Dung nham núi lửa ở Indonesia có màu xanh kỳ lạ

authorĐăng Duy 15:53 23/10/2015

(VietQ.vn) - Một ngọn núi lửa ở Indonesia đã phun ra dòng nham thạch màu xanh lam 'độc nhất vô nhị'. Hiện tượng lạ này khiến nhiều người cảm thấy ngạc nhiên, thích thú.

Sự kiện: Thiên nhiên kỳ thú

Theo báo VTC News, dung nham xanh là kết quả của một hiện tượng hóa học thú vị. Núi lửa ở Trái Đất hay các hành tinh trong Hệ Mặt trời có nhiều loại. Núi lửa hình khiên như núi Kilauea (Hawaii) phun trào dung nham một cách chậm chạp trong một thời gian dài. Trong khi đó, những ngọn núi cao như núi Phú Sĩ (Nhật Bản) sẽ yên lặng trong vài trăm năm trước khi phun trào một lần.

Các ngọn núi lửa trên Mặt Trăng của sao Mộc có thể phun trào dung nham cao hơn 500km. Thông thường, dung nham của các núi lửa luôn là một màu đỏ rực.

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/moi-truong/dung-nham-nui-lua-indonesia-co-mau-xanh-3299446.html

Núi lửa Kawah Ijen có dung nham xanh thay vì màu đỏ như thường thấy

Tuy nhiên, quần thể núi lửa Kawah Ijen ở Indonesia lại không giống như thế. Khi phun trào, núi lửa Indonesia có dung nham xanh nước biển óng ánh. Đây là một dãy núi lửa hình nón ở phía Đông đảo Java, miệng núi có đường kính khoảng 22km. Đỉnh Gunung Merapi, có nghĩa là “ngọn núi của lửa”, là đỉnh cao nhất của dãy núi này.

Theo những tấm ảnh mà nhiếp ảnh gia nổi tiếng Reuben Wu chụp lại, khung cảnh dung nham phun trào của Kawah Ijen thực sự có một không hai trên thế giới, nhất là vào ban đêm. Dung nham của ngọn núi này thực tế không khác những nơi khác về độ kết dính, tốc độ lan tỏa và nhiệt độ cao.

Tuy nhiên, ở Kawah Ijen, nhiệt lượng tỏa ra từ dung nham đã đốt cháy một chất khác, đó là lưu huỳnh trong các khe núi và từ những hòn đá. Do đó, núi lửa Indonesia có dung nham màu xanh nước biển óng ánh không đâu có được. Không chỉ có vậy, lượng lưu huỳnh lớn khi bốc cháy đã tạo nên những cột lửa cao đến 5m.

http://vtc.vn/chuyen-la-nui-lua-indonesia-co-dung-nham-mau-xanh-nuoc-bien.1.576808.htm

Dung nham ở đây có màu xanh là nhờ lượng lưu huỳnh lớn trong đá bị đốt cháy

Theo báo VnExpress, sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn chụp ảnh ngọn núi lửa trong thời gian dài, vì lượng khí thải sinh ra quá trình đốt cháy lưu huỳnh có khả năng gây độc. Năm 2013, nhiếp ảnh gia Olivier Grunewald đã cố gắng thử và thành công, ghi lại những hình ảnh về ngọn núi lửa trong 30 ngày.

"Cảnh tượng ngọn lửa vào ban đêm khá kỳ lạ và bất thường. Sau nhiều đêm ở miệng núi lửa, chúng tôi cảm thấy giống như đang sống trên hành tinh khác. Vấn đề chính là do các loại khí có tính axit hoạt động liên tục trong miệng núi lửa", Olivier cho biết.

"Màn đêm cũng là trở ngại lớn, bởi vì nó làm cản trở tầm nhìn của chúng tôi khi đám khí dày đặc tiến đến. Một vài lần chúng tôi bị mắc kẹt trong đám khí hơn 1 giờ mà không thể nhìn thấy bàn tay. Trong chuyến đi đầu tiên, tôi mất một máy ảnh và hai ống kính do bị axit ăn mòn. Sau khi trở về nhà, da của chúng tôi phải mất đến ba tuần để hết mùi lưu huỳnh", Olivier nói thêm

Đăng Duy (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang