Dùng thiết bị wifi có thể bị đánh cắp thông tin tài khoản cá nhân

author 14:29 17/10/2017

(VietQ.vn) - Trước nguy cơ mất an toàn thông tin trên các thiết bị wifi, Cục an toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã ra công văn cảnh báo người dân nên thận trọng.

Cụ thể, ngày 16/10/2017, Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn số 541/CATTT-TĐQLGS cảnh báo nguy cơ mất an toàn thông tin trên các thiết bị sử dụng mạng wifi gửi tới cơ quan, tổ chức và người sử dụng.

Theo đó, Cục an toàn Thông tin cho biết, ngày 16 tháng 10 trên trang web của nhà nghiên cứu bảo mật Mathy Vanhoef đã công bố một nhóm lỗ hổng trong giao thức WPA/WPA2, một giao thức được coi là an toàn nhất cho mạng không dây (wifi) hiện nay cho phép thực hiện kỹ thuật tấn công KRACKs (Key Reinstallation Attacks).

Đối tượng tấn công có thể nghe lén, giải mã giao thức mã hóa và đọc được nội dung của các gói tin mà trước đây được cho là an toàn. Lỗ hổng này có thể bị lợi dụng để đánh cắp các thông tin cá nhân, thông tin nhạy cảm như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, tài khoản mạng xã hội, tài khoản trực tuyến, thông tin riêng, nội dung chat, thư điện tử, hình ảnh, video…được truyền qua mạng không dây.

Người dùng nên cẩn thận khi dùng thiết bị wifi. Ảnh minh họa

Người dùng nên cẩn thận khi dùng thiết bị Wifi. Ảnh minh họa

Cũng theo nguồn tin trên, bất cứ thiết bị mạng không dây nào sử dụng giao thức mã hóa WPA/WPA2 đều có thể là mục tiêu của hình thức tấn công. Bởi lỗ hổng này tồn tại trong chính nội tại của giao thức mạng không dây wifi chứ không liên quan đến các sản phẩm hay cách thức triển khai mô hình mạng.

Ngoài các thiết bị nói trên thì các thiết bị Android, Linux, Apple, Windows, OpenBSD, MediaTek, Linksys và nhiều thiết bị khác cũng có thể bị tấn công bằng việc điều chỉnh cách thức tấn công KRACKs cho phù hợp.

Hình thức tấn công này ảnh hưởng đến tất cả các thiết bị phát sóng wifi sử dụng giao thức WPA/WPA2. Và tùy thuộc vào cấu hình của hệ thống mạng, đối tượng tấn công thậm chí còn có thể thay đổi nội dung gói tin, hay đính kèm mã độc tống tiền, mã độc gián điệp vào các gói tin và để người dùng tự lây nhiễm.

Do lỗ hổng trên các thiết bị phát sóng không dây khó có thể sẽ có bản vá ngay lập tức, do đó để bảo đảm an toàn thông tin và phòng tránh việc đối tượng tấn công lợi dụng lỗ hổng để thực hiện những cuộc tấn công mạng nguy hiểm, Cục ATTT khuyến nghị, người dùng cần thường xuyên theo dõi các bản cập nhật trên các thiết bị cầm tay, các thiết bị di dộng, trình điều khiển card mạng không dây của máy tính và các thiết bị phát sóng wifi để cập nhật ngay khi có các bản vá mới.

Luôn cẩn trọng khi sử dụng các mạng không dây đặc biệt là các mạng không dây công cộng, chỉ truy cập các trang web sử dụng giao thức bảo mật HTTPS và thận trọng khi nhập thông tin các tài khoản cá nhân, hay các thông tin nhạy cảm khác trên các trang web.

Kinh hãi hơn 20 tấn nội tạng bốc mùi thối rữa mang ra Hà Nội tiêu thụ(VietQ.vn) - Lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định xử phạt một tài xế chở nội tạng đã bốc mùi hôi thối ra Hà Nội tiêu thụ.

Tiếp tục duy trì giao thức mã hóa WPA/WPA2 cho các thiết bị phát sóng không dây sử dụng tại gia đình kết hợp với mật mã ở mức độ khó cao, do đây vẫn là giao thức mã hóa an toàn nhất hiện nay ngăn chặn được các hình thức tấn công giải mã khác.

Cục an toàn Thông tin cũng yêu cầu các cơ quan, tổ chức cần có trách nhiệm cảnh báo tới người dùng trong tổ chức và thực hiện các biện pháp như nêu trên đối với người dùng.

Cần chủ động theo dõi các thông tin từ các cơ quan chức năng và các tổ chức về an toàn thông tin để kịp thời cập nhật các bản vá cho các thiết bị mạng của mình, đồng thời đôn đốc các cán bộ đang làm việc trong cơ quan, tổ chức chủ động thường xuyên theo dõi và cập nhật các thiết bị đầu cuối khi có bản cập nhật mới.

Nếu chưa hiểu hoặc chưa nắm rõ tình hình cần liên hệ ngay với các cơ quan chức năng cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết.

Liên quan tới các lỗ hổng, cũng theo thông tin từ Cục an toàn Thông tin, chỉ tính trong tuần 40/2017 ((từ ngày 02/10/2017 đến ngày 08/10/2017), các tổ chức quốc tế đã phát hiện và công bố ít nhất 310 lỗ hổng trong đó có: có 6 lỗ hổng ở mức cao, 39 lỗ hổng mức trung bình, 4 lỗ hổng ở mức  thấp, 261 lỗ hổng chưa được đánh giá.

Cụ thể, ngày 02/10/2017, nhóm các chuyên gia bảo mật của Google đã công bố một nhóm gồm 07 lỗ hổng bảo mật trong phần mềm nguồn mở Dnsmasq. 

Được biết, Dnsmasq là một ứng dụng mã nguồn mở có các chức năng như: phân giải tên miền (DNS), truyền file (TFTP) và cấp phát địa chỉ IP tự động (DHCP). Nó được thiết kế để cung cấp dịch vụ DNS và dịch vụ DHCP cho mạng.

Các lỗ hổng đã công bố bao gồm: CVE-2017-14491, CVE-2017-14492, CVE-2017-14493, CVE-2017-14494, CVE-2017-14495, CVE-2017-14496, CVE-2017-13704.

Hiện tại một số hãng sử dụng Dnsmasq trên các sản phẩm cũng đã xác nhận và đưa ra bản vá cho sản phẩm gồm: Google (Android), Slackware, Redhat, Debian.

Ngày 05/10/2017, Cục An toàn thông tin cũng đã có Công văn số 519/CATTTTĐQLGS gửi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cảnh báo về nhóm lỗ hổng trên.

Các hình thức tấn công người dùng sử dụng wifi công cộng 

Trước đó không lâu, thông tin trên diễn đàn Whitehat cho biết, hiện nay một số trang chia sẻ password wifi ở một số địa điểm công cộng như trang https://opennetmap.co/ để người sử dụng điện thoai thông minh sử dụng "wifi chùa".

Chỉ cần bạn bật định vị vị trí của bạn lên các mạng wifi được chia sẻ sẽ hiển thị password. "Mặc dù rất tiện lợi là chúng ta có thể kết nối wifi ở mọi nơi nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ người dùng bị đánh cắp thông tin dữ liệu"- Whitehat cảnh báo.

Một số kiểu tấn công có thể gây mất an toàn thông tin đối với người sử dụng wifi công cộng là: tấn công man in the middle attack là mối quan tâm lớn nhất khi sử dụng wifi ở nơi công cộng, kẻ xấu sẽ chặn dữ liệu giữa hai bên và nghe lén các cuộc trò chuyện hoặc thậm chí giả mạo một trong các bên để thây đổi nội dung.

Tấn công lừa đảo (Phishing), giả mạo một trang web để người đừng đăng nhập vào mục đính đánh cắp thông tin mật khẩu của nạn nhân.

Ngoài ra còn có kiểu tấn công giả mạo wifi (SSID Spoofing) là kẻ xấu sẽ tạo ra 1 trạm bắt wifi và đặt tên và password giống với tên wifi của chỗ mình đang ngồi. Nếu như không cảnh giác vô tình đăng nhập vào sử đụng wifi đó thì sẽ bị ghi nhận lại mọi thứ từ các chi tiết nhập vào như mật khẩu tài khoản ngân hàng... và những dữ liệu nhạy cảm khác .

Nguy hiểm hơn nữa, dữ liệu cá nhân bị bán trên các diễn dàn hacker. Mối nguy này có liên quan đến việc vừa qua người dùng liên tục báo cáo về việc thẻ ngân hàng của mình tại bị mất tiền tại các ngân hàng Vietcombank Sacombank... Hình thức tấn công thì chưa được công bố nhưng một phần nguyên nhân để xẩy ra vụ việc là ý thức người dùng.

 

An Dương 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang