Gen "độ cao": Kế thừa từ người cổ đại

author 15:54 05/07/2014

(VietQ.vn) – Tạp chí Nature vừa công bố thông tin về việc phát hiện loại gen được kế thừa từ một loài người cổ đại, cho phép người hiện đại sống trên vùng có độ cao lớn.

Người Tây Tạng mang trong mình gen "độ cao"

Theo tin tức mới nhất trên BBC News, các biến thể của gen EPAS-1 - có ảnh hưởng đến oxy trong máu, là loại biến thể thường gặp ở người Tây Tạng, nhiều người trong số họ sống quanh năm ở độ cao 4000 m. Điều bất ngờ là một trong những trình tự DNA của họ khớp với trình tự DNA được tìm thấy ở loài người Denisovan đã tuyệt chủng. 

Phát hiện gen được kế thừa từ loài người đã tuyệt chủng

Người Denisovan cổ đại. Ảnh minh họa

Denisovan - Loài người đã tuyệt chủng 

Nhiều người trong chúng ta vấn mang trong mình DNA của loài người đã tuyệt chủng. Cả người Neanderthal và Denisovan đều đóng góp một phẩn DNA cho con người ngày nay. 

Người Denisovan chỉ được biết đến qua mẫu DNA từ xương ngón tay của một bé gái được tìm thấy trong hang động ở trung tâm Siberia. Điều này đã cho phép các nhà khoa học so sánh DNA cổ đại với trình tự gen ngày nay để hiểu rõ hơn về dấu vết còn lại của giao phối cổ đại.

Phát hiện gen được kế thừa từ loài người đã tuyệt chủng

Mẩu xương tay của người Denisovan. Ảnh: Max Planck Institude for Evolutionary Anthropology

Hoạt động của gen EPAS1

Khi cơ thể tiếp xúc với nồng độ oxy thấp ở độ cao lớn, EPAS1 báo hiệu cho các gen khác trong cơ thể hoạt động, kích thích phản ứng sản xuất thêm tế bào máu đỏ. 

Các biến thể bất thường phổ biến ở người Tây Tạng có lẽ đã được trải rộng qua chọn lọc tự nhiên sau khi tổ tiên của họ chuyển tới vùng cao nguyên ở độ cao lớn ở châu Á hàng ngàn năm trước đó. 

Trả lời phỏng vấn BBC News, Rasmus Nielsen từ Đại học California, Berkeley cho biết khi chúng ta ở độ cao lớn, cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sinh lý tiêu cực như say độ cao. Cơ thể chúng ta cố gắng sản xuất nhiều hơn các tế bào máu đỏ. Tuy nhiên, do không thích nghi với môi trường có độ cao lớn, chúng ta sẽ sản xuất quá nhiều tế bào máu đỏ, dẫn đến tăng huyết áp và có nguy cơ đột qụy hoặc tiền sản giật (ở phụ nữ mang thai). 

Phát hiện gen được kế thừa từ loài người đã tuyệt chủng

Người Tây Tạng có thể sống ở nơi có độ cao lớn. Ảnh: Getty Images

Nhưng người Tây Tạng được bảo vệ khỏi nguy cơ này nhờ việc sản xuất ít tế bào máu đỏ hơn. 

Các biến thể của EPAS1 ở người Tây Tạng được phát hiện bởi đội ngũ giáo sư của Nielsen trong năm 2010. Nhưng các nhà nghiên cứu không thể giải thích lý do tại sao nó rất khác với trình tự DNA được tìm thấy loài người ngày nay. Do đó họ xem xét thứ tự gen cổ xưa hơn để tìm câu trả lời. "Chúng tôi so sánh nó với người Neanderthal, nhưng không thể tìm thấy bất kỳ một sự phù hợp nào. Sau đó, chúng tôi so sánh nó với người Denisovan và thật ngạc nhiên, trình tự AND hoàn toàn khớp”.

Giáo sư Nielsen cho biết đây là một ví dụ điển hình của việc con người thích nghi với môi trường mới thông qua giao phối với loài người cổ đại.

Tuyết Trinh


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang