F Band lấy khăn Piêu đóng khố, trách nhiệm thực sự thuộc về ai?

author 11:23 15/10/2014

(VietQ.vn) – Sự việc chiếc khăn Piêu của người dân tộc Thái bị nhóm F Band sử dụng như một chiếc khố đang khiến F Band bị chỉ trích khá gay gắt. Sự nhầm lẫn “tai hại” này liệu có phải là biểu hiện cho sự bế tắc, ấu trĩ của một tầng lớp nghệ sĩ và sự thật đáng buồn về sự “suy thoái” của những nền văn hóa vốn rất cần được bảo tồn, trân trọng và phổ biến nhiều hơn nữa trong xã hội.

F Band bị chỉ trích khá gay gắt khi sử dụng chiếc khăn Piêu như một chiếc khố

F Band bị chỉ trích khá gay gắt khi sử dụng chiếc khăn Piêu như một chiếc khố

Là một trong những nhóm nhạc được đáng giá cao cho giải thưởng lớn nhất của cuộc thi The X-Factor/ Nhân tố bí ẩn ở mùa giải đầu tiên này. F Band liên tiếp nhận được những ưu ái từ khán giả hâm mộ cho những phần biểu diễn đặc sắc của mình. Tuy nhiên, dường như sự ưu ái ấy đang dần biến thành những thái độ lên án khá nặng nề của người hâm mộ khi mới đây.

Trong đêm Liveshow Bán kết Nhân tố bí ẩn mới đây, để thay đổi không khí của đêm thi cũng như làm mới hình ảnh của mình. Nhóm F Band đã mang đến một bản mash up đầy sáng tạo và đặc sắc với các ca khúc Tây Nguyên.

Các chàng trai nhóm “4Đ” đã làm dậy sóng sân khấu với các tràng vỗ tay liên tiếp cùng phần thi hài hước của mình. Nếu như trong bất cứ tiết mục nào mang đến sân khấu F Band luôn là một thương hiệu khi lựa chọn sự hào hứng, vui tươi, giải trí và làm cho người xem phải phấn khích. Thì ở phần thi này, lại một lần nữa, F Band mê hoặc khán giả hâm mộ bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các bài hát nổi tiếng về Tây Nguyên một cách thông minh.

Tuy nhiên, đó chỉ là phần âm nhạc, một điều đáng buồn khi sai lầm mà F Band mắc phải chính là trang phục họ mặc trên người.

Theo đó, trong tiết mục này, các thành viên F Band đã mặc áo của người Tây Nguyên phù hợp với tinh thần bài hát, nhưng điều đáng nói ở đây chính là vật dụng được họ sử dụng như một chiếc khố lại được biết đến như một niềm tự hào, một biểu tượng văn hóa cao đẹp của người dân tộc Thái – Chiếc khăn Piêu.  Chính sự việc này đã khiến nhiều người cảm thấy phản cảm, đặc biệt là những người Thái ở Tây Bắc.

Mặc dù đã gửi lời xin lỗi chân thành đến khán giả hâm mộ, đặc biệt là những người dân tộc Thái, nhưng dường như F Band đang dần đánh mất đi hình ảnh đẹp của mình trong lòng khán giả hâm mộ.

Chính sự cẩu thả trong khâu định hướng trang phục, tổng duyệt chương trình là những yếu tố gián tiếp mang đến một tiết mục biểu diễn “kém” văn hóa đến như vậy.

Chính sự cẩu thả trong khâu định hướng trang phục, tổng duyệt chương trình là những yếu tố gián tiếp mang đến một tiết mục biểu diễn “kém” văn hóa

Có thể thấy, trên một kênh truyền hình quốc gia, việc phát sóng một chương trình truyền hình trực tiếp cho khán giả cả nước xem mà trang phục lại bị kết hợp một cách cẩu thả như thế này thì trách nhiệm không chỉ đơn thuần thuộc về nhóm F –Band và những lời xin lỗi của họ chưa đủ để thuyết phục.

Trách nhiệm này, không chỉ thuộc về F Band,  Ban tổ chức chương trình mà còn cần có sự tự giác của nhiều đơn vị liên quan.

Có vẻ như, sự xuất hiện của quá nhiều các chương trình truyền hình thực tế được phát sóng nhan nhản trên truyền hình khiến người ta coi nhẹ những giá trị cốt lõi để mang đến cho khán giả một chương trình không có “sạn”. Bởi chính sự cẩu thả trong khâu định hướng trang phục, tổng duyệt chương trình là những yếu tố gián tiếp mang đến một tiết mục biểu diễn “kém” văn hóa đến như vậy.

Nếu như Chiếc khăn Piêu được nhắc đên như một biểu tượng văn hóa truyền thống của người dân tộc thái. Bởi nó không chỉ là thước đo đánh giá người phụ nữ tài hoa, khéo léo, chăm chỉ mà còn là một biểu tượng trong đời sống tình cảm của các cô gái và chàng trai là người dân tộc Thái. Chính sự sai lầm nghiêm trọng này đã là thước đo đánh giá văn hóa của chính những người đang làm văn hóa.

Dường như, cả ekip sản xuất chương trình, các thí sinh, thành viên Ban giám khảo hay thậm chí cả những cố vấn gạo cội của The – X Factor cũng đã tự để lộ ra những nhược điểm về kiến thức của mình. Nghệ thuật đúng nghĩa chưa có nên có vẻ như người ta thường đổ cho nó những thứ văn hóa cẩu thả và ấu trĩ. Nghệ thuật đúng nghĩa được tạo ra những trào lưu mới và khả năng kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Người làm giải trí, cũng cần gắn liền với lịch sử và tâm lý của con người trong xã hội. Sự kết hợp, sáng tạo là cần thiết, nhưng bất cứ sự sáng tạo nào cũng cần dựa trên những nền tảng văn hóa cơ bản để phát triển. Sự nhầm lẫn “tai hại” này liệu có phải là biểu hiện cho sự bế tắc, ấu trĩ của một tầng lớp nghệ sĩ và sự thật đáng buồn về sự “suy thoái” của những nền văn hóa vốn rất cần được bảo tồn, trân trọng và phổ biến nhiều hơn nữa trong xã hội.

An Nhiên


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang