Đuổi học vì bỏ diễn văn nghệ: Sai lầm khi áp đặt quyền hành vào giáo dục

author 14:17 22/01/2015

(VietQ.vn) - Không chỉ em học sinh, gia đình học sinh và cư dân mạng sửng sốt trước quyết định vô lý, nhiều chuyên gia giáo dục cũng lên án cách hành xử vô lý của nhà trường.

Theo tin tức trên báo PLO, Quyết định đình chỉ học “có một không hai” của trường trung học phổ thông THPT Dân lập Phạm Ngũ Lão, Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM đối với học sinh Nguyễn Thị Tuyết Linh, lớp 11A1 của trường với lý do: “Tự ý bỏ biểu diễn văn nghệ ngày sơ kết học kỳ 1 (năm học 2014-2015) mặc dù cô hiệu trưởng đã gọi lên phân tích” đã khiến dư luận và đặc biệt là các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục sửng sốt và đưa ra ý kiến phản bác, đa phần là phản đối cách hành xử của nhà trường.

Quyết định đuổi học nữ sinh vì tự ý nghỉ biểu diễn văn nghệ dù giả hay thật cũng sẽ ảnh hưởng niềm tin của học sinh với nhà trường

Quyết định đuổi học nữ sinh vì tự ý nghỉ biểu diễn văn nghệ dù giả hay thật cũng sẽ ảnh hưởng niềm tin của các em học sinh với nhà trường. Ảnh minh họa

Tuy lãnh đạo trường THPT Dân lập Phạm Ngũ Lão đã lên tiếng giải thích với báo giới rằng, quyết định đình chỉ học chỉ mang tính chất “hù dọa”, để học sinh nâng cao nhận thức, chứ không có giá trị thực, nhưng Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh GD&ĐT TP.HCM khẳng định dù là động tác giả hay thật, cách hành xử của Ban Giám hiệu nhà trường là sai.  Quyết định quá nặng, thiếu cơ sở của nhà trường thậm chí còn khiến cho không ít người cho rằng nhà trường đã “lộng quyền” khi đưa ra quyết định đình chỉ học chỉ vì “bỏ biểu diễn văn nghệ”. Nhiều chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đưa ra những ý kiến, nhận định phản đối hành vi của trường. 

Cụ thể hơn, chia sẻ trên PLO, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết với lý do gì thì nhà trường cũng không được hành xử như vậy. Nếu quyết định của nhà trường chỉ là động tác giả cũng không được vì mọi xử lý kỷ luật phải tuân theo quy định của pháp luật.

Nhà giáo Ưu Tú Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng trường THPT Wellspring - Mùa Xuân, Hà Nội, người nhiều năm công tác trên cương vị quản lý giáo dục cũng cảm thấy nhiều cái “sốc” trong sự việc. Trên Giadinh.net, thầy Đại cho rằng: “Cái khiến tôi “sốc” nhất là nữ sinh mắc lỗi nhỏ mà đã bị đình chỉ, thứ hai là Quyết định có phần vội vàng, cẩu thả chưa rõ ràng dựa vào đâu để đình chỉ, và đình chỉ để làm gì? Tiếp đến là sao có thể hạ hạnh kiểm từ Tốt xuống Yếu như vậy, trường hợp vi phạm pháp luật mới bị thế”.

Trưởng khoa Tâm Lý học Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, nhà trường không thể áp dụng hình thức kỷ luật ấy để răn đe các em gây bất mãn ở học sinh và mất niềm tin ở phụ huynh, những người đã trao con em họ cho nhà trường giáo dục.

Theo thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh, đây không còn là phương pháp giáo dục mà là dùng quyền để trấn áp học sinh làm việc mà cá em có quyền từ chối và nhận định cần phải đào tạo lại giáo viên dù muộn hơn không.

Phương Khanh


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang