Ép mít chín thơm lừng bằng hóa chất lạ

author 09:08 06/12/2012

(VietQ.vn) - Vỏ ngoài của quả mít "cứng đơ" nhưng lại có mùi thơm đặc trưng của mít. Người bán luôn miệng nói là mít chín cây. Theo tìm hiểu của PV, mít đã được bơm bằng một loại hóa chất không mầu, không mùi có tên là "hoa quả thúc chín tố", nguồn gốc từ Trung Quốc và là một trong các chất mà nhiều nước cấm dùng trên hoa quả.

Theo phản ánh của bạn đọc Chất lượng Việt Nam, trên đoạn đường Hoàng Quốc Việt - Quận Cầu Giấy, đường Ngô Thị Nhậm - Quận Hai Bà Trưng, đường Lê Duẩn - Quận Đống Đa (Hà Nội) mít được bán rong rất nhiều. Bề ngoài quả mít thường cứng và xanh, tuy nhiên bên trong lại vàng óng, mang mùi thơm đặc trưng của mít. Tuy nhiên, khi ăn thì mít lại không có vị ngon và mềm nhưng mít chín thông thường khác mà sượng, vị nhạt, ít mật.

Mít được mua buôn từ miền Nam rồi mang ra Bắc để bán<br>
Mít được mua buôn từ miền Nam rồi mang ra Bắc để bán

Chị Hoàng Thị Duyên - Nhân viên một Công ty bảo hiểm nước ngoài có văn phòng tại phố Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội cho biết, thỉnh thoảng chị vẫn mua mít về ăn. Dù chính vụ hay không vào vụ thì mít bán rong tại phố Ngô Thị Nhậm cũng có mức giá ổn định. Lúc rẻ nhất cũng phải 18.000 đ/lạng nguyên múi. Lúc giá cao lên tới 22.000đ/lạng nguyên múi. Nếu mua nguyên cả vỏ thì rẻ hơn nhưng cũng phải 13.000 - 15.000đ/lạng.

Còn chị Trần Thị Tuyết công tác tại Trường Đại học Điện lực cho biết, mít mua dọc đường có mùi thơm nhưng xơ thì trắng, nhựa nhiều như mít non. Thấy người bán lấy một chai nước giống kiểu chai lavie dạng nhỏ, xịt một ít nước ra chiếc khăn rồi lau trên mặt miếng mít. Khi được hỏi, người bán bảo, khăn sạch, không phải lo, lau chủ là để cho bớt nhựa. Còn thực tế có phải vậy không thì không thể biết được.

Trước khi mang bán, mít được bơm hóa chất để múi vàng óng, căng đều<br>
Trước khi mang bán, mít được bơm hóa chất để múi vàng óng, căng đều

Theo tìm hiểu của PV, mùa này đối với miền Bắc không phải là chính mùa mít. Những cây ra trái vụ cũng không có nhiều để bán. Tuy nhiên, khu vực phía Nam thì mít nhiều hơn, trồng theo kiểu nhà vườn và công nghiệp nên mít gần như có quanh năm. Cộng với cách trồng và chăm bón theo phương thức hiện đại, công nghệ cao nên chủ nhà vườn có thể điều chỉnh được mức độ ra trái và thu hái quả theo ý mình. Chính vì thế, mít cung cấp cho thị trường miền Bắc thường là các nơi trở về, nhất là từ khu vực phía Nam ra.

Chị Mai Anh - Tiểu thương ở chợ Long Biên - Hà Nội cho biết, nếu mít là của miền Nam thì khi hái thường được các thương lái mua đổ đồng. Xanh, già đều mua hết. Để chín ưng ý và bán được, các thương lái thường ngâm cho bớt nhựa và bơm hóa chất giống như cho sầu riêng, chuối, đu đủ, cà chua để có độ chín và mùi thơm. Thực chất loai hóa chất đó không biết lấy từ đâu nhưng toàn chữ tầu và tên là "hoa quả thúc chín tố". Loại thuốc này rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng/chai nhựa.

Dù múi căng to nhưng ăn mít lại rất xượng và nhạt
Dù múi căng to nhưng ăn mít lại rất sượng và nhạt

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp thuộc trường Đại học Nông nghiệp Việt Nam cho biết, trên thực tế có một số thuốc kích thích sinh trưởng, ra hoa, ra trái và thúc chín. Tuy nhiên, loại thuốc "hoa quả thúc chín tố" đó có được lưu hành, sử dụng trên hoa quả hay không, liều lượng dùng như thế nào là đủ và khoảng thời gian để thuốc phai rồi mới sử dụng ra sao lại không được khuyến cáo rõ ràng. Trong danh mục các loại thuốc kích thích sinh trưởng trên rau quả của Việt Nam không có loại thuốc nào mang tên như vậy.

Thực tế đó đặt ra vấn đề, cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng kiểm tra lưu thông, nhập khẩu, kiểm soát sử dụng, nghiên cứu, kiểm định chất lượng loại thuốc nói trên có được dùng hay không được dùng, để đảm bảo an toàn cho trái cây Việt Nam và người tiêu dùng.

Mít được mang bán dong khắp tuyến phố ở Hà Nội
Mít được mang bán rong khắp tuyến phố ở Hà Nội

Cũng theo các chuyên gia, hoạt chất "hoa quả thúc chín tố" nguồn gốc Trung Quốc có thể ethrel. Hoạt chất này có trong danh mục thuốc điều hòa sinh trưởng nhưng chỉ dùng để kích thích mủ cao su. Hoạt chất này cũng có trong đất đèn. Ở nhiều nước trên thế giới, chất này đã bị cấm sử dụng trong việc bảo quản trái cây. Nếu phun hoặc nhúng chất này sẽ tạo ra dư lượng, dễ gây ngộ độc cho người ăn. Nguy hiểm hơn, etylen tác dụng với thành phần nitơrat trong quả sẽ tạo ra chất etylenglycol dinitrat, một chất rất độc cho người sử dụng.

Hóa chất này chuyên dung kích thích trái cây chín nhanh nhưng không ai biết thành phần của nó ra sao và độ độc hại như thé nào
Hóa chất này chuyên dùng kích thích trái cây chín nhanh nhưng không ai biết thành phần của nó ra sao và độ độc hại như thế nào

Nhiều người nông dân tại khu vực phía Nam khi trồng và thu hái các loại cây trái còn hay dùng hóa chất viên độc GA4, loại này bên dưới nhãn hiệu ProGibb T98 có một dòng chữ Gibberellic Acid 1g.96%. Tên của nhà sản xuất được ghi trên vỏ bao bì là “BIOCHEMICAL PRODUCTS”. Thành phần của thuốc được in “GA4 - A7 + 6BA”.

Theo Thông tư số 10/ 2012/TT - BNNPTNT ngày 22/2/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam thì hoàn toàn không thấy có hoạt chất GA4 trong danh mục được lưu hành.

Nguyễn Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang