Giảm mạnh số lượng doanh nghiệp yếu kém trong 5 năm gần đây

author 06:48 12/04/2020

(VietQ.vn) - Số lượng các doanh nghiệp yếu kém, thuộc diện giám sát đặc biệt theo xếp loại của SCIC trong 5 năm gần đây có xu hướng giảm mạnh.

Báo cáo mới nhất của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết, tính đến ngày 8/4, SCIC đang quản lý danh mục gồm 143 doanh nghiệp với giá trị vốn Nhà nước 29.266 tỷ đồng. Trong năm 2019 và quý I/2020, SCIC tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp quản trị thông qua vai trò cổ đông Nhà nước, tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động, xử lý tồn tại phát sinh tại các doanh nghiệp trong danh mục, đặc biệt là các Tập đoàn, Tổng công ty có quy mô vốn lớn, mới tiếp nhận có tình hình tài chính phức tạp. Thông qua vai trò cổ đông, SCIC đã tăng cường công tác quản trị đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, có vốn Nhà nước chi phối, có vai trò quan trọng trong danh mục của SCIC như: Công ty cổ phần (CTCP) Dược Hậu Giang, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk)...

SCIC tập trung thực hiện tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động và xử lý dứt điểm tồn tại các doanh nghiệp yếu kém. Ảnh minh họa.

Cũng trong năm 2019, hoạt động của nhiều doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định. Tổng doanh thu năm 2019 của các doanh nghiệp SCIC có vốn chủ sở hữu ước đạt 122.321 tỷ đổng, tương ứng lợi nhuận sau thuế năm 2019 ước đạt 24.757 tỷ đồng. Trong đó, một số doanh nghiệp có ước tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2019 đạt cao như: Công ty TNHH 2 thành viên Đầu tư thương mại Tràng Tiền (90%), Công ty TNHH Khai thác và Chế biến đá An Giang (72%), Công ty CP Vật liệu xây dựng khoáng sản Bình Thuận (41%), Công ty CP Sữa Việt Nam (36%), Công ty Tư vấn đầu tư và Đầu tư Việt Nam (35%), Công ty CP Viễn thông FPT (29%)…

Về phía những doanh nghiệp có nhiều tồn tại, yếu kém, SCIC đã tập trung thực hiện tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động và xử lý dứt điểm tồn tại, điển hình như: Vinaconex, Dược Hậu Giang, Domesco, Thương mại Tràng Tiền, Vietracimex, Nông công nghiệp Hà Trung, Giầy Đông Anh, Bảo Minh, Sứ Hải Dương, XNK Tổng hợp II… Một số doanh nghiệp sau khi tái cơ cấu, xử lý tồn tại đã triển khai bán vốn thành công mang lại hiệu quả cao cho Nhà nước: Vinaconex, Du lịch khách sạn Kim Liên, Nhựa Bình Minh,...

Đồng thời, SCIC cũng đã chú trọng xử lý các doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt, định kỳ rà soát, đề xuất hướng xử lý. Nhờ đó, số lượng các doanh nghiệp yếu kém, thuộc diện giám sát đặc biệt theo xếp loại của SCIC trong 5 năm gần đây có xu hướng giảm mạnh, năm 2015 có 49 doanh nghiệp đến năm 2019 còn 25 doanh nghiệp.

Dù hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong danh mục đầu tư của SCIC chịu các tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, nhưng Tổng công ty đã triển khai nhiều giải pháp đồng hành với các doanh nghiệp nhằm duy trì ổn định tình hình sản xuất kinh doanh như linh hoạt về nguyên liệu sản phẩm, tồn kho và chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất; đẩy mạnh tái cơ cấu tài chính; lập phương án cơ cấu nợ; chủ động làm việc với ngân hàng tìm giải pháp cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay…

Cần tận dụng 'giai đoạn vàng' để cứu doanh nghiệp(VietQ.vn) - Dịch Covid-19 đã gây tác động bất lợi lớn đến nền kinh tế nói chung cũng như các doanh nghiệp. Để vượt qua được giai đoạn sóng gió này, rất cần có các quyết sách hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể, phù hợp và nhanh chóng đi vào thực tiễn.

Thanh Tùng

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang