Giao lưu trực tuyến: 'Chất lượng nước giải khát đóng chai với sức khỏe người tiêu dùng'

authorTrần Thanh 06:37 05/10/2016

(VietQ.vn) - Sáng nay, Chất lượng Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến với độc giả về chủ đề: "Chất lượng nước giải khát đóng chai với sức khỏe người tiêu dùng”.

Sự kiện: Giao lưu trực tuyến

Vào lúc 9h nay (5/10), Chất lượng Việt Nam Online - VietQ.vn tổ chức giao lưu trực tuyến với độc giả về chủ đề "Chất lượng nước giải khát đóng chai với sức khỏe người tiêu dùng”, nhằm giúp độc giả, người tiêu dùng có thêm kiến thức về chất lượng các loại nước giải khát (NGK) và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận về quy định pháp lý, tiêu chuẩn đối với NGK

 Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hoàng Linh phát biểu khai mạc chương trình giao lưu trực tuyến

Thị trường NGK đóng chai đang ngày càng được ưa chuộng bởi tính tiện lợi và hợp khẩu vị nhiều người. Tuy nhiên, việc lạm dụng NGK công nghiệp gây ra nhiều nguy cơ, tác hại cho sức khỏe. Trong NGK công nghiệp có chứa nhiều đường và chất phụ gia, gây ra gánh nặng cho hệ xương, răng, hệ tiết niệu và hệ tiêu hóa, đẩy bạn đến gần với nhiều loại bệnh tật khó chữa.

Bên cạnh đó, nhiều loại NGK đóng chai bị làm giả, kém chất lượng vẫn đang trôi nổi trên thị trường và tác hại của chúng còn cao hơn gấp nhiều lần.

Buổi giao lưu trực tuyến sẽ đưa ra đánh giá về tổng quan về thị trường NGK đóng chai và lợi ích của NGK đóng chai  đối với sức khỏe con người; phổ biến kiến thức cho người tiêu dùng về thị trường NGK đóng chai; phổ biến các quy định pháp lý, tiêu chuẩn chất lượng đối với NGK đóng chai; phản ánh thực trạng công tác kiểm soát, kiểm tra, xử lý vi phạm về chất lượng NGK đóng chai.

Chương trình còn đặt ra vấn đề hoàn thiện khung pháp lý, hiệu quả trong kiểm soát chất lượng đảm bảo an toàn cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước giải khát phát triển đúng pháp luật.

Chương trình có sự tham gia của các khách mời:

- Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

- Ông Đỗ Hoài Nam  - Vụ trưởng Vụ Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ ( Bộ KH&CN)

- TS Trần Quốc Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa

- Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch,Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD

- PGS,TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia công nghệ thực phẩm ( ĐH Bách khoa, Hà Nội)

- Ông Nguyễn Phan Huy Khôi - Giám đốc Đối ngoại, Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Xin mời quý độc giả, doanh nghiệp quan tâm xin gửi câu hỏi về hòm thư: [email protected] để tham gia giao lưu cùng với khách mời.

BBT

NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU:

- Cùng một sản phẩm nhưng kết quả thử nghiệm khác nhau, tại sao lại có trường hợp này? Xin ông cho biết năng lực kiểm tra chất lượng và phương thức phân tích mẫu NGK đóng chai hiện nay của các đơn vị thử nghiệm ra sao? ( Nguyễn Minh Lý - [email protected] )

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:
 Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tham dự và trả lời nhiều câu hỏi bạn đọc quan tâm gửi về chương trình GLTT

Một sản phẩm có kết quả thử nghiệm khác nhau thì rất có thể phản ánh rằng chất lượng của sản phẩm này không có sự đồng đều và có nguy cơ dẫn đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Tuy nhiên để khẳng định chất lượng sản phẩm có vấn đề hay không thì cần phải xem xét một cách tổng thể từ quá trình sản xuất cho đến toàn bộ khâu bảo quản lưu giữ sản phẩm, thậm chí kể cả việc đánh giá lại các phương pháp thử nghiệm có chính xác.

1. Về nguyên tắc, kết quả thử nghiệm của các tổ chức thử nghiệm có thể sẽ khác nhau nếu:

a) Mẫu thử nghiệm không đồng nhất do một số nguyên nhân như lấy mẫu, trộn mẫu, chia mẫu không đồng nhất hoặc cố ý lấy mẫu để thử nghiệm lần 1 khác với mẫu lấy lần 2 hoặc lưu mẫu không đảm bảo để thay đổi chất lượng,…;

b) Phương pháp thử nghiệm khác nhau cũng dẫn đến kết quả thử khác nhau.

c) Độ không đảm bảo đo của phép đo hoặc sai số của các loại thiết bị thử nghiệm được tính toán, xác định không phù hợp hoặc không được duy trì theo các thông số kỹ thuật ban đầu.

d) Thao tác, kinh nghiệm của người thử nghiệm viên khác nhau.

2. Để đảm bảo độ chính xác của kết quả thử nghiệm, vai trò của cơ quan quản lý, cơ quan chỉ định là phải định hướng, kiểm tra, thanh tra các tổ chức thử nghiệm được chỉ định thì mới có kết quả thống nhất; các tổ chức thử nghiệm được chỉ định phải có trách nhiệm tuân thủ đúng theo phương pháp thử nghiệm do Bộ quản lý chuyên ngành quy định, phải tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật về lĩnh vực thử nghiệm (Phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, các thử nghiệm viên phải được đào tạo phù hợp với lĩnh vực thử nghiệm, phải tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo và so sánh liên phòng, xác định độ không đảm bảo đo...; phải đăng ký hoạt động thử nghiệm mới được xem xét chỉ định).

3. Khi thực hiện việc thử nghiệm lần 2, cần lưu ý các vấn đề sau:

a) Mẫu thử nghiệm phải là mẫu lưu của thử nghiệm lần 1, không thực hiện lấy mẫu mới vì nếu thử nghiệm trên mẫu lấy mới sẽ không đảm bảo hai mẫu thử nghiệm này là đồng nhất với nhau.

 b) Việc thử nghiệm này phải do tổ chức thử nghiệm được chỉ định thử nghiệm phân bón thực hiện.

c) Phương pháp thử nghiệm lần 2 phải giống phương pháp thử nghiệm lần 1.

Theo quy định các tổ chức thử nghiệm phải đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm và được chỉ định để thực hiện hoạt động thử nghiệm phù hợp QCVN.

Do đó, về cơ bản các tổ chức thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm và được chỉ định là có đủ năng lực thử nghiệm, đáp ứng yêu cầu quy định. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng của hoạt động thử nghiệm đối với nước giải khát, các tổ chức thử nghiệm nên tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo. Hiện nay, Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL 3 thuộc Tổng cục TCĐLCL đang tổ chức chương trình thử nghiệm thành thạo đối với nước giải khát.

- Sau 5 năm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực, theo ông NTD Việt Nam đã thực sự được bảo vệ hay chưa? Đối với những trường hợp vị xâm phạm quyền lợi, NTD cần phải làm gì để bảo vệ chính mình? ( Nguyễn Duy Mạnh - [email protected] )

Ông Nguyễn Mạnh Hùng- Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam:

Sau hơn 5 năm thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, công tác bảo vệ quyền lợi NTD đã có nhiều tiến bộ và đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay thì tôi cho rằng không ai dám nói rằng NTD Việt Nam đã thực sự được bảo vệ.

Có thể nói, hành vi xâm hại quyền lợi NTD vẫn diễn ra, vừa trắng trợn, vừa tinh vi. Do vậy, để hạn chế thiệt hại, NTD nên tìm hiểu, nắm vững luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Trong trường hợp bị xâm hại quyền lợi, thì tùy tính chất vụ việc, hãy sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp. Đó là trực tiếp thương lượng với chính tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Hoặc thông qua bên thứ ba, trong đó có tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD để giải quyết theo phương thứchòa giải. Hoặc qua trọng tài thương mại hay Tòa án.

- Người tiêu dùng đang đồng loạt đòi hỏi các DN phải công khai rõ các thành phần trong NGK, THP thực hiện điều này như thế nào? ( Phương Linh - [email protected] )

Ông Nguyễn Phan Huy Khôi - Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Tân Hiệp Phát:
  • Như tôi đã đề cập ở trên, THP luôn minh bạch với người tiêu dùng về các sản phẩm của mình. Ngoài việc in trên bao bì cụ thể thành phần theo đúng với tiêu chuẩn sản xuất, chúng tôi còn truyền thông rộng rãi đến người tiêu dùng về công dụng và chất lượng sản phẩm của mình. Qua việc mời người tiêu dùng tham quan nhà máy, dây chuyền sản xuất, kiểm chứng chất lượng sản phẩm, đồng thời thực hiện kiểm nghiệm định kỳ tại các trung tâm kiểm định uy tín trong và ngoài nước để làm cơ sở thông tin đến người tiêu dùng

- Có ý kiến cho rằng, hiện tại vẫn còn lỗ hổng trong quản lý chất lượng NGK đóng chai. Cụ thể là cơ sở sản xuất tự thử nghiệm và công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Cơ quan chức năng chỉ làm công tác hậu kiểm, nhưng công tác này lại không thường xuyên, dễ bỏ lọt hàng kém chất lượng ra thị trường. Ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này? ( Đỗ Thanh Huyền - [email protected] )

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng Cục Trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Việt Nam:

Đúng vậy. Đây là một vấn đề lớn trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa không chỉ đối với NGK mà còn đối với các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng khác. Các cơ quan quản lý nhà nước không thể có đủ nguồn lực để đi kiểm tra, thử nghiệm đối với tất cả các loại NGK. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, Doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng về sản phẩm NGK cung cấp ra thị trường. Trường hợp NGK không đảm bảo an toàn, không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Các cơ quan quản lý nhà nước qua quá trình theo dõi việc thực thi các quy định pháp luật theo mức độ rủi ro của sản phẩm sẽ quyết định việc tăng cường kiểm soát chất lượng ngay từ ban đầu (tiền kiểm) hay kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa sau khi đã được lưu thông trên thị trường (hậu kiểm).

Để thực hiện biện pháp hậu kiểm thì cơ quan chức năng (theo Luật ATTP là Bộ Công Thương) cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng, ATTP lưu thông trên thị trường. Bộ KHCN sẽ đẩy mạnh công tác cảnh báo chất lượng đối với SPHH nói chung, trong đó có nước giải khát.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cần nghiên cứu chỉnh sửa, ban hành QCVN theo hướng cần kiểm soát chặt chẽ đối với mặt hàng nước giải khát trước khi lưu thông trên thị trường.

- Người tiêu dùng nên đánh giá về nước giải khát như thế nào là có chất lượng? ( Mai Thùy Linh - [email protected] )

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia Viện Công nghệ Sinh Học và Công nghệ thực phẩm:

Chất lượng một sản phẩm được đánh giá bởi 2 yếu tố.

Một là chất lượng cảm quan, tức là người tiêu dùng dùng cảm quan của mình để đánh giá chất lượng sản phẩm như là mùi, vị, màu, trạng thái của sản phẩm.

Người tiêu dùng phải đánh giá mức độ an toàn thực phẩm, hay nói cách khác là sản phẩm có lành hay không. Điều này người tiêu dùng khoogn tự đánh giá được, vì một số chất độc hại không lộ ra thành mùi, màu, trạng thái, hay vị của sản phẩm. Vì vậy, chỉ tiêu về an toàn thực phẩm phải do cách doanh nghiệp công bố và các cơ quan có thẩm quyền phân tích, thẩm định để công bố. Và người tiêu dùng nên theo dõi các công bố này để xem sản phẩm có an toàn, thích ứng với mình hay không.

Tuy nhiên, với các loại nước giải khát pha chế thì nên hạn chế sử dụng. 

- Ông có thể cho biết sâu hơn về Trà thảo mộc Dr Thanh? Đâu là khác biệt của SP này so với các loại NGK khác trên thị trường? ( Phương Thủy - [email protected] )

Ông Nguyễn Phan Huy Khôi - Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Tân Hiệp Phát:
  • Dr. Thanh là 1 sản phẩm Nước giải khát đặc biệt của chúng tôi, có 1 không 2 trên thị trường. Được chiết xuất từ 9 loại thảo mộc, sản xuất trên công nghệ aseptic tạo nên 1 sản phẩm là sự kết hợp tinh túy của các loại thảo mộc và đảm bảo giữ nguyên các hàm lượng chất quý. Dr.Thanh ngoài công dụng là giải khát còn hỗ trợ quá trình thanh lọc cơ thể của con người.

  • Một điều hết sức đặc biệt nữa về dòng sản phẩm này đó là nó hoàn toàn tinh khiết, nguyên chất. Đây là sản phẩm tuyệt đối không có bất cứ một chất phụ gia, chất bảo quản, màu công nghiệp hay hương vị nhân tạo nào trong sản phẩm này. Nó hoàn toàn nguyên chất tự nhiên.

- Sự cố C2, Rồng đỏ đang gây nhiều tranh cãi trong việc đền bù, theo ông với mức đề xuất con số đền bù từ nhà sản xuất thì liệu có thỏa đáng với thiệt hại mà NTD gánh chịu hay không? ( Nguyễn Thị Ngọc Tú - [email protected] )

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam:

Qua 2 cuộc họp giữa Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và Công ty URC cùng các cơ quan hữu quan, Công ty URC đã nhất trí việc bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng do hai lô sản phẩm lỗi của URC gây ra. Bên Hội chưa nhận được con số cụ thể nào từ phía URC đưa ra. 

- Người tiêu dùng đang có xu hướng sử dụng nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên, ông đánh giá gì về xu hướng này? ( Hà Thu Giang - [email protected] )

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia Viện Công nghệ Sinh Học và Công nghệ thực phẩm:

Đây lẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai, nước ta cũng đang hướng đến xu hướng đó.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vẫn rất ít loại nước giải khát tự nhiên.

- Hiện nay, NGK đóng chai nằm trong nhóm sản phẩm cần tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về ATVSTP, vậy theo ông tại sao vẫn có những sản phẩm nhiễm chì mà không được cơ quan chức năng phát hiện? ( Đinh Ngọc Diệp - [email protected] )

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam:

Câu hỏi này có lẽ cơ quan chức năng mới có câu trả lời chính xác. Tôi chỉ nghĩ, điều kiện các phòng thí nghiệm của Việt Nam đủ khả năng phân tích, phát hiện. Thực tế cũng đã chứng minh. Như vậy vấn đề không phải là yếu tố kỹ thuật. Tôi cũng không rõ cơ quan chức năng có khó khăn do hạn chế kinh phí thử nghiệm không ? Nếu khả năng đó cũng bị loại trừ thì phải chăng là do công tác hậu kiểm chưa làm thường xuyên.

- Bằng cách nào THP chứng minh được chất lượng SP của mình? ( Kim Phương - [email protected] )

Ông Nguyễn Phan Huy Khôi - Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Tân Hiệp Phát:

Có 4 yếu tố để chúng tôi tin và khẳng định cho chất lượng sản phẩm của mình:

  • Thứ nhất: Con người, chúng tôi có đội ngũ kỹ sư, nhân sự dày dặn kinh nghiệm, tâm huyết đoàn kết cùng thực hiện mục tiêu chung. Tập thể anh chị em tại THP đều ý thức rất rõ sứ mệnh của công ty là “ sản xuất kinh doanh các sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng châu Á với mùi vị và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời thỏa mãn nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng để trở thành đối tác được ưa chuộng hơn trong kinh doanh.

  • Thứ hai: Nguồn nguyên liệu thì như tôi chia sẻ ở trên, hoàn toàn có nguồn gốc thiên nhiên.

  • Thứ ba: Công nghệ, chúng tôi đang sử dụng công nghệ hiện đại nhất thế giới – Aseptic.

  • Thứ tư: về quản lý, chúng tôi đang áp dụng hệ thống quản lý chât lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, HACCP

Bên cạnh các yếu tố chủ quan trên đây, chúng tôi còn mời người tiêu dùng, khách hàng, các chuyên gia trong và ngoài nước đến tham quan nhà máy, dây chuyền, quy trình sản xuất và trực tiếp kiểm chứng chất lượng sản phẩm cho khách quan. Với hàng chục ngàn lượt người đã tham gia và đều xác nhận về công nghệ, chất lượng sản phẩm của THP được sản xuất và kiểm soát một cách khắt khe, chúng tôi tin, con đường chúng tôi đang đi là đúng đắn.

 

- Hiện nay có bao nhiêu tiêu chuẩn về mặt hàng NGK đóng chai? Các doanh nghiệp tự công bố tiêu chuẩn, chất lượng thì cơ quan nào kiểm tra, giám sát việc này? ( Lê Tuấn Anh - [email protected] )

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng Cục Trưởng Tổng cục TCĐLCL:

1. Về TCVN: Tính đến thời điểm hiện nay, trong hệ thống TCVN có:

+ 59 TCVN về đồ uống có cồn;

+ 37 TCVN về đồ uống không cồn

2. Về QCVN: Hiện nay, có 03 QCVN về Đồ uống do Bộ Y tế ban hành

- QCVN 6-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai;

- QCVN 6-2:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đồ uống không cồn.

- QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật ATTP thì Bộ Công Thương có trách nhiệm “Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột vàcác thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ”.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 điểm b khoản 2 Điều 62 Luật ATTP thì Bộ Y tế có trách nhiệm:

“Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ”.

- Ông có thể chia sẻ về chiến lược phát triển SP của THP trong thời gian sắp tới? ( Thành Long - [email protected] )

Ông Nguyễn Phan Huy Khôi - Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Tân Hiệp Phát:
  • THP vẫn theo đuổi tầm nhìn là trở thành 1 doanh nghiệp hàng đầu châu Á trong lĩnh vực Nước Giải Khát, chiến lược phát triển chung thì chúng tôi vẫn theo đuổi các sản phẩm nước giải khát có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, vẫn sẽ là các sản phẩm có nguồn gốc chiết xuất từ thiên nhiên.

  • Bên cạnh đó, với chiến lược phát triển tập trung về các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, có lợi cho sức khỏe, chúng tôi không chỉ dừng lại ở Trà thảo mộc Dr Thanh, Trà xanh Không Độ, Trà ô Long linh chi mà tại THP, công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm hết sức được chú trọng. Thành quả mà chúng tôi đang có đó là một ngân hàng sản phẩm với khoảng gần 100 sản phẩm khác nhau và sẵn sàng tung ra thị trường vào thời điểm thích hợp.

- Thực trạng công nghệ sản xuất nước giải khát tại Việt Nam hiện nay? Ông đánh giá gì về công nghệ đó? ( Lê Thị Vân Anh - [email protected] )

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia Viện Công nghệ Sinh Học và Công nghệ thực phẩm:

Công nghệ sản xuât NGK được đánh giá bằng hai yêu cầu.

Thứ nhất là nguyên liệu sản xuất và công thức pha chế. Điều này phụ thuộc vào chính bản thân doanh nghiệp mua nguyên liệu ở đâu, pha chế như thế nào, có phù hợp với tiêu chuẩn của Bộ Y tế hay không.

Thứ 2 là công nghệ đóng gói. Có rất nhiều nước sản xuất theo công nghệ rất hiện đại. Việt Nam đã nhập một số dây chuyền đóng gói sản phẩm từ các nước tiên tiến.

 

- Hiện nay, do nhu cầu nhập khẩu và chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp trong nước khá lớn, tuy nhiên nhiều công nghệ lạc hậu cũng được nhập về, là cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá, thẩm định công nghệ, Bộ KHCN có những biện pháp nào ngăn chặn việc này? ( Nguyễn Trần Thanh Hoa - [email protected] )

Ông Đỗ Hoài Nam - Vụ trưởng vụ đánh giá, thẩm định và Giám định công nghệ:

Với chính sách mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều công nghệ tiên tiến trên thế giới đã được du nhập vào Việt Nam tuy nhiên cũng có một số trường hợp đã nhập vào Việt Nam các công nghệ lạc hậu, không đảm bảo an toàn tiêu thụ nhiều năng lượng, nhiên liều và gây ô nhiễm môi trường.

Để ngăn chặn việc nhập khẩu các công nghệ lạc hậu vào VN cần tăng cường công tác thẩm định công nghệ các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời cần năng cao trình độ năng lực thẩm định của các cơ quan quản lý KHCN tại các địa phương. 

Việc thẩm định Công nghệ các dự án phải là yêu cầu bắt buộc trong quá trình xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án.

Để ngăn chặn việc nhập khẩu máy móc thiết bị cũ lạc hậu Bộ KHCN ban hành thông tư số 23/TT-BKHCN ngày 30 tháng 11 năm 2015 hướng dẫn việc nhập khẩu máy móc thiết bị,dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 sẽ góp phần vào việc hạn chế và ngăn chặn việc đưa vào Việt Nam các máy móc thiệt bị có công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường mà các nước đã công bố loại bỏ hoặc yêu cầu đóng cửa, ngừng hoạt động.

Ngoài ra, trong luật chuyển giao công nghệ đã ban hành danh mục công nghệ cấm chuyển giao và danh mục công nghệ hạnh chế chuyển giao nhằm kiểm soát các công nghệ không đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Trước một số vụ bê bối về sản phẩm có hàm lượng chì vượt mức cho phép, trong khi trên bao bì vẫn công bố đạt chuẩn, ông đánh giá gì về trách nhiệm minh bạch thông tin của các DN hiện nay? ( Thanh Bình - [email protected] )

Ông Nguyễn Phan Huy Khôi - Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Tân Hiệp Phát:
  • Ở đây tôi không bàn đến hoạt động của các doanh nghiệp khác, tôi chỉ muốn đề cập đến những hoạt động mà THP triển khai áp dụng. Tất cả các sản phẩm của chúng tôi đều được sản xuất theo thông số, thành phần được in trên bao bì, các tiêu chuẩn này đều thông qua các cơ quan có thẩm quyền kiểm chứng đánh giá và cấp chứng nhận. Trên bao bì chúng tôi cũng ghi rất rõ các khuyến cáo trong quá trình sử dụng bảo quản để sản phẩm được sử dụng có vị giác tốt nhất cho người tiêu dùng.

  • Không chỉ vậy, suốt gần 2 năm qua, THP hàng tuần đều tiếp đón hàng trăm khách hàng, các chuyên gia, người tiêu dùng trong và ngoài nước thăm quan nhà máy và dây chuyền sản xuất để trực tiếp kiểm nghiệm về dây chuyền, quy trình sản xuất và đặc biệt là chất lượng sản phẩm. Chúng tôi cũng đang gấp rút hoàn thiện 1 website để chỉ trong ít ngày nữa đây sẽ chính thức công bố toàn bộ nhà máy, dây chuyền sản xuất lên mạng internet để minh bạch thông tin nhanh hơn, nhiều hơn nữa với người tiêu dùng và khách hàng khắp nơi. Tôi tin rằng, minh bạch thông tin là nền tảng để thúc đẩy doanh nghiệp đi đến thành công cao nhất, bởi chỉ có minh bạch thông tin thì chúng ta mới có cơ hội lắng nghe để hoàn thiện mình và tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

  • Cùng với đó, chúng tôi luôn thực hiện nghiêm ngặt quy trình kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm định kỳ tại các trung tâm kiểm nghiệm không chỉ của nhà nước mà còn ở các trung tâm kiểm nghiệm uy tín trong và ngoài nước.

- Xin hỏi ông Đỗ Hoài Nam, trong trường hợp công nghệ nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu thì sẽ xử lý như thế nào? ( Phạm Văn An - [email protected] )

Ông Đỗ Hoài Nam - Vụ trưởng vụ đánh giá, thẩm định và Giám định công nghệ:

Hoạt động chuyển giao công nghệ là quan hệ dân sự được điều chỉnh theo quy định của Bộ luật dân sự. Do đó các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ được xử lý theo các quy định của Bộ luật dân sự, luật thương mại và luật chuyển giao công nghệ.

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ được xử lý theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ. Về nguyên tắc, các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ được các bên giải quyết trên cơ sở thương lượng hòa giải. Trường hợp không hòa giải được sẽ đưa ra giải quyết tại tòa án kinh tế. Việc lựa chọn cơ quan xét xử do các bên thỏa thuận.

- Theo ông, việc kiểm soát chất lượng nước giải khát hiện nay đã đầy đủ về công cụ cũng như cơ sở pháp lý hay chưa? Cục có những khó khăn gì trong quản lý chất lượng hàng hóa nói chung và nước giải khát nói riêng? ( Minh Quyết - [email protected] )

Ông Trần Quốc Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa:

Việc kiểm soát chất lượng nước giải khát hiện nay về cơ bản đã đầy đủ công cụ, pháp lý như các Luật và các văn bản dưới Luật đã nêu trên. 

Đối với các cơ quan kiểm tra còn có những khó khăn về kinh phí, nhân lực, các trang thiết bị kiểm tra nhanh tại hiện trường; cần phải được Nhà nước tăng cường đầu tư.

 

- Hiện nay có rất nhiều chủng loại NGK đóng chai được sản xuất với quy trình không đảm bảo, nguyên liệu kém chất lượng nên sản phẩm bị nhiễm khuẩn, mất ATTP. Vậy, ông có khuyến cáo như thế nào đối với NTD khi sử dụng NGK đóng chai trên thị trường? ( Phạm Văn Vương - [email protected] )

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam:
 Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng

Tôi đề nghị, khi mua, sử dụng NGK đóng chai trên thị trường, NTD không nên mua, sử dụng NGK đóng chai không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, quá hạn sử dụng, thuộc diện ngừng lưu thông, phải thu hồi (ngay cả  đối với những sản phẩm có nhãn mác và của các thương hiệu nổi tiếng).

- Nước giải khát nhiễm chì đang là nỗi ám ảnh của người tiêu dùng hiện nay, nó có tác động cụ thể gì đến sức khỏe? ( Hoàng Ngọc Lan - [email protected] )

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia Viện Công nghệ Sinh Học và Công nghệ thực phẩm:

Nước giải khát nhiễm chì không phải là hiện tượng phổ biến.

Nguyên nhân chính của hiện tượng nhiễm chì là do nguồn nước tự nhiên có khả năng bị nhiễm chì, vì vậy nhà sản xuất phải xử lý để loại bỏ các chất độc hại và đặc biệt là kim loại nặng (thủy ngân, chì, cadimi, và một á kim độc hại asen (thạch tím),...). 

Nguồn nhiễm kim loại nặng có khả năng ở ngay trong các chất phụ gia mà nhà sản xuất sử dụng ví dụ như chất tạo vị chua như axit chanh (axit citric), bản thân axit này có thể bị nhiễm chì, bởi vì mỗi nước có cách sản xuất có khả năng nhiễm kim loại nặng ở mức độ khác nhau. Vì vậy, NSX phải lựa chọn loại chất phụ gia mua về để sản xuất rõ nguồn gốc và kiểm tra chất độc hại có trong đó.

Nguồn nhiễm kim loại nặng có thể đi từ bao bì sản phẩm. Có nhiều loại bao bì, bao bì phổ biến hiện nay là chất dẻo, nhưng một số dùng bao bì kim loại như hộp nhôm hoặc hộp mạ thiếc. Bao bì bằng nhựa rất dễ bị nhiễm kim loại nặng vì trong quá trình gia công, người ta dùng chất hóa dẻo để gia công bao bì, trong đó, catdimi rất nhiều. Vì vậy, các doanh nghiệp lớn tự sản xuất bao bì từ nhựa nguyên khai sẽ không bị nhiễm kim loại. Cò các doah nghiệp nhỏ sử dụng chai nhựa tái chế hoặc các chai nhựa dùng lại thì rất dễ bị nhiễm bẩn.

Loại bao bì bằng kim loại như nhôm và mạ thiếc rất có khả năng bị thôi nhiễm kim loại nặng. Vì vậy, trước khi nạp nước giải khát vào chai, hộp phải phủ một lớp chống ăn mòn để tránh hiện tượng thôi nhiễm kim loại nặng từ bao bì.

- So với tiêu chuẩn trên thế giới, tiêu chuẩn về NGK đóng chai ở Việt Nam có gì khác biệt? Các DN sản xuất hay nhập khẩu mặt hàng này sẽ phải tuân thủ những điều kiện gì để hàng hóa được lưu thông trên thị trường? ( Dương Chi - [email protected] )

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng Cục Trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Việt Nam:

So với tiêu chuẩn trên thế giới, tiêu chuẩn về NGK đóng chai ở Việt Nam về cơ bản không có gì khác biệt, vì phần lớn các tiêu chuẩn quốc gia về NGK đóng chai được xây dựng trên cơ sở tham khảo hoặc hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực.

Hiện nay, Luật ATTP đã quy định rất cụ thể về điều kiện đối với cơ sở SXKD (từ Điều 34 đến Điều 37); điều kiện bảo đảm an toàn đối với đối với thực phẩm nhập khẩu, trong đó quy định điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu (Điều 38), kiểm tra nhà nước về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu (Điều 39), trình tự, thủ tục và phương thức kiểm tra nhà nước về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu (Điều 40).

- Doanh nghiệp tôi đã ký kết chuyển giao công nghệ về Aseptic của Châu Âu, xin hỏi quy trình thẩm định công nghệ này được thực hiện như thế nào khi về Việt Nam? ( Trần Quốc Anh - [email protected] )

Ông Đỗ Hoài Nam - Vụ trưởng vụ đánh giá, thẩm định và Giám định công nghệ:

Theo quy định, các thỏa thuận chuyển giao công nghệ phải lập thành hợp đồng bằng văn bản. Nếu công nghệ chuyển giao thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì phải lập hồ sơ để xin giấy phép chuyển giao công nghệ. Bộ KHCN là cơ quan cấp phép chuyển giao công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.

Nếu công nghệ không thuộc danh mục công nghệ cấm chuyển giao hoặc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì các bên có quyền tự nguyện đăng kí hợp đồng để được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật. Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày các bên kí kết hợp đồng phải nộp hờ sơ đến cơ quan quản lý KHCN để được đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Bộ KHCN cấp giấy chứng nhận đăng kí hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của thủ tướng chính phủ. Các trường hợp còn lại do các Sở KHCN các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận đăng kí.

- Thưa ông, ông có thể cho biết: Các bước kiểm soát đối với một công ty nước giải khát muốn đưa sản phẩm hàng hóa của mình ra thị trường lưu thông? Khi bị phát hiện không an toàn, họ bị xử lý như thế nào? ( Gia Bách - [email protected] )

Ông Trần Quốc Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa:

Một công ty nước giải khát mà người tiêu dùng muốn đưa sản phẩm của mình ra lưu thông, phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy định của pháp luật liên quan.

Cụ thể về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia như: QCVN 6-2:2010/BYT; QCVN 8-3:2012/BYT).

Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh bị phát hiện có sản phẩm, hàng hóa không an toàn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, tại Nghị định 80/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hàn chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa; Nghị định 178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

 

- Liệu có loại nước giải khát đóng chai nào nguyên chất hoàn toàn tự nhiên? ( Nguyễn Thu Hiền - [email protected] )

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia Viện Công nghệ Sinh Học và Công nghệ thực phẩm:
 Trong chương trình GLTT, chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh đã có nhiều trả lời tư vấn cho bạn đọc và người tiêu dùng về lựa chọn và sử dụng nước giải khát

Trên thị trường có rất nhiều loại nước giải khát đóng chai được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như từ cam, chanh, táo, lê, rau má,.... Nhưng để bảo quản được lâu các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng công nghệ thanh trùng và công nghệ lọc vi sinh để loại vi sinh vật ra khỏi tránh trường hợp các loại nước bị hư hỏng.

Tuy nhiên, trong quá trình đóng gói, vận chuyển và bảo quan, lưu thông trên thị trường không tránh khỏi hiện tượng nhiễm khuẩn từ các tác nhân gây hư hỏng từ môi trường vì vậy nhà sản xuất vẫn phải sử dụng chất bảo quản theo một hàm lượng được khống chế chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm không bị hư hỏng, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

- Vừa qua, hàng loạt những bê bối liên quan đến sản phẩm NGK đóng chai khiến cho NTD rất lo ngại, Hiệp hội đã có động thái nào để bảo vệ quyền lợi cho NTD hay chưa? ( Đặng Trung Đức - [email protected] )

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam:

Lên tiếng trên báo chí là một trong các động thái bảo vệ quyền lợi NTD mà Hội thực hiện. Có vụ, Hội kiên trì lên tiếng trên hàng chục phương tiện truyền thông như Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam VOV, Truyền hình Nhân Dân, các báo Người tiêu dùng, Dân Trí, Trí thức trẻ, Phụ nữ Việt Nam, Thanh niên, An ninh tiền tệ, Gia đình & Xã hội, Kinh doanh & Pháp luật và cả VietQ.vn nữa. Qua đó, kiến nghị cơ quan nhà nước, đấu tranh với hành vi vi phạm, tư vấn NTD.

Hội đã trực tiếp làm việc với doanh nghiệp để bảo đảm quyền lợi NTD. Hội còn tổ chức hội thảo chuyên đề về “Nước uống đóng chai và quyền lợi người tiêu dùng”.

- Thưa ông, quản lý ATTP NGK đóng chai thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế, còn quản lý thị trường NGK đóng chai thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương, vậy Bộ KH&CN có trách nhiệm gì không đối với mặt hàng này khi ra thị trường? ( Phạm Thị Nhung - [email protected] )

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

Theo Luật ATTP thì Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành quy chuẩn lỹ thuật quốc gia về thực phẩm, Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với nước giải khát.

Trách nhiệm của Bộ KHCN là tham mưu giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa theo Luật Chất lượng SPHH, Luật TC&QCKT:

Do đó, Bộ KH&CN, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong thời gian vừa qua thường xuyên đẩy mạnh hoạt động cảnh báo chất lượng thông qua việc lấy mẫu nước giải khát trên thị trường, thử nghiệm để qua đó đưa ra cảnh báo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đồng thời thống nhất về hoạt động ĐGSPH, về các phép thử quy định trong TCVN để tránh có sự vênh nhau về kết quả.

- Những thành phần – hợp chất cơ bản nào tạo nên nước giải khát? Vì sao cần phải có những hợp chất đó trong các sản phẩm? ( Nguyễn Thanh Thanh - [email protected] )

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia Viện Công nghệ Sinh Học và Công nghệ thực phẩm:

Cần phân biệt 2 nhóm nước giải khát, nhóm thứ nhất hoàn toàn đi từ các chất có từ tự nhiên như nước cam, nho, táo, chanh,.. đó là những loại nước ép từ các loại rau quả. Đây là loại nước uống tự nhiên hoàn toàn. Thực chất, các nhà sản xuất đã mô phỏng cách uống nước trong các gia đình. Đây là loại nước có giá trị dinh dưỡng tốt, có lợi cho sức khỏe. Các gia đình hoàn toàn có thể tự làm tại nhà.

Nhóm thứ nhất là các loại nước pha chế. Nhóm lại chia thành 2 nhóm nhỏ: Nhóm thứ nhất là mô phỏng các loại hoa quả tự nhiên từ màu, mùi và vị như nước chanh, cam, táo,.. nhưng không phải nước ép tự nhiên. Loại này phải sử dụng các loại chất phụ gia như tinh dầu tổng hợp tạo mùi, chất tạo màu,chất tạo đục tạo vị để tạo nên các loại nước giải khát giống thật để hấp dẫn người tiêu dùng. Loại này có rất nhiều trên thị trường, thậm chí nhiều hơn loại nước uống tự nhiên.

Nhóm thứ 2, các loại nước giải khát được pha chế theo thị yếu người tiêu dùng sử dụng các loại chất phụ gia chứ không mô phỏng theo sản phẩm tự nhiên. Loại này cũng rất phát triển. Với 2 loại nước giải khát này mục đích chủ yếu là cung cấp nước vào cơ thể một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, phần lớn là dùng hóa chất nên làm cho con người dễ bị nhiễm độc, uống nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe.

 

- Nguyên liệu của THP có nguồn gốc từ đâu và được kiểm soát chất lượng như thế nào? ( Thùy Dương - [email protected] )

Ông Nguyễn Phan Huy Khôi - Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Tân Hiệp Phát:
  •  Ông Nguyễn Phan Huy Khôi - Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Tân Hiệp Phát trả lời các câu hỏi của người tiêu dùng quan tâm tới chất lượng và thương hiệu nước giải khát ở Việt Nam hiện nay
  • THP cung cấp các sản phẩm Nước Giải Khát có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng do đó nguyên liệu của chúng tôi đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. Ví dụ: đối dòng sản phẩm trà xanh không độ đó là trà từ vùng nguyên liệu Thái Nguyên, Trà thảo mộc Dr.Thanh là 9 loại thảo mộc v.v….

  • Để kiểm soát chất lượng đầu vào chúng tôi tổ chức ở nhiều cấp, cấp đầu tiên là nhà cung cấp nguyên liệu phải thỏa mãn các tiêu chí do chúng tôi yêu cầu, cấp tiếp theo chúng tôi tiến hành mẫu thử tại phòng thử nghiệm, chỉ có những nguyên liệu đạt tiêu chuẩn mới được nhập và đưa vào sản xuất, cấp cuối cùng trước khi lưu kho và bán ra thị trường các sản phẩm đều được tiến hành lấy mẫu và làm các kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm.

- Hiện nay có rất nhiều sản phẩm nước đóng chai nhỏ lẻ trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất xứ mà giá thành lại rất thấp. Có thể quản lí và kiểm tra chất lượng của những sản phẩm đó khi số lượng mặt hàng nhiều đến vậy? ( Nam Khánh - [email protected] )

Ông Trần Quốc Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa:

Để quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm nước đóng chai lưu thông trên thị trường, đã có các văn bản Quy phạm pháp luật quy định. Như: Luật Chất lượng Sản phẩm hàng hóa, Luật ATTP và các văn bản dưới Luật. Việc quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm phải tuân theo các quy định này.

Các doanh nghiệp sản xuất, lưu thông các sản phẩm nước giải khát đóng chai phải tuân thủ một cách nghiêm túc các quy định của pháp luật về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nêu trên.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó người tiêu dùng cũng phải có biện pháp để tự bảo vệ mình bằng cách tự kiểm tra, lựa chọn hàng hóa trước khi mua; không mua những loại nước giải khát đóng chai không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng.

- Là một tổ chức đứng về phía người tiêu dùng, Hội đã có tiếng nói như thế nào với các nhà làm chính sách trong việc đưa ra những giải pháp quản lý mặt hàng này để đảm bảo cho NTD được sử dụng các sản phẩm an toàn? ( Bùi Bích Đào - [email protected] )

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam:

Hội đã tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Như Luật ATTP và Nghị định hướng dẫn thi hành, Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính về ATTP. Xây dựng dự thảo QCVN Điều kiện vệ sinh an toàn nước uống đóng chai. Tổ chức các hội thảo chuyên đề về nước uống đóng chai, qua đó kiến nghị giải pháp với cơ quan nhà nước và cảnh báo cho người tiêu dùng.

- Hiện Việt Nam có quy chuẩn về NGK đóng chai hay chưa? Thủ tục công bố hợp quy với mặt hàng này được thực hiện như thế nào? ( Vũ Duy - [email protected] )

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng Cục Trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Việt Nam:

QCVN 6-2:2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn yêu cầu thực hiện công bố hợp quy theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN (nay là Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN).

Theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 19/2012/TT-BYT, doanh nghiệp có thể thực hiện công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hoặc dựa trên kết quả tự đánh giá của doanh nghiệp.

 

- Các doanh nghiệp Việt Nam có được hưởng các chế độ ưu đãi nào không từ Bộ KH&CN trong lĩnh vực đầu tư, chuyển giao công nghệ? ( Vũ Văn Minh - [email protected] )

Ông Đỗ Hoài Nam - Vụ trưởng vụ đánh giá, thẩm định và Giám định công nghệ:

Về các ưu đãi trong việc đầu tư và chuyển giao công nghệ được thực hiện theo quy định tại luật đầu tư, luật KHCN, luật công nghệ cao và luật chuyển giao công nghệ. Luật đầu tư quy định các lĩnh vực công nghệ và các địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được hưởng các ưu đãi về thuế. 

Trường hợp, dự án sử dụng công nghệ cao đáp ứng yêu cầu của luật công nghệ cao thì được hưởng ưu đãi thuế cao nhất của luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Việc chuyển giao công nghệ thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao vào vungfnoong thôn miền núi và địa bàn có kinh tế xã hội khó khăn được hưởng các ưu đãi đối với thuế nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng và thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại luật quản lý thuế.

- Trước thị trường hàng hóa thật – giả phức tạp như hiện nay, trên vai trò DN, THP có lời khuyên nào cho người tiêu dùng có thể phân biệt và lựa chọn được những SP thật? ( Đoàn Trung - [email protected] )

Ông Nguyễn Phan Huy Khôi - Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Tân Hiệp Phát:
  • Đúng là tình hình thị trường hiện nay rất phức tạp, nếu được phép chia sẻ lời khuyên đến khách hàng thì tôi mong rằng mỗi người hãy là một khách hàng thông minh. Những nhà sản xuất lớn như THP, luôn minh bạch thông tin về sản phẩm, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng hoạt động này một mặt là để khách hàng hiểu rõ sản phẩm trước khi lựa chọn, mặt khác cũng chính là cam kết đối với cá sản phẩm của mình, do đó khách hàng tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi quyết định.

  • Nước Giải Khát là sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, do đó cũng được các cơ quan chức năng quản lý nghiêm ngặt, có nhiêu tiêu chuẩn chất lượng được đặt ra buộc nhà sản xuất phải thỏa mãn các tiêu chí đó và tất cả các thông tin này đều được công bố rộng rãi. Đối với những sản phẩm không công bố rõ ràng chúng ta không nên chọn.

- Nước giải khát tràn lan trên thị trường. Vậy cơ quan quản lý có giải pháp gì để giúp khách hàng là "người tiêu dùng thông minh" chứ không phải chờ đến khi hàng giả bị xử lý mới nhận biết được? ( Hoài Anh - [email protected] )

Ông Trần Quốc Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa:

Để giúp người tiêu dùng, có thể lựa chọn được sản phẩm nước giải khát đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thì người tiêu dùng cần phải kiểm tra hàng hóa trước khi mua.

Cụ thể:

Kiểm tra về nhãn hàng hóa, xem có ghi đầy đủ: tên hàng hóa, tên cơ sở, địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần hoặc thành phần định lượng, thông tin cảnh báo vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. Tuyệt đối không mua và sử dụng những sản phẩm nước giải khát đóng chai không có hoặc không đầy đủ các thông tin trên.

Trong một số trường hợp, người tiêu dùng có thể kiểm tra bằng phương pháp cảm quan (Ví dụ: nước uống tinh khiết đóng chai thì không có vẩn đục).

 

 

- Tình trạng hàng nhái, hàng giả ở mặt hàng NGK đóng chai vẫn diễn ra khá phổ biến, theo ông giải pháp nào có thể ngăn chặn tình trạng này? ( Nguyễn Thảo - [email protected] )

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam:

Có thể thấy tình trạng sản xuất, kinh doanh NGK đóng chai giả, nhái nhãn mác diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng chưa được ngăn chặn hiệu quả. NGK đóng chai giả còn đến từ nguồn nhập lậu qua biên giới Trung Quốc.

Để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng hàng nhái, hàng giả, tôi kiến nghị trước hết cần thắt chặt công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát tận gốc nơi sản xuất, buôn bán, vận chuyển lậu qua biên giới và xử lý nghiêm các vụ vi phạm. Các nhà sản xuất cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng để phát hiện hàng giả, tuyên truyền, hướng dẫn NTD phân biệt hàng thật, hàng giả, hàng nhái. Sở dĩ nói ra điều này vì vẫn có những nhà sản xuất lo ngại NTD sẽ quay lưng nên không muốn công khai việc sản phẩm của mình bị làm giả. Về phía người tiêu dùng, tôi đề nghị, khi phát hiện hàng giả cần thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan.

- Việc nhập khẩu công nghệ được nhiều DN, tập đoàn quan tâm đầu tư, việc đánh giá, thẩm định các công nghệ này được Bộ KH&CN thực hiện như thế nào? ( Phạm Quốc Hảo - [email protected] )

Ông Đỗ Hoài Nam - Vụ trưởng vụ đánh giá, thẩm định và Giám định công nghệ:

Thông thường, việc nhập khẩu công nghệ được thông qua các dự án đầu tư, do đó việc thẩm định các công nghệ được thực hiện thông qua việc thẩm định các dự án đầu tư theo quy định của luật đầu tư. Trong quá trình xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư hoạc quyết định đầu tư, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư gửi hồ sơ dự án đến cơ quan quẩn lý khoa học công nghệ để xin ý kiến về nội dung công nghệ.

Trong trường hợp doanh nghiệp mua công nghệ theo các hợp đồng độc lập thì được thực hiện theo quy định của luật chuyển giao công nghệ.

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp mua máy móc,dây chuyền thiết bị công nghệ có kèm theo các đối tượng công nghệ thì trong hợp đồng mua công nghệ cần gửi kèm theo danh mục máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ để được xem xét trong quá trình thẩm định. 

Bộ KH&CN ban hành quy định thông tư số 03 ,thẩm định công nghệ các dự án đầu tư. Trong đó quy định rõ thủ tục trình tự, quy trình thẩm định công nghệ và phân cấp quản lý đối việc thẩm định công nghệ. 

Trong quá trình thẩm định, cơ quan quản lý KH&CN có thể thành lập các hội đồng cin ý kiến tư vấn của các chuyên gia chuyên ngành để xem xét đánh giá công nghệ, trong một số trường hợp có thể mời các tổ chức định giá công nghệ để xem xét đánh giá giá trị của công nghệ được chuyển giao mua bán

 

- Nước giải khác đem lại lợi ích gì cho sức khỏe? Khi nào nó trở nên có hại? ( Dương Hạnh - [email protected] )

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia Viện Công nghệ Sinh Học và Công nghệ thực phẩm:

Nước giải khát được sản xuất với mục đích đưa nguồn nước vào người, tuy nhiên nếu chúng ta chỉ uống nước lọc thông thường thì sẽ rất khó uống chính vì vậy người ta phải đưa ra một loại nước có màu, mùi để dễ dàng đưa nước vào trong cơ thể và cung cấp cho con người đẩy đủ nước sau quá trình lao động.

Thêm vào đó, một số nước giải khát đã được bổ sung một số chất như vitamin, khoáng chất, hay một số loại chất tăng lực để con người sản khoái đồng thời cung cấp năng lượng cho cuộc sống.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất đã không tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm nên đã sử dụng một sôs chất phụ gia như chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị và một số chất dinh dưỡng không đúng chuẩn mực. Ví dụ như các loại chất tạo màu, tạo mùi với hàm lượng và chất lượng không đảm bảo dẫn đến có hại cho sức khỏe. Một số, doanh nghiệp nước giải khát cam kết đưa những chất dịnh dưỡng, khoáng chất nhưng thực tế lại không đưa vào, hoặc không đúng hàm lượng dẫn đến chất lượng nước giải khát không đảm bảo, thậm chí có hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

- Xin ông đánh giá về chất lượng nước giải khát trên thị trường Việt Nam hiện nay? ( Vân Anh - [email protected] )

Ông Trần Quốc Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa:
 Ông Trần Quốc Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa trả lời câu hỏi của bạn đọc

Theo Luật CLSPHH, chất lượng nước giải khát thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế. Bộ KHCN có vai trò phối hợp với Bộ Y tế trong việc quản lý chất lượng ATVSTP. Tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành về chất lượng vệ sinh ATTP, theo sự phân công của Ban chỉ đạo Vệ sinh ATTP TW.

Năm 2016, Cục Quản lý Chất lượng SPHH đã tiến hành khảo sát chất lượng nước giải khát trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Với kết quả: Khảo sát 19 mẫu các loại nước giải khát như nước cam ép, nước chanh, nước tăng lực, nước ổi, nước dứa,...

Kết quả cho thấy: 15/19 mẫu (bằng 78,9% số mẫu được khảo sát) sai về nhãn hàng hóa (theo quy định của Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa); 2/19 mẫu (khoảng 10,5%) không đạt chất lượng về chỉ tiêu vi sinh (theo QCVN 8-3:2012/BYT).

Qua khảo sát, cho thấy nước giải khát đóng trai trên thị trường hiện nay, chủ yếu vi phạm về nhãn hàng hóa. Một số loại nước giải khát đóng chai vi phạm về chất lượng theo QCVN.

 

- Dây chuyền công nghệ của THP là gì? Được nhập ở đâu? ( Văn Đức - [email protected] )

Ông Nguyễn Phan Huy Khôi - Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Tân Hiệp Phát:
  • Trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 20 năm, THP luôn luôn đổi mới công nghệ sản xuất để đáp ứng tốt nhất  nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay THP đang áp dụng công nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay trong sản xuất nước giải khát đó chính là công nghệ Aseptic. Công nghệ này được nhập từ Đức và chúng tôi cho triển khai trên cả 2 nhà máy đang hoạt động: 1 ở Bình Dương, 1 ở Hà Nam, 2 nhà máy sắp đi vào hoạt động ở Chu Lai và Hậu Giang cũng sẽ áp dụng công nghệ này trong sản xuất.

- Xin ông cho biết thị trường nước giải khát đóng chai tại Việt Nam có diễn biến như thế nào trong những năm gần đây? ( Trịnh Thành Luân - [email protected] )

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD:

Do phù hợp với cuộc sống hiện đại, nước giải khát (NGK) đóng chai ngày càng được sử dụng rộng rãi, nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh. Nguyên nhân còn do thành công tiếp thị. Đầu những năm 1990 ngành công nghiệp NGK đóng chai đã chi khoảng 43 triệu USD cho quảng cáo. Việc tiêu thụ NGK đóng chai đã tăng đáng kể tại Mỹ trong thập kỷ qua, với doanh số bán tăng gấp ba lần, khoảng 4 tỷ USD/năm.Tại Việt Nam, ngành công nghiệp đồ uống phát triển mạnh. Các hãng đồ uống hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam có đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài cũng đã xuất hiện. Ô nhiễm môi trường, dịch bệnh khiến con người tìm đến nguồn thực phẩm, đồ uống giúp phòng chống bệnh tật. Đồ uống có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn, có lợi cho sức khỏe ngày càng được ưa chuộng.

Thị trường NGK đóng chai phong phú, đa dạng, giúp người tiêu dùng (NTD) thực hiện quyền lựa chọn. Tuy nhiên, NTD đang phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thông tin quảng cáo gây nhầm lẫn; giá cả không đi đôi với chất lượng.

NGK là đồ uống hàng ngày, liên quan đến VSATTP, sức khỏe. NTD không khỏi lo lắng, thậm chí hoang mang khi các vụ NGK đóng chai kém chất lượng, không bảo đảm an toàn bị phát hiện. Như sản phẩm bị nhiễm vi khuẩn coliform gây bệnh đường ruột, tiêu chảy, nhiễm kim loại nặng, có dị vật, xác côn trùng, 6000 lon nước uống tăng lực, sử dụng loại đường không được phép sử dụng trong sản xuất nước ngọt. Có cơ sở SX nước tinh khiết nhưng nguồn lấy từ nước giếng khoan, khả năng ô nhiễm cao do thẩm thấu mặt đất, quanh giếng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhưng chỉ được xử lý qua hệ thống hết sức sơ sài. 

- Thưa lãnh đạo Tổng cục, người tiêu dùng luôn đặt nặng vấn đề tiêu chuẩn, chất lượng NGK đóng chai lên hàng đầu. Tuy nhiên việc áp dụng lại hoàn toàn phụ thuộc vào DN. Xin ông cho biết, có quy định nào bắt buộc DN thực hiện các tiêu chuẩn trong sản phẩm nước giải khát hay không? ( Hà Nam - [email protected] )

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

Theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (khoản 1 và khoản 3 Điều 62) và Luật Chất lượng SPHH (Điều 10, Điều 34), tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và bảo đảm sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Theo quy định tại Luật ATTP (Điều 10), Điều 3 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP quy định “Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi tắt là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực”.

Hiện nay, theo quy định pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam thì tiêu chuẩn là tự nguyện áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật là bắt buộc áp dụng. Do đó, DN có thể lựa chọn các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế hoặc tiêu chuẩn do chính DN xây dựng để áp dụng cho sản phẩm NGK của mình. Trường hợp NGK thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì DN phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng NGK phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật này.

- Những năm gần đây thị trường công nghệ Việt Nam đã phát triển khá mạnh, theo ông đó là do mức độ quan tâm của doanh nghiệp hay chính sách về lĩnh vực này đã được nhà nước quan tâm nhiều hơn về lĩnh vực này? ( Phạm Văn Tuấn - [email protected] )

Đỗ Hoài Nam - Vụ trưởng vụ đánh giá, thẩm định và Giám định công nghệ:
 Đỗ Hoài Nam - Vụ trưởng vụ đánh giá, thẩm định và Giám định công nghệ - Bộ KH&CN trong chương trình GLTT do VietQ.vn tổ chức

Trong thời gian vừa qua, nhà nước có sự quan tâm đến phát triển thị trường công nghệ tại Việt Nam, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chương trình thị trường công nghệ Việt Nam. Trong đó, tập trung hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho việc phát triển các tổ chức trung gian bao gồm: đầu tư xây dựng sàn giao dịch công nghệ quốc gia, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các tổ chức trung gia: Khuyến khích, hỗ trợ nâng cao năng lực và nguồn cầu công nghệ.

Đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Mặt khác, về phía doanh nghiệp do nhận thức được việc đổi mới công nghệ có vai trò quan trọng trong việc năng cao nagw lực công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh được trên thị trường trong bối cảnh quốc tế hóa ngày càng sâu rộng của nền kinh tế. Có thể nói rằng thị trường công nghệ Việt Nam còn mới nhưng có phát triển mạnh trong thời gian vừa qua nhờ sự quan tâm cả DN và nhà nước thông qua các chính sachs cụ thể

- Chào ông, hiện nay THP có khoảng bao nhiêu sản phẩm? Đâu là các sản phẩm chủ lực của THP hiện nay? ( Mai Loan - [email protected] )

Ông Nguyễn Phan Huy Khôi - Giám đốc Đối Ngoại Tập đoàn Tân Hiệp Phát:
  • Nếu tính hết, THP hiện nay có trên 20 sản phẩm. Ngoài Việt  Nam, hiện nay sản phẩm của chúng tôi đang được phân phối tại 16 quốc gia trên thế giới. Về sản phẩm chủ lực,  chúng tôi có 04 dòng sản phẩm chính hiện nay gồm: Trà thảo mộc Dr.Thanh, Trà xanh không độ, Nước tăng lực Number 1 và sữa đậu nành Number 1 Soya.

- Ông đánh giá thế nào về sự sôi động của thị trường nước giải khát hiện nay? Chất lượng chung của các sản phẩm như thế nào? ( Trần Xuân Quang - [email protected] )

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Chuyên gia Viện Công nghệ Sinh Học và Công nghệ thực phẩm:

Thị trường nước giải khát hiện nay khá phát triển, đây là một dấu hiệu rất tốt cho nền kinh tế và cũng như một cách đánh giá chất lượng phát triển cuộc sống của nhân dân.

Theo đánh giá tổng quan, chất lượng nước giải khát hiện nay khá ổn định và có chất lượng tốt. Hẩu hết các doanh nghiệp nước giải khát đang cạnh tranh khá tốt với sản phẩm NGK của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp rất quan tâm đến dây chuyền sản xuất hiện đại, thiết bị công nghệ tốt.

Các công ty NGK đầu tư khá bài bản về công nghệ tuy nhiên, vẫn có một số công ty nhỏ vẫn chưa đáp ứng được điều này, vì các công ty này chưa có vốn lớn để đầu tư công nghệ hiện đại nên người tiêu dùng còn nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm.

Gửi câu hỏi
captcha
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang