Đừng coi thường vết chai chân vì nó có thể đang cảnh báo bệnh nguy hiểm!

author 09:20 11/09/2017

(VietQ.vn) - Không chỉ gây mất thẩm mỹ, vết chai chân có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng bệnh nguy hiểm.

Chai chân là những nốt chai ở chân do lớp sừng trên da trở nên chai cứng. Các nốt chai chân này thường có màu vảng lợt, vàng sậm, sờ vào thấy cộm. Bình thường không gây đau nhưng khi mang giày dép hoặc đi lại tì đè vào vết chai thì lại phát đau. Các vị trí thường dễ bị chai chân và đau khi di chuyển nhất là ngón chân, đau gót chân, gan bàn chân…

Đừng coi thường vết chai chân vì nó có thể đang cảnh báo bệnh nguy hiểm!

Các nốt chai chân này thường có màu vảng lợt, vàng sậm, sờ vào thấy cộm. Ảnh: Trí thức trẻ 

Chai chân dễ nhận thấy. Khi có vùng da ở chân dày cứng khác thường, có khi biểu bì sưng tấy – là đã bị chai chân. Hoặc do sự đè ép mạnh và kéo dài, lặp đi lặp lại. Hoặc do dị vật chìm trong da thịt gây nên; Phần nhiều nữa là do đi giầy chật, đế giày dép quá cứng đã gây tì đè, ma sát bàn chân. Chỗ chân cọ xát hàng ngày bị cứng lại và dày lên.

Chai chân bắt đầu hình thành là các vết nhỏ ở các ngón chân, gan bàn chân… nếu không chữa trị có thể lan rộng và gây đau đớn.

Vết chai chân có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm

Nhìn chung, việc có chai cũng chẳng gây hại gì ngoài vấn đề về thẩm mỹ, thế nên ít người trong chúng ta để tâm đến việc đó. Chỉ có điều theo như một nghiên cứu mới đây thì dường như tất cả chúng ta đã sai lầm, vì các vết chai này có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư thực quản.

Đừng coi thường vết chai chân vì nó có thể đang cảnh báo bệnh nguy hiểm!

Các vết chai chân có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư thực quản. Ảnh: Trí thức trẻ

Cụ thể, nghiên cứu từ ĐH Queen Mary (London, Anh) cho rằng các vết chai tay, chai chân có liên hệ mật thiết với căn bệnh ung thư thực quản. Theo đó, các gene được cho là gây ra ung thư thực quản cũng là nguyên nhân khiến các vết chai trên tay hoặc chân của chúng ta lớn hơn bình thường.

Theo nhóm chuyên gia, gene gây ra ung thư là iRHOM2 cũng có khả năng kiểm soát Keratin - một dạng protein ở lớp ngoài cùng của da, thủ phạm chính tạo ra các vết chai.

Trong các thí nghiệm trên chuột, cá thể với gene iRHOM2 có phần da dưới các chi dày bất thường. Ở người, đó là các lớp da dưới lòng bàn chân và tay.

các vết chai này có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư thực quản.

Nên thường xuyên ngâm chân nước muối và thoa kem dưỡng để làm mềm chân và loại bỏ những vết chai chân. Ảnh: Health 

Nhìn chung, nghiên cứu có tiềm năng tạo ra một phương hướng chẩn đoán và điều trị mới dành cho các bệnh nhân bị ung thư thực quản. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia cũng khuyên rằng hiện tại chúng ta nên chú ý đến các dấu hiệu rõ ràng hơn của căn bệnh này, như cảm thấy khó khăn khi nuốt một số loại thực phẩm như rau, bánh mỳ, thịt... Ngực đau, mệt mỏi, dễ nôn mửa, cổ họng thường xuyên xuất hiện đờm cũng là các dấu hiệu không thể bỏ qua.

Hiện tại, ung thư thực quản đang đứng thứ 11 trong danh sách những nguyên nhân giết nhiều người nhất tại Mỹ. Trong năm 2016, quốc gia này có 16.000 người thiệt mạng vì căn bệnh này.

Dũng Linh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang