Dựng lều trại cho lễ hội cổ truyền dịp tết Trung thu

author 12:12 04/09/2014

(VietQ.vn) – Cứ mỗi dịp thu về, hoạt động cắm trại cho thiếu nhi lại diễn ra hết sức sôi động ở tất cả các vùng miền trên cả nước.

Hoạt động cắm trại sẽ giúp thiếu nhi thêm yêu thiên nhiên, cuộc sống, quê hương, đất nước. Các em được giáo dục về tình bạn, tình yêu, đất nước, con người, lòng tự hào dân tộc, truyền thống của quê hương đất nước, của Đảng, của Đoàn, của Đội, đồng thời góp phần giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, thể chất, khả năng ứng xử, tính tự quản, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật của các em.

Hoạt động cắm trại sẽ làm tăng tính đoàn kết, thêm yêu thiên nhiên, cuộc sống, quê hương, đất nước

Hoạt động cắm trại sẽ làm tăng tính đoàn kết, thêm yêu thiên nhiên, cuộc sống, quê hương, đất nước

Với chủ đề Tết Trung thu, là Tết của các em, nên hoạt động dựng lều trại được các em mong chờ hơn bao giờ hết. Ngoài sự sáng tạo trong cách trang trí lều trại thì việc dựng trại cần phải dựa trên một số nguyên tắc. Để dựng được trại như ý (Vững chãi, đẹp,.. ) được chấm điểm cao thì cần phải thực hiện một số hướng dẫn sau đây:

Xác định địa điểm cắm trại

Địa điểm dựng lều trại là bãi đất trống, tiện đi lại và chú ý không dựng dưới lòng suối cạn

Địa điểm dựng lều trại là bãi đất trống, tiện đi lại và chú ý không dựng dưới lòng suối cạn

Thường thì khu cắm trại sẽ được các anh chị Đoàn viên hướng dẫn, tổ chức ở một khu đất trống đã được định sẵn. Tuy nhiên cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: Có mặt bằng để dựng trại và tổ chức các hoạt động theo chương trình kế hoạch đã đề ra một cách thuận lợi; Có cây cao che nắng (nhưng không dựng lều dưới các tán cây đề phòng mưa giông), nền đất cao ráo, sạch sẽ có nguồn nước ăn và nước sinh hoạt đảm bảo cho nhiều người, nếu cắm trại qua đêm thì bắt buộc phải có nguồn điện để đảm bảo các hoạt động; Thuận lợi trong đi lại nhưng tránh nơi giao thông đông đúc, không quá xa nhà dân, bệnh viện, có nơi trú khi thời tiết không thuận lợi; Ngoài ra tùy theo mức độ và yêu cầu của từng cuộc trại mà chọn được địa điểm trại, điều đó còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng địa phương và nơi cắm trại. Nếu nơi cắm trại mà phần lớn các em thiếu nhi tham gia chưa biết thì cần có một sơ đồ và dự kiến phân công ngay trong sơ đồ đó. Ngoài ra khi đã thống nhất địa điểm nhất thiết phải báo cáo với chính quyền, đoàn thể địa phương để nhận sự giúp đỡ và hỗ trợ.

Dựng lều trại

Trước khi dựng lều trại cần phải định hình rõ công việc và phân chia chi tiết công việc cho từng thành viên

Trải lều trại: trãi phẳng, chú ý hướng lều , lưu ý tấm lều trãi, lều mặt.

Đặt gậy: gậy đặt thẳng ở hai đầu lều chiều dài của gậy cũng là khoảng cách của cọc chính lều và chân gậy.

Đóng cọc: 2 cọc chính đóng ở chân gậy chính, các cọc phụ đóng thành từng cặp cho cân xứng thông qua tấm lều. Khoảng cách từ mép lều đến các cọc phụ xa gần tùy theo muốn mép lều cao hay thấp. Cọc cần đóng xiên chiều ngược lại với lều để khi cột dây lên thì dây phải vuông góc với các cọc. (nên nhớ chỉ đóng tạm tức đóng khoảng 2/3 cọc).

Cột dây: thông thường là các loại nút: thòng lọng, thuyền chài,chạy, bồ câu... Đầu gậy chính cột nút thuyền chài , mép lều cột nút thòng lọng hay thợ dệt ,ở cọc cột nút chạy hay bồ câu .

Dựng lều trại: đưa gậy sao cho đầu gậy nằm ở đỉnh lều, chân gậy nằm ở vị trí khi đặt gậy để cho 2 cọc chính và 2 chân gậy nằm trên một đường thẳng.Dựng đứng gậy cho 2 chân gậy vuông góc với mặt đất ,điều chỉnh các nút dây ở các cọc phụ ,khi lều thẳng cần phải đóng cọc sâu xuống đất tránh di chuyển va vấp. Dây thì cột chặt lại có khóa an toàn (khóa sống ).

Trại thường được sử dụng nhất là trại chữ A

Trại thường được sử dụng nhất là trại chữ A

Đào rãnh, vệ sinh, trang trí lều trại

Đào rãnh: nếu đi trại vào mùa mưa cần đào rãnh thoát nước xung quanh lều, hồ chức nước, be bờ lều, đắp nền lều... Rãnh lều nên đào nơi nước mưa theo mái lều chảy xuống, các rãnh phải thông nhau và được dẫn đến hồ chứa, đất đào lên dùng để đắp bờ bên trong lều.

Vệ sinh: vệ sinh trong và ngoài lều, như nhặt rác, phát quang cây cỏ ở chung quanh ra khoảng 3 m, các cành cây ở trên đỉnh lều để tránh rắn vào ban đêm, tránh sét...

Trang trí: rất cần thiết trong thi đua thủ công trại. Cần phải làm vòng rào, hàng rào, cổng trại, tên trại, bếp trại... vừa đẹp, hay vừa tránh được người lạ vào lều của mình. Cần trang trí đúng chủ đề tết thiếu nhi với các họa tiết được trang trí bắt mắt

 Hoạt động cắm trại sẽ tổ chức các trò chơi để tăng tinh thần đồng đội của các em

Hoạt động cắm trại sẽ tổ chức các trò chơi để tăng tinh thần đồng đội của các em

Hạ lều:  nên làm theo các bước( ngược lại với dựng lều)

Hạ gậy (để đễ mở dây cọc và dây lều)

Mở dây (gôm lại một chỗ tránh thất lạc)

Nhổ cọc (mở dây nào thì phải nhổ cọc đó tránh bị bỏ quên mất cọc.

Xuống lều:

+ Nên có 2 người nắm đỉnh lều (nơi đầu gậy) giơ cao lên, rũ cho sạch rác, bụi...

+Dùng tay còn lại nắm khoảng cách lều theo chiều đứng để nhập đôi lều lại lần nữa và cứ thế cho đến khi vừa ý.

+ Cuốn lều lại bằng cách nhập đôi 2 góc đang cầm vào giữa, tiếp tục cho đến khi xong (các mép lều phải được gói vào trong để di chuyển không bị bung ra vừa xấu, vừa không an toàn).

Nếu lều bị chùng do lều quá cũ hoặc do chất liệu dựng lều chưa tốt, do mưa ướt khắc phục bằng: làm thêm gậy phụ, tăng lực ở các dây chính và các dây phụ.Khi dựng lều cột dây phải cột nút sống để dễ tháo dây, nếu còn dư phải thắc gọn lại cho đẹp, không vướng. các đồ dùng trong lều phải bố trí theo qui định.

Nguyễn Duy

Ảnh nguồn Internet


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang