Nuôi gà Đông Tảo đón tết lưu ý phòng và trị bệnh để không 'mất trắng'

author 06:53 08/11/2017

(VietQ.vn) - Gà Đông Tảo đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, việc nuôi giống gà này cũng gặp nhiều khó khăn vì dịch bệnh nguy hiểm.

Sự kiện: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc vật nuôi

Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô. Gà Đông Tảo là loài rất khó tính, không quen nuôi nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi vì thế chất lượng thịt mới ngon, săn chắc. Hiện trên thị trường, mỗi cặp gà Đông Tảo có thể có giá từ vài triệu đến cả chục triệu đồng. Tuy nhiên để nuôi được thành công giống gà này không phải dễ dàng vì những bệnh nguy hiểm.

Gà Đông Tảo có giá trị kinh tế cao nhưng cũng khó nuôi vì dễ mắc bệnh. Ảnh minh họa 

Phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà Đông Tảo

Theo trại giống gà Đông Tảo Phúc Thành, bệnh tụ huyết trùng có tính lan truyền và mãn tính, vì thế nhiều hộ dân rất sợ khi gà bị nhiễm bệnh này. Đây là loại bệnh do vi khuẩn Pasteurella gây nên. Sở dĩ mà gà mắc chứng bệnh này là do mật độ nuôi quá dày, và thả lẫn lộn các giống gà với nhau dễ lây lan mầm bệnh, mặt khác nguồn nước không đảm bảo vệ sinh cũng là yếu tố lây truyền bệnh.

Gà bị bệnh tụ huyết trùng thường có biểu hiện đi phân lỏng, gầy gù, dù và có thể bị sưng khớp. Ở thể mãn tính, gà có thể bỏ ăn, xù lông, cổ họng có đờm, dãi, gà có thể chết trong thời gian ngắn từ 1 – 3 ngày do bị kiệt sức. Nếu gà đông tảo mắc bệnh này, tỉ lệ chết khá cao. Để tránh được những nguy hại không đáng có, tốt nhất bà con không nên nuôi chung gà đông tảo với các giống gà khác, nhất là vật nuôi lạ mang từ nơi khác về vì khả nặng bị lây bệnh rất cao. Cho gà uống kháng sinh theo định kì và kiểm tra hoạt động của gà thường xuyên, sử dụng thức ăn tự nhiên, chất lượng, nếu thức ăn công nghiệp nên có nguồn gốc rõ ràng.

Bệnh mổ cắn ở gà Đông Tảo

Bệnh mổ cắn ở gà đông tảo chia thành nhiều loại như mổ cắn ở hậu môn, mổ cắn đứt lông, mổ cắn ở ngón chân, mổ cắn trên đầu. Nguyên nhân gà mắc chứng bệnh này là bị kích thích do ngoại kí sinh, cho ăn thức ăn với lượng ngô quá nhiều, gà bị nhịn đói lâu hay thiếu ổ đẻ dẫn đến mổ nhau.

Để khắc phục được tình trạng trên, bà con nên dùng thức ăn loại tốt, chuồng nuôi rộng, thoáng với mật độ nuôi vừa phải, đủ máng ăn uống để gà đỡ tranh nhau. Khi có gà mổ cắn mà vết thương trầy xước bà con nên dùng thuốc Methylen bôi vào, lưu ý là không nên dùng thuốc màu đỏ sẽ kích thích gà mổ nhau tiếp.

Những bệnh thường gặp khi nuôi gà thả vườn và cách phòng trị(VietQ.vn) - Nuôi gà thả vườn là một phương pháp nuôi truyền thống và khá phổ biến nhưng lại dễ phát sinh dịch bệnh dễ khiến gà bị chết.

Bệnh ngộ độc do mặn, hoá chất, nhấm mốc aflatoxin

Cũng theo trang trại gà Đông Tảo Kiều Hoa, ngộ độc muối làm gà Đông Tảo uống nước nhiều, tích nước dưới da, bại liệt, có thể sưng khớp. Ngộ độc hoá chất, gà cũng uống nước nhiều, có khi chưa kịp có triệu chứng đã chết, mổ ra có mùi hoá chất bị nhiễm trước hết là ở diều, mề, lâu hơn có thể thấm vào thịt. Cả đàn gà Đông Tảo cùng ăn uống một loại thức ăn đều biểu hiện bệnh, con gà Đông Tảo nào ăn khoẻ còn bị ngộ độc nhanh hơn.

Giống gà Đông Tảo thuần chủng con ăn ngô mốc có đầu đen ở hạt, khô lạc mốc, thức ăn vón mốc . . . là bị ngộ độc mà nguy hại nhất là độc tố aflatoxin làm gà kém ăn, lông xù, giảm đẻ rõ rệt, trứng ấp nở kém. Ngộ độc nặng gây chết gà rất nhanh. Gan của gà con sưng có chấm xuất huyết, màu xám hoặc vàng đất thó, thận gà ốm sưng và xuất huyết.

Phòng ngộ độc bằng cách theo dõi đàn gà Đông Tảo thường ngày, thấy hiện tượng khác thường là phải xem xét ngay nước uống, thức ăn. Thức ăn mặn phải cho thêm ngô, cám; thức ăn mốc, có hoá chất phải loại bỏ. Nếu nước bẩn, nhiều con, nước giếng khơi, nước ao... là phải thay, phải lọc sát trùng. Tuyệt đối không để thức ăn, nước uống cạnh thuốc sâu, thuốc chuột....

Bệnh Marek trên gà Đông Tảo

Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hoặc mãn tính do virus thuộc họ Herpes virus thuộc nhóm B liên kết tế bào bắt buộc. Virus có thể tồn tại lâu trong đệm lót, bụi bặm ở chuồng gà Đông Tảo bệnh đến 16 tuần, trong glycerin 6 tháng. Virus có ở các lỗ chân lông, bám vào vỏ trứng, được thải ở phân gà, dải đớt. Gà ốm truyền bệnh cho gà khoẻ trực tiếp tiếp xúc, hoặc qua đường hô hấp, qua vật thải, lông, dót, vỏ trứng, phân... Tuổi gà mẫn cảm với bệnh Marek. từ 4-20 tuần.

Marek dạng cổ điển (mãn tính) thường gây ở gà lớn 3-4 tháng tuổi, thể hiện phổ biến là gà đẻ không vững dẫn đến què (liệt) 1 hay 2 chân và cánh, trường hợp nặng cả 2 chân đều liệt, một chân choãi ra đằng trước, một chân choãi ra đằng sau (hình com pa), nếu thần kinh cổ bị nhiễm thì gục đầu xuống hoặc vẹo cổ ra đằng sau. Một số gà Đông Tảo bị viêm thần kinh mắt (Iridociclitis) ở gà lớn 9 tháng tuổi trở lên, thuỷ tinh thể bị đục, không tròn, có con bị biến dạng ra hình răng cưa, không nhìn thấy nên không ăn được, gầy, yếu, kiệt sức, chết

Marek dạng nội tạng (cấp tính) thường ở gà con 6- 16 tuần tuổi, khối u phát triển ở hầu hết các cơ quan nội tạng như gan, lách, thận, dạ dày tuyến, ruột, buồng trứng, màng treo ruột, da, tim, túi fabricius....

Gà Đông Tảo ốm bị kiệt sức nhanh, ỉa chảy, chết nhanh. Mổ gà ốm thấy khối u ở nội tạng, có cơ quan nội tạng to lên gấp 2-3 lần, nhất là lách và gan (nên nhiều người quen gọi nôm na là "bệnh to gan"), tỷ lệ chết 5-60%.

Phòng bệnh Marek chính là thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh thú y, chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Hàng ngày quét, nhặt thu dọn lông và đốt hết vì virus tồn tại lâu trong chân lông. Tiêm phòng vacxin Marek cho gà Đông Tảo con lúc mới nở ngay tại trạm ấp. Không nuôi gà lớn, gà con lẫn lộn. Bệnh Marek chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu.

Minh Châu (T/h)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang