán băng dính vô khuẩn trong 8 - 12 giờ, không tiếp xúc với nước. Trong thời gian này, nếu gặp triệu chứng bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời. Có thể thấy, tiêm nội khớp mang lại lợi ích ít nhưng rủi ro nhiều, cần hết sức cẩn trọng khi quyết định thực hiện.

Ngoài ra, do triệu chứng đau xương khớp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình như đau đầu gối là do thoái hóa khớp, viêm khớp, chấn thương hoặc do bàn chân bẹt. Việc chẩn đoán đúng nguyên nhân rất quan trọng trong việc đề ra phác đồ điều trị tận gốc. Y học hiện đại khuyến khích người bệnh ưu tiên lựa chọn phương pháp giải quyết đúng nguyên nhân gây bệnh, đảm bảo an toàn và hiệu quả dài lâu.

Ngọc Nga (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang