GLTT: Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra chuyên ngành

author 13:55 01/12/2016

(VietQ.vn) - 15h hôm nay ngày 1/12, Chất lượng Việt Nam online tổ chức giao lưu trực tuyến “Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra chuyên ngành”.

Sự kiện: Giao lưu trực tuyến

Triển khai Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả của của công tác kiểm tra chuyên ngành đối với các sản phẩm hàng hóa nhóm 2 là những hàng hóa có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

 Ông Trần Văn Dư - Tổng biên tập Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trao hoa tặng khách mời tham gia chương trình Giao lưu trực tuyến

Nhằm làm rõ những thay đổi về các quy định quản lý chuyên ngành và những phương thức kiểm tra chuyên ngành sẽ được áp dụng trong thời gian tới của cơ quan quản lý nhà nước;

Đưa ra những vướng mắc, khó khăn và những giải pháp tháo gỡ đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, đảm bảo giảm thiếu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu;

Tuyên truyền kết quả thực hiện NQ 19/2016/NQ-Cp liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhằm đem lại nhữnglợi ích cho doanh nghiệp và các bộ, ngành quản lý liên quan.

Chất lượng Việt Nam online có kế hoạch tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra chuyên ngành”, dự kiến từ 15h - 17h30' ngày 1 tháng 12 năm 2016.

Chương trình có sự tham gia của các khách mời:

- Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ KH&CN

- Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế - Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

- Bà Phạm Thu Giang - Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN - Bộ Công Thương

- Lãnh đạo Công ty Ống thép Hòa phát - Tập đoàn Hòa Phát

Xin mời quý độc giả, doanh nghiệp quan tâm xin gửi câu hỏi về hòm thư: [email protected] để tham gia giao lưu cùng với khách mời.

BBT

NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU:

- Xin hỏi ông Hoàng Linh, vừa qua Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có kiểm tra thực hiện Nghị quyết 19 tại Tổng cục TCĐLCL và yêu cầu rà soát lại hàng hóa nhóm 2 giữa Bộ KHCN và các bộ ngành, việc này Tổng cục và các Bộ ngành đã làm đến đâu rồi và bao giờ công bố danh sách hàng hóa nhóm 2 mới? chúng tôi có thể xem ở đâu danh sách đó. Cảm ơn ông! ( Lê Thanh Hòa - )

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ KH&CN:
 Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nguyễn Hoàng Linh phát biểu khai mạc chương trình Giao lưu trực tuyến

Thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ KH&CN đã tổ chức cuộc họp đối với tất cả các Bộ quản lý ngành lĩnh vực về việc rà soát sản phẩm hàng hoá nhóm 2. Tại cuộc họp, các Bộ quản lý ngành lĩnh vực cũng cho rằng cần xác định được chính xác nút thắt trong việc giảm thời gian thông quan thông qua việc giảm thời gian thực hiện thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng, cần tách bạch giữa thời gian kiểm tra và thời gian đánh giá sự phù hợp.

Thực tế cho thấy, thời gian lâu là nằm ở thời gian triển khai hoạt động đánh giá sự phù hợp. Bên cạnh đó, Tổng cục TCĐLCL, Bộ KH&CN đã liên tục trực tiếp làm việc cụ thể với các Bộ quản lý ngành lĩnh vực như Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Thông tin truyền thông…để rà soát, sửa đổi danh mục sản phẩm hàng hoá nhóm 2 của các Bộ ngành.

Qua các buổi làm việc, một số Bộ ngành đã tiếp thu và đề xuất sửa đổi loại bỏ một số sản phẩm hàng hoá trong danh mục sản phẩm hàng hoá nhóm 2. Một số Bộ ngành đề nghị giữ nguyên danh sách, một số Bộ ngành đề xuất thay đổi biện pháp quản lý. Cụ thể như sau:

STT

Tên sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 đề xuất loại bỏ ra khỏi danh mục

I

Bộ Xây dựng

1

Loại bỏ 07 sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm xi măng (Poóc lăng trắng, alumin, giếng khoan chung loại G, poóc lăng ít tỏa nhiệt, poóc lăng hỗn hợp ít tỏa nhiệt, poóc lăng xỉ lò cao, xây trát)

2

Loại bỏ 04 sản phẩm thuộc nhóm kính xây dựng (kính kéo, kính cán vân hoa, kính cốt lưới thép, kính phủ bức xạ thấp)

3

Loại bỏ 07 sản phẩm thuộc nhóm phụ gia xi măng, bê tông và vữa

4

Loại bỏ 07 sản phẩm thuộc nhóm sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe (Bột bả tường gốc xi măng poóc lăng, sơn epoxy, sơn alkyd, tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính, băng chặn nước PVC, vật liệu chống thấm gốc xi măng-polyme, Silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng)

5

Loại bỏ 03 sản phẩm thuộc nhóm chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình, ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ (Tấm xi măng sợi, ván MDF, ván dăm)

6

Loại bỏ 02 sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát (Gạch gốm ốp lát – gạch ngoại thất Mosaic, gạch terrazzo)

7

Loại bỏ 03 sản phẩm thuộc nhóm sứ vệ sinh

8

Loại bỏ 03 sản phẩm thuộc nhóm cốt liệu cho bê tông và vữa

II

Bộ Y tế

1

Loại bỏ 19 sản phẩm thuộcnhóm vị thuốc đông y có độc tính

2

Loại bỏ 07 sản phẩm thuộcnhóm thiết bị y học cổ truyền

III

Bộ Công Thương

1

Loại bỏ nhóm sản phẩm dệt may các loại

IV

Bộ Giao thông vận tải

 

Bộ Giao thông vận tải đã rà soát lại danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 để làm rõ các lĩnh vực và nhóm hàng hóa trong từng lĩnh vực, đồng thời tách ban hành thành 02 Danh mục, trong đó:

- Danh mục hàng hóa bắt buộc phải chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và áp dụng phương thức kiểm tra trước thông quan đối với 10 lĩnh vực với 181 sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

- Danh mục hàng hóa bắt buộc phải công bố hợp quy và áp dụng phương thức kiểm tra sau thông quan với 23 sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

V

Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn

 

- Loại bỏ ra khỏi Danh mục 16 sản phẩm (Giống cây trồng lâm nghiệp; Giống vật nuôi trên cạn; Động vật và sản phẩm động vật phi thực phẩm; Mẫu vật động vật hoang dã chết, kể cả bộ phận, dẫn xuất của chúng có thể nhận biết; Mẫu vật động vật hoang dã sống, kể cả nguồn con giống; Mẫu vật thực vật hoang dã chết, kể cả bộ phận, dẫn xuất của chúng có thể nhận biết; Mẫu vật thực vật hoang dã sống, kể cả nguồn giống; Sản phẩm lâm sản (gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ); Urê; Supe lân; Phân lân nhập khẩu; Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà; Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh cho vịt; Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn; Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh cho bê và bò; Chất xử lý cải tạo môi trường).

- Thay đổi tên các sản phẩm nhóm thuốc thú y để phù hợp với quy định tại Luật Thú y.

- Thay đổi tên 02 sản phẩm phân bón để phù hợp với quy định tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón.

- Cụ thể hóa 09 sản phẩm là máy móc, thiết bị nông nghiệp có khả năng gây mất an toàn (Máy kéo cầm tay, máy xới; Máy kéo nông lâm nghiệp; Thiết bị làm đất dẫn động cơ giới; Máy gieo hạt, máy trồng cây và máy cấy; Thiết bị phun bảo vệ cây trồng; Máy gặt, máy thu hoạch, máy đập tẽ; Máy cắt cỏ; Máy đóng kiện rơm, cỏ; Cưa xích cầm tay).

VI

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

 

Đề nghị vẫn giữ nguyên danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, không đề xuất loại bỏ sản phẩm, hàng hóa nào.

VII

Bộ Thông tin và Truyền thông

 

Đề nghị vẫn giữ nguyên danh mục sản phẩm, hàng hóa 2 và có bổ sung thêm vào danh mục (máy tính bảng; pin Lithium cho máy tính xác tay, điện thoại di động, máy tính bảng; thiết bị định tuyến biên khách hàng IPv6; thiết bị nút IPv6), không đề xuất loại bỏ sản phẩm, hàng hóa nào.

VIII

Bộ Quốc phòng

 

Không ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 vì các sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm đặc thù của ngành an ninh, quốc phòng

IX

Bộ Công an

 

Đề nghị vẫn giữ nguyên danh mục hàng hóa nhóm 2, không đề xuất loại bỏ sản phẩm, hàng hóa nào vì đây là đặc thù của ngành an ninh, quốc phòng

X

Bộ Khoa học và Công nghệ

 

Đề nghị vẫn giữ nguyên sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 như hiện nay, không đề xuất loại bỏ sản phẩm, hàng hóa nào và đề xuất thay đổi cách thức thực hiện đối với hàng nhập khẩu.

XII

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

Đề nghị vẫn giữ nguyên danh mục sản phẩm, hàng hóa như quy định tại Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg, không đề xuất loại bỏ sản phẩm, hàng hóa nào. Hiện nay, theo Khoản 2 Điều 70 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa được phân công trách nhiệm quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Đối với phế liệu nhập khẩu, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm tra hàng nhập khẩu theo quy định tại Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg.

Trách nhiệm quy định sản phẩm hàng hoá nhóm 2 là thuộc trách nhiệm của các Bộ ngành theo quy định tại Pháp luật Chất lượng Sản phẩm hàng hoá. Do vậy, độc giả có thể theo dõi trực tiếp trên Website chính thức của các Bộ ngành. Về phía Bộ KH&CN, sẽ tiếp tục đôn đốc và theo dõi tình hình rà soát, sửa đổi danh mục sản phẩm hàng hoá nhóm 2 của các Bộ ngành trong thời gian tới.

Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên, việc kiểm tra chuyên ngành theo Pháp luật Chất lượng Sản phẩm hàng hoá chỉ là một loại hình kiểm tra chuyên ngành. Ngoài ra còn có rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về hoạt động này như Luật An toàn thực phẩm, Pháp luật về kiểm dịch động thực vật, Pháp luật về tiết kiệm năng lượng...

 

- Xin bà cho ý kiến về việc phối hợp giữa các Bộ ngành trong công tác kiểm tra chuyên ngành, có hay không việc “đèn nhà ai nhà ấy rạng”? ( Gia Bách - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN - Bộ Công Thương:

Trong quá trình thực hiện, Bộ Công Thương thường xuyên phối hợp với các cơ quan khác, các Bộ ngành khác từ trong quá trình soạn thảo đến kết hợp khi đưa vào thực tế áp dụng.

Ví dụ đối với các Thông tư xây dựng từ 2013 trở về trước, các sản phẩm không có mã số HS đi kèm. Sau đó, Bộ CT đã phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan để rà soát lại toàn bộ các mặt hàng và ban hành mã HS, biện pháp quản lý đối với các sản phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương trong các văn bản liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện, các khó khăn vướng mắc thường được trao đổi bằng mọi hình thức qua điện thoại, email và đường công văn để tháo gỡ các vướng mắc.

Tuy nhiên, không thể tránh khỏi đôi lúc có những bất cập chưa thể tháo gỡ ngay mà cần có điều chỉnh, sửa đổi từ hệ thống văn bản nên không tránh khỏi việc “vênh” trong quá trình xử lý.

- Xin hỏi về nhóm hàng có mã HS 7208, 7225 có thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN và phải kiểm tra phân loại? ( Hoai Anh - [email protected] )

Bà Nguyễn Thị Thương - đại diện Công ty Ống thép Hòa phát:

Cần khẳng định rằng: theo quy định hiện hành, việc kiểm tra và áp mã HS, áp thuế suất nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu là trách nhiệm của cơ quan Hải quan – Bộ Tài chính.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN của liên Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu (sau đây viết tắt là Thông tư số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN) “các sản phẩm thép sản xuất trong nước, nhập khẩu phục vụ chế tạo trong nước (phân loại theo mã HS) quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN”. Tuy nhiên, theo phản ảnh của doanh nghiệp, các nhóm thép có mã HS 7208 và 7225 đều có tên trong Danh mục tại Phụ lục II và nhóm có mã HS 7225 có tên trong Danh mục tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN. Do vậy việc cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra để làm rõ cụ thể tên thép để áp mã HS cho phù hợp là không trái với quy định hiện hành.

Theo quy định Luật Hải quan (Điều 26), Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính thì hàng hóa nhập khẩu phải được áp mã HS với 08 chữ số. Do vậy, thông tin do doanh nghiệp cung cấp về mã HS của thép nhập khẩu chưa thực sự đầy đủ và khách quan (04 chữ số - chỉ phân nhóm, chưa chỉ rõ chủng loại (tên) hàng hóa).

Về ý kiến phản ảnh liên quan đến số lượng cắt mẫu kiểm tra không thống nhất: đề nghị doanh nghiệp cung cấp thêm thông tin cụ thể (cửa khẩu, tên hàng hóa nhập khẩu với mã HS…) để cơ quan quản lý có liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến trao đổi với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để chỉ đạo thống nhất thực hiện trên toàn quốc.

- Ông đánh giá như thế nào về thủ tục ĐGSPH? Hiện nay vẫn có hiện tượng nhập nhằng giữa hoạt động kiểm tra nhà nước hàng hóa XNK với hoạt động ĐGSPH, các Bộ ngành trực tiếp thực hiện hoạt động ĐGSPH chứ không xã hội hóa hoạt động này. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Liệu cơ quan quản lý nhà nước có làm trở ngại, làm giảm sức cạnh tranh của DN hay không? ( Trần Phương Hoa - [email protected] )

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế - Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):

Đúng là trong các thủ tục xuất nhập khẩu thì yêu cầu là vừa đảm bảo chất lượng an toàn của hàng hóa xuất nhập khẩu, duy trì quản lý nhà nước nhưng các thủ tục này phải thuận tiện, nhanh gọn cho các doanh nghiệp, thương nhân. Hiện tại theo phản ánh của doanh nghiệp thì có tình trạng nhiều thủ tục ĐGSPH đang tạo ra nhiều phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí tiền bạc.

Chẳng hạn có nơi doanh nghiệp trong Nam phải vận chuyển máy móc thiết bị ra ngoài Bắc để làm thủ tục kiểm định đánh giá rất mất thời gian và tốn kém. Một số quy định thủ tục dường như thiên về tận thu phí kiểm định mà chưa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như nếu đã lấy được chứng nhận đánh giá sự phù hợp của một dòng sản phẩm, của một hãng thì nên sử dụng cho nhiều lần nhập khẩu chứ không phải bắt doanh nghiệp cứ mỗi lô hàng phải đi làm lại một lần, thậm chí các lô hàng mẫu cũng đều phải thực hiện đầy đủ từ đầu, gây tốn kém chi phí và thời gian.

Đúng là đang có hiện tượng nhập nhằng giữa hoạt động kiểm tra nhà nước trong XNK với hoạt động đánh giá sự phù hợp và tình trạng độc quyền trong cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp. Chúng tôi cho rằng trong lĩnh vực này Nhà nước nên tăng cường xã hội hóa, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nếu đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện có thể cung cấp các dịch vụ này. Nhà nước là chủ thể đặt ra điều kiện để các tổ chức cung cấp này tham gia, giám sát chặt chẽ hoạt động này chứ không nên duy trì sự hiện diện độc quyền trong cung cấp các dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn của Việt Nam trong thời gian qua (trong lĩnh vực như kiểm định ô tô...) cho thấy Nhà nước hoàn toàn có thể rút ra trong rất nhiều lĩnh vực dịch vụ đánh giá sự phù hợp, huy động sự tham gia của nhiều tổ chức khác nhau và vẫn duy trì, thậm chí phát huy tốt hơn các mục tiêu quản lý nhà nước. Mục tiêu là không tạo ra sự độc quyền, huy động nguồn lực đầu tư tốt hơn và phát huy vai trò giám sát độc lập của cơ quan quản lý Nhà nước với các dịch vụ này.

- Yêu cầu của NQ 19 là phải đẩy mạnh việc thừa nhận kết quả ĐGSPHH, vậy việc thừa nhận kết quả của Bộ Công Thương về lĩnh vực này hiện nay như thế nào? ( Vân Anh - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN - Bộ Công Thương:

Thông thường việc đánh giá thừa nhận cần đảm bảo theo quy định chung ở đây là Thông tư 26/2013/TT-BKHCN về việc đánh giá chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp ở nước ngoài. Việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp căn cứ trên hợp tác giữa hai tổ chức/quốc gia. Tại các Thông tư quy định về quản lý đối với một số sản phẩm đều có quy định nội dung đánh giá chỉ định hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài.

Gần đây, đối với hoạt động kinh doanh đánh giá sự phù hợp Chính phủ đã ban hành Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định về việc đăng ký hoạt động của tổ chức kinh doanh đánh giá sự phù hợp. Hoạt động này cũng là hoạt động kinh doanh cho nên các đơn vị tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp cũng phải thỏa mãn các điều kiện như nhau.

Ngoài ra để thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp cần có đánh giá từ 2 góc độ, các nước đối tác có chấp nhận các kết quả đánh giá sự phù hợp của Việt Nam hay không? Hiện nay, VN cũng đã có một số đơn vị được chỉ định đánh giá chất lượng sản phẩm cho các nước. Điều kiện để được chấp nhận cũng phải thông qua đánh giá đảm bảo quy định của nước sở tại.

Một điểm cần quan tâm, trong quá trình quản lý các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định tham gia đánh giá chất lượng hàng hóa đều phải báo cáo đầy đủ và có đánh giá giám sát hàng năm. Đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp trong nước việc quản lý được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài việc đánh giá giám sát sẽ khó khăn hơn.

- Việc không thừa nhận lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý trong nước, thậm chí cả ở nước ngoài về kết quả ĐGSPH của tổ chức ĐGSPH sẽ gây khó khăn, vướng mắc gì cho doanh nghiệp? ( Hà Thu Giang - [email protected] )

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ KH&CN:

Đương nhiên về góc độ doanh nghiệp, nếu không được thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp ở nước ngoài thì doanh nghiệp phải thực hiện việc đánh giá sự phù hợp tại cửa khẩu. Việc này sẽ dẫn đến tăng chi phí đánh giá sự phù hợp (lấy mẫu, thử nghiệm, đánh giá); chi phí lưu kho bãi (nếu có),…mất thời gian để thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp cho sản phẩm hàng hoá nhập khẩu, dẫn đến kéo dài thời gian thông quan hàng hoá. 

- Là doanh nghiệp trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, việc đổi mới công nghệ được Tập đoàn Prime được thực hiện như thế nào trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm? ( Thanh Hương - [email protected] )

Ông Chinnachote-Mo-on - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Prime:

Có thể nói, hiện nay tập đoàn Prime là tập đoàn hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Về công nghệ, tập đoàn luôn cập nhật công nghệ mới nhất trên thế giới áp dụng vào quá trình sản xuất của mình. Ngoài việc cập nhật liên tục công nghệ mới, tập đoàn còn chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực để tiếp thu hiệu quả các công nghệ mới.

- Là Bộ quản lý chuyên ngành, với những khó khăn của DN, xin hỏi Bộ Công Thương đã có giải pháp như thế nào để hỗ trợ DN thuận lợi hóa hoạt động nhập khẩu theo chủ trương của Chính phủ? ( Mạnh Phúc - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN - Bộ Công Thương:

Cho đến nay, Bộ Công Thương luôn đồng hành cùng doanh nghiệp phù hợp chủ trương của chính phủ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động được thuận lợi.

Ví dụ: trong các Thông tư đã ban hành của Bộ Công Thương đều có các điều khoản để hỗ trợ doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc đối với kiểm soát chất lượng sản phẩm như:

Thông tư 28/2013/TT-BCT Thông tư Quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương có quy định về phương thức kiểm tra thường, kiểm tra chặt, kiểm tra giảm và chỉ kiểm tra hồ sơ tại các Điều 5, 6, 7, 8.

Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN có Điều 11. Quy định về áp dụng các hình thức kiểm tra giảm đối với thép nhập khẩu. Có 2 trường hợp được áp dụng là lấy mẫu giảm và kiểm tra hồ sơ nhập khẩu so với thực tế lô hàng nhập khẩu, thực hiện giám sát thông qua thử nghiệm mẫu.

Trong các Thông tư quản lý đã ban hành, Bộ Công Thương đều chỉ định và ủy quyền cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện kiểm tra đối với lô hàng. Các DN sau khi thực hiện đánh giá tại các tổ chức được BCT chỉ định không phải quay lại cơ quan nhà nước làm thủ tục để nhập khẩu. Với quyết định này của Bộ Công Thương các doanh nghiệp đã tiết kiệm được từ 1-3 ngày đối với thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi nhập khẩu tại cơ quan kiểm tra nhà nước.

 Quang cảnh buổi Giao lưu trực tuyến “Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra chuyên ngành” do Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) tổ chức

- Theo ông NQ 19 năm 2017 sắp tới của Chính phủ cần nhấn mạnh vào việc gì để đảm bảo tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh? ( Đỗ Xuân Mạnh - [email protected] )

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế - Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):

Theo tôi được biết thì Chính phủ đang rất khẩn trương để tiếp tục soạn thảo, ban hành Nghị quyết 19 năm 2017 với mục tiêu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh.

Tôi cho rằng cải cách, đơn giản hóa thủ tục chuyên ngành trong xuất nhập khẩu nên là một ưu tiên của Nghị quyết năm tới. Dù có chuyển biến nhưng chưa thực sự thay đổi mạnh mẽ ở lĩnh vực này trong hơn hai năm qua. Theo kết quả đo thời gian thông quan mà VCCI cùng với Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành thực hiện cuối năm 2015 vừa qua thì tỷ lệ hàng hóa thông quan trong vòng 48 giờ chỉ chiếm khoảng 38% tổng lô hàng thông qua, như vậy còn hơn 60% lô hàng cần phải mất từ 2 ngày trở lên. Lưu ý rằng mốc 48 giờ thông quan là cam kết của Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Và so với rất nhiều nước thì Việt Nam đang đi sau trong tiêu chí này.

Ngoài ra tập trung rà soát các điều kiện kinh doanh, thủ tục cấp phép hiện đang quy định tại các nghị định, luật... cũng nên là một ưu tiên. Thời gian qua theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, VCCI và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) có tiến hành rà soát độc lập các điều kiện kinh doanh tại 50 dự thảo nghị định vốn nâng cấp từ các thông tư lên đã phát hiện được rất nhiều vấn đề cần thay đổi, đơn giản hóa. Tôi cho rằng nếu mở rộng những rà soát độc lập dạng này ra các quy định pháp luật đang có hiệu lực hiện hành sẽ mang lại nhiều thông tin cho quá trình cải thiện môi trường kinh doanh sắp tới.

- Hiện có quá nhiều hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2, để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và gánh nặng cho hoạt động kiểm tra, theo ông có nên loại bỏ một số hàng hóa ra khỏi danh sách hàng hóa bắt buộc phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan hay không? ( Đinh Ngọc Diệp - [email protected] )

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ KH&CN:

Theo tôi điều này là cần thiết. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Bộ KH&CN sẽ tích cực phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành xem xét thay đổi cách thức kiểm soát đối với hàng nhập khẩu theo hướng tăng cường hậu kiểm đối với hàng hóa không thực sự rủi ro cao.

Việc lựa chọn loại bỏ hàng hóa không rủi ro ra khỏi danh mục với mục tiêu hướng tới giảm thiểu thời gian thông quan nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn sản phẩm, hàng hóa nhằm bảo vệ người tiêu dùng, cũng như các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

- Tôi là doanh nghiệp sản xuất trong nước, việc các DN nhập khẩu được tạo điều kiện thông thoáng liệu có hay không sự cạnh tranh không lành mạnh giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước? Quan điểm của bà như thế nào về việc tháo gỡ rào cản cho các DN nhập khẩu hiện nay? ( Diệu Linh - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN - Bộ Công Thương:

Ở đây cần hiểu rõ việc tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp nhập khẩu là như thế nào. Nếu các thủ tục được tạo điều kiện thông thoáng, điều đó có nghĩa các doanh nghiệp cùng được hưởng điều kiện như nhau. Việt Nam đã tham gia vào WTO, các yêu cầu về quản lý tuân thủ theo Hiệp định TBT/SPS đều quan tâm đến vấn đề công bằng. Các doanh nghiệp đều cùng trên một sân chơi. Các biện pháp quản lý không phân biệt doanh nghiệp nhập khẩu hay doanh nghiệp sản xuất trong nước. 

- Theo Báo cáo điều tra chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vừa được VCCI công bố, tỷ lệ doanh nghiệp chi trả chi phí không chính thức trong năm 2015 là 66%, cao hơn các năm trước. Trong khi đó, 65% doanh nghiệp vẫn cho rằng tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp còn phổ biến. Ông thấy thế nào về thực tại này? ( Đỗ Thị Minh Phương - [email protected] )

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế - Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):

Kết quả điều tra PCI của VCCI trong thời gian qua với khoảng 10.000 doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố cho thấy nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực gia nhập thị trường, chi phí thời gian, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp... nhưng lĩnh vực chi phí không chính thức thì mức độ thay đổi chậm, nếu không nói thậm chí thụt lùi. Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng việc chi trả chi phí không chính thức là phổ biến còn cao, quy mô các khoản chi này khá lớn.

Thực trạng này phản ánh quá trình thực thi thủ tục hành chính tại cấp địa phương còn rất nhiều vấn đề. Nó có thể là chất lượng các quy định pháp luật chưa cao, công chức nhà nước còn có có quyền để tùy nghi diễn giải quy định hành chính theo ý mình. Nó có thể là quy trình thủ tục chưa thực sự minh bạch, thuận lợi, doanh nghiệp muốn thực hiện nhanh chóng, thuận lợi thì phải chi trả tiền bôi trơn.

Tăng cường chất lượng văn bản pháp luật, giảm thiểu xin cho, minh bạch quy trình thủ tục, triệt để ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu sự tiếp xúc giữa công chức và doanh nghiệp, phát huy vai trò giám sát của người dân và doanh nghiệp... là những giải pháp để giảm thiểu tình trạng này trong thời gian tới. 

- Theo bà, việc hậu kiểm hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ “bỏ lọt” hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng ra thị trường và quyền lợi của người tiêu dùng (NTD) sẽ bị ảnh hưởng hay không? ( Thái Luân - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN - Bộ Công Thương:

Đây là vấn đề mà các nhà quản lý rất quan tâm. Nếu kiểm tra trước thông quan thì hàng hóa đảm bảo yêu cầu chất lượng mới được nhập khẩu. Hậu kiểm, hàng hóa đúng là có nguy cơ bị “bỏ lọt”. Và khi hàng hóa không đạt chất lượng được nhập khẩu thì người tiêu dùng là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên. Sau đó là các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải cạnh tranh không lành mạnh với sản phẩm có chất lượng không đúng như yêu cầu quản lý.

Tuy nhiên, nếu yêu cầu kiểm tra trước thông quan như các năm trước đây, các doanh nghiệp sẽ mất thêm thời gian và chi phí lưu kho tại cửa khẩu, việc này dẫn đến tăng chi phí cho doanh nghiệp. Do vậy, cần thay đổi biện pháp quản lý cho thích hợp, đảm bảo hàng hóa nhập khẩu phải được kiểm tra trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Việc hàng hóa không đảm bảo chất lượng bị “lọt lưới” cần có chế tài xử lý phù hợp.

- Thời gian để cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng lên tới 14-15 ngày, đôi khi làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Xin cho biết giải pháp để giảm thiểu thời gian và thủ tục cho doanh nghiệp? ( Vũ Trà - [email protected] )

Bà Nguyễn Thị Thương - đại diện Công ty Ống thép Hòa phát:

Thép (đặc biệt là thép nhập khẩu) là sản phẩm, hàng hóa gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường (đặc biệt là môi trường kinh doanh của ngành thép Việt Nam) (khoản 4 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa – Luật số 05/2007/QH12). Do đó, việc quy định thép nhập khẩu phải thực hiện các biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi lưu thông là hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 34, 35 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Tổng thời gian để thực hiện các hoạt động đánh giá sự phù hợp thép theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể:

+ Thời gian của hoạt động đánh giá sự phù hợp (do tổ chức đánh giá sự phù hợp + doanh nghiệp phối hợp xử lý) như: lấy mẫu, thử nghiệm mẫu, kết luận về sự phù hợp;

+ Thời gian thực hiện hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng nhập khẩu (do cơ quan kiểm tra nhà nước + doanh nghiệp phối hợp thực hiện) như: doanh nghiệp hoàn thiện và nộp hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ, kết luận kiểm tra.

Để cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tháng 9/2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã kết nối Cơ chế một cửa quốc gia giai đoạn 1 đối với 01 thủ tục hành chính là Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Tuy nhiên ở giai đoạn này việc kết nối hoàn toàn sử dụng nhờ hệ thống tin học của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), chưa có hệ thống riêng của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Việc không thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp giữa các cơ quan quản lý trong nước và quốc tế có ảnh hưởng gây gánh nặng cho DN. Bà có kiến nghị gì để giải quyết vấn đề này? ( Nam Khánh - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN - Bộ Công Thương:
Bà Phạm Thu Giang cho biết, Bộ Công Thương đang nỗ lực phối hợp với cơ quan bộ ngành, hướng đến tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp trong vấn đề đánh giá sự phù hợp

Về góc độ quản lý, trong các Thông tư của Bộ Công Thương ban hành đều có điều khoản quy định điều kiện đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp của nước ngoài. Các điều kiện này cũng tuân thủ như đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoạt động tại Việt Nam. Ví dụ: Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8, và khoản về việc chỉ định phòng thử nghiệm tại nước ngoài và khoản 5. Bộ Công Thương thừa nhận kết quả thử nghiệm (test report/mill test) của tổ chức thử nghiệm tại nước xuất khẩu đối với chỉ tiêu điện từ và độ từ thẩm của thép mỏng kỹ thuật điện nhập khẩu... - đây là những chỉ tiêu VN chưa đủ điều kiện để thử nghiệm.

Điểm thứ 2, điều kiện thừa nhận lẫn nhau cần có đánh giá từ 2 góc độ, các nước đối tác có chấp nhận các kết quả đánh giá sự phù hợp của Việt Nam hay không? Hiện nay, Việt Nam cũng đã có một số đơn vị được chỉ định đánh giá chất lượng sản phẩm cho các nước. Điều kiện để được chấp nhận cũng phải thông qua đánh giá đảm bảo quy định của nước sở tại.

Về bản chất việc đánh giá tại nước ngoài mọi chi phí vẫn do người nhập khẩu chi trả, do vậy chi phí đánh giá tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài vẫn do người nhập khẩu chi trả. Với việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức nước ngoài Việt Nam cũng đã có văn bản quản lý nhưng đến nay chưa có nhiều tổ chức đăng ký thực hiện. Việc đánh giá tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài được thực hiện công bằng với các tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam.

- Một trong những vướng mắc khi triển khai thực hiện Nghị quyết 19 đó là sự chưa quyết liệt vào cuộc của nhiều Bộ, ngành và địa phương. Theo ông cần có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này? ( Bùi Minh Phúc - [email protected] )

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế - Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):

Báo cáo thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ thời gian vừa qua cũng chỉ ra rằng nhiều bộ, ngành địa phương chưa thực sự hành động để thực hiện. Đang có sự chuyển động chưa đồng đều của các bộ, ngành. Theo quan sát của tôi thì một số cơ quan như Bộ Tài chính, ngành thuế hay hải quan đã có thực hiện khá quyết liệt trong thời gian qua. Tuy nhiên như báo cáo của Chính phủ chỉ rõ thì một số lĩnh vực dù yêu cầu ghi rõ trong nghị quyết cần cải thiện thì vẫn chậm cải thiện hay không thay đổi. Các thủ tục chuyên ngành trong xuất nhập khẩu cũng nằm trong nhóm này. Tôi mong rằng thời gian tới cần có đột phá hơn trong các lĩnh vực này.

Giải pháp quan trọng nhất theo tôi là cần có giám sát chặt chẽ hơn về chương trình hành động của các bộ, ngành và địa phương. Lên chương trình hành động đúng, phù hợp là quan trọng nhưng thực hiện thực chất còn quan trọng hơn nhiều. Chính phủ có lẽ cũng nên cân nhắc thành lập nhóm, bộ phận riêng để giám sát quá trình này. Rất cần khuyến khích sự giám sát của doanh nghiệp, người dân và các tổ chức hiệp hội đối với việc thực hiện các chương trình hành động của bộ, ngành và địa phương. 

- Ông có thể cho biết văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về việc kiểm tra chuyên ngành? ( Doãn Trung - [email protected] )

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ KH&CN:

Hiện nay, việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, ví dụ:

- Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm.

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.

- Luật Thương mại và Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013, Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấp phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

- Pháp lệnh kiểm dịch động thực vật năm 1995; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới và Nghị định hướng dẫn quy định kiểm dịch hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011, Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg ngày 12/9/2011 quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.

Do đó, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 khi nhập khẩu theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa chỉ là một trong các loại hình kiểm tra chuyên ngành. Do đó, để thực hiện có hiệu quả các yêu cầu tại Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP về giảm thời gian kiểm tra, thông quan hàng hóa, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đề nghị các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực rà soát danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trên để xem xét, giảm bớt các sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại các luật này.

- Hiện nay việc tháo gỡ các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu, vậy các DN sản xuất trong nước sẽ như thế nào liệu có bị ảnh hưởng hay không? ( Khánh Hiền - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN - Bộ Công Thương:

Thủ tục hành chính là một loạt các quy định về trình tự thời gian, về không gian về cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước trong mối liên hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. Tháo gỡ thủ tục hành chính không gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà chỉ tạo điều khiện cho doanh nghiệp.

Việc bãi bỏ các hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm có thể gây thiệt hại cho người tiêu dùng. đồng thời khi bãi bỏ việc kiểm soát chất lượng có thể có tác động đến sản xuất của các doanh nghiệp khi khả năng cạnh tranh chưa cao, hàng hóa có mức chất lượng thấp giá thành thấp sẽ cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp.

- Với thời gian thực hiện chứng nhận hợp quy và kiểm tra hàng hóa nhập khẩu được rút ngắn, vậy chất lượng kiểm tra hàng hóa nhóm 2 có đảm bảo không? ( Mai Thùy Linh - [email protected] )

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ KH&CN:
 Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giải đáp nhiều thắc mắc của bạn đọc gửi về Giao lưu trực tuyến lần này

Đây là một câu hỏi rất thú vị! Thông thường, người ta hiểu rút ngắn thời gian làm việc gì đó thì có thể dẫn đến chất lượng không tốt, không đảm bảo. Đây cũng chính là thách thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước khi đưa ra các biện pháp quản lý SPHH có nguy cơ gây mất an toàn, hay gọi tắt là SPHH nhóm 2. Vấn đề ở chỗ, các cơ quan quản lý cần nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý thích hợp vừa giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian kiểm tra hàng hoá nhập khẩu, nhưng vẫn phải đảm bảo kiểm soát được chất lượng của sản phẩm hàng hoá nhập khẩu, tuân thủ theo các quy định của Việt Nam.

Ở đây chúng ta cần phải phân biệt rõ hoạt động chứng nhận hợp quy và hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu là 2 hoạt động hoàn toàn khác nhau. Theo đó, hoạt động chứng nhận hợp quy là một loại hình của hoạt động đánh giá sự phù hợp (chứng nhận, thử nghiệm, giám định, kiểm định, và công nhận). Hoạt động này được thực hiện bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp và hoạt động này tại Việt Nam hiện nay đã được xã hội hoá. Điều này có nghĩa là tổ chức đánh giá sự phù hợp của nước ngoài, tư nhân, của nhà nước, cổ phần đều có thể tham gia hoạt động này. Còn hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo sản phẩm hàng hoá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Cơ quan quản lý nhà nước về nguyên tắc không thực hiện các hoạt động đánh giá sự phù hợp.

Như vậy, để rút ngắn thời gian kiểm tra hàng hoá nhập khẩu thì cần có các biện pháp để rút ngắn thời gian đánh giá sự phù hợp (được thực hiện bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp) và rút ngắn thời gian kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu (được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước).

Một trong những biện pháp để rút ngắn thời gian đánh giá sự phù hợp là thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của sản phẩm hàng hoá nhập khẩu hoặc triển khai hoạt động này ngay từ nước ngoài. Việc này cũng tương đối phổ biến trên thế giới, ví dụ Nhật Bản chấp nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của đồ chơi trẻ em đối với một số tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam. Trong trường hợp này, đồ chơi trẻ em xuất sang Nhật Bản không cần thực hiện chứng nhận lại khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. 

- Chiến lược của Prime sau này sáp nhập với Tập đoàn Xi măng Siam là gì thưa ông? ( Tuấn Hải - [email protected] )

Ông Chinnachote-Mo-on - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Prime:

Prime đặt mục nâng cao sự hiện diện của mình tại thị trường nội địa và về dài hạn là tiếp cận thị trường xuất khẩu. Hiện Prime đóng góp 20% thị phần thị trường trong nước. Nhu cầu về gạch men ở Việt Nam cao gấp 3 lần so với nhu cầu trung bình trong khu vực. 70% dân số của chúng ta tập trung ở khu vực nông thôn đang phát triển và đô thị hóa, do đó Việt Nam đang là một thị trường rất tiềm năng.

- Sau khi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực, vướng mắc lớn nhất cần thay đổi để đảm bảo mục tiêu về cải thiện môi trường kinh doanh theo ông đó là gì? ( Nguyễn Thị Hoàn - [email protected] )

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế - Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):

Tôi cho rằng khó khăn, thách thức lớn nhất cần thay đổi là làm sao những tinh thần, tư tưởng tiến bộ của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư phải xuyên suốt và thống nhất trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, hạn chế được tình trạng các văn bản pháp luật chuyên ngành "gặm nhấm" tinh thần bảo vệ quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn như Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp quy định rằng chỉ có cấp Chính phủ trở lên (cấp văn bản Nghị định trở lên) mới được phép đặt ra các hạn chế về quyền tự do kinh doanh thì không thể để xảy ra tình trạng các thông tư cấp bộ hay các quyết định cấp tỉnh giới hạn quyền tự do kinh doanh của người dân, buộc doanh nghiệp được hay không được kinh doanh trong một số ngành nghề, địa bàn, lĩnh vực nhất định... Lưu ý rằng tình trạng này khá phổ biến trong quá trình thực thi Luật Doanh nghiệp 1999 hay 2005, tôi kỳ vọng rằng quá trình triển khai Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 sẽ không còn tình trạng này.

Việc đặt ra các điều kiện kinh doanh, giấy phép hay thủ tục hành chính cần phải tính toán, cân nhắc rất kỹ chứ không phải làm tràn lan và xu hướng lạm dụng như trước đây.

Thực tế đã chứng minh rằng có những lĩnh vực dù mục tiêu quản lý nhà nước rất mơ hồ nhưng tạo ra gánh nặng hành chính khổng lồ cho doanh nghiệp, làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp hay cả ngành hàng.

Tôi cũng kỳ vọng rằng thời gian tới, Chính phủ sẽ đẩy mạnh việc rà soát các thủ tục hành chính, bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính không cần thiết, quá tốn kém chi phí cho doanh nghiệp. Giữa năm 2016 vừa qua, qua rà soát hàng trăm điều kiện kinh doanh quy định tại thông tư đã tìm thấy rất nhiều những vấn đề có thể thay đổi, cải thiện... Quá trình triển khai thực hiện các nghị quyết 19 là cơ hội rất tốt cho hoạt động này.

- Bộ Công Thương có ghi nhận như thế nào về các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp nhập khẩu trong thời gian vừa qua? Theo bà đâu là khó khăn cần được quan tâm nhất? ( Minh Quyết - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN - Bộ Công Thương:

Theo quy định tại Thông  tư 41/2015/TT-BCT quy định danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn của Bộ Công Thương có 3 nhóm sản phẩm với tổng số 36 sản phẩm. Đến nay, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 23/2016/TT-BCT bãi bỏ Thông tư 37/2015/TT-BCT nên số mặt hàng còn 35. Với 35 mặt hàng này có 25 mặt hàng thuộc danh mục máy, thiết bị đặc thù công nghiệp; 9 mặt hàng là vật liệu nổ công nghiệp, và tiền chất thuốc nổ.

- Ông có thể đánh giá khái quát những kết quả đạt được về cải thiện môi trường kinh doanh sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ? ( Nguyễn Xuân Nghĩa - [email protected] )

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế - Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):

Hai năm vừa qua, dù thời gian chưa dài nhưng môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những chuyển biến khá tích cực. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thì năm 2016 này khả năng số lượng doanh nghiệp thành lập mới vượt con số 100 nghìn doanh nghiệp, một con số kỷ lục. Ngân hàng Thế giới cũng vừa công bố chỉ số Doing Business 2017, Việt Nam được xếp hạng thứ 82 trên thế giới, tăng 8 bậc so với một năm trước đó và một số lĩnh vực có chuyển biến tích cực như bảo vệ cổ đông thiểu số, thủ tục thuế, hải quan... Đây là những minh chứng cho những kết quả tích cực ban đầu của nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh trong thời gian qua, đặc biệt là kết quả của việc thực hiện loạt Nghị quyết 19 của Chính phủ.

Điều tôi muốn nhấn mạnh là có lẽ ít có giai đoạn nào mà Chính phủ tập trung đến các hoạt động cải cách quy định liên quan đến kinh doanh và đối thoại với doanh nghiệp nhiều như thời gian qua. Trong thời gian ngắn nhưng 50 nghị định về điều kiện kinh doanh được ban hành để thay thế hàng trăm thông tư, đảm bảo mốc thời gian các điều kiện kinh doanh không được quy định tại thông tư cấp bộ từ 1/7/2016. Chính phủ đã đưa ra cam kết và hành động rất rõ ràng để đảm bảo tuân thủ các quy định tiến bộ quy định tại Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng thắn thì sự thuận lợi của môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá lớn so với các nước. Các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, kinh doanh của Việt Nam vẫn chưa thực sự thuận lợi. Thủ tục xin cho trong các quy định vẫn phổ biến, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với sự phiền hà, nhũng nhiễu từ sự vận hành chưa chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, tình trạng chi trả chi phí không chính thức không phải là hiếm...

Chính phủ cũng đã nhận rõ thực trạng này và tôi hy vọng thời gian tới nhiều giải pháp cụ thể và thiết thực sẽ được triển khai. Quá trình cải thiện môi trường kinh doanh chỉ được xem là thành công khi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trải nghiệm được những thay đổi trên thực tiễn chứ không phải chỉ dừng lại ở những quy định tốt đẹp trên văn bản, giấy tờ.

- Xin Bà cho biết hiện nay Bộ Công thương quản lý khoảng bao nhiêu mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 và theo NQ 19 Bộ Công thương sẽ có bao nhiêu loại hàng hóa được cắt giảm? ( Khôi Nguyên - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN - Bộ Công Thương:

Trong thời gian vừa qua, rất nhiều thông tin nêu về khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp nhập khẩu. Các khó khăn vướng mắc có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Ví dụ đối với doanh nghiệp, trong quá trình sản xuất kinh doanh mong muốn giảm thiểu chi phí, tự do kinh doanh. Tuy nhiên, về mặt quản lý nhà nước, về mặt bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng cần được quan tâm. Đơn vị thực hiện việc cân bằng giữa sản xuất, kinh doanh, quyền lợi của người tiêu dùng và quản lý chung là cơ quan nhà nước. Nhà nước cần cân bằng chung để làm sao đảm bảo doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phát triển nhưng trong bức tranh tổng thể của các ngành và đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng.

Trên thực tế, các văn bản quản lý còn có nhiều điểm chưa theo kịp sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh và với các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết với các nước. Với những văn bản này cần có tháo gỡ nhưng việc thực hiện phải từ thay đổi luật mới thay đổi được các văn bản quản lý cho phù hợp. Ví dụ: Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa quy định, hàng hóa nhóm 2 phải được kiểm tra, đánh giá chất lượng trước khi nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ yêu cầu chuyển dịch việc kiểm tra đánh giá chất lượng từ trước thông quan sang hậu kiểm.

Ví dụ như đối với sản phẩm là thiết bị nhập khẩu trong danh  mục hàng hóa nhóm 2, hoặc với thiết bị cũ cần tuân thủ Thông tư 23/2015/TT-BKHCN tuy nhiên để kiểm tra cần phải tiến hành lắp đặt mới có thể đánh giá cụ thể. Để đảm bảo thực hiện việc đánh giá trước khi thông quan hàng hóa sẽ có những khó khăn cho doanh nghiệp.

Một điểm gây ra khó khăn nữa là các doanh nghiệp không nắm bắt thông tin về sản phẩm kinh doanh cần phải hoàn thành các thủ tục nào để thực hiện. Với những doanh nghiệp này, khi thông quan hàng hóa, cơ quan Hải quan yêu cầu gì sẽ thực hiện theo yêu cầu của cơ quan Hải quan. Một số trường hợp, hàng hóa thuộc phạm vi được miễn/giảm kiểm tra nhưng đơn vị không thực hiện do không nắm được và có ý kiến đề nghị giảm tần suất kiểm tra mặc dù đã có trong quy định.

Cho đến nay, các Bộ ngành đều đã có các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nội dung chung do Bộ KH&CN tổng hợp và báo cáo chính phủ. Vấn đề này cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên như các Bộ ngành khi xây dựng văn bản quản lý, Các doanh nghiệp nắm bắt thông tin khi thực hiện và các cán bộ thực hiện các nội dung quản lý.

- Với những hoạt động mà Tổng cục TCĐLCL, Bộ KH&CN đã triển khai theo tinh thần của NQ 19, hoạt động đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhóm 2 do Bộ KH&CN quản lý đã được rút ngắn như thế nào? ( Phương Linh - [email protected] )

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ KH&CN:

Tổng cục TCĐLCL, Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra chuyên ngành, trong thời gian qua, đối với sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 do Bộ KH&CN quản lý, thời gian dành cho hoạt động kiểm tra chất lượng đã được cắt giảm so với trước.

So với thời gian trung bình trước đây là 23 ngày thì thời gian trung bình từ khi doanh nghiệp đăng ký kiểm tra đến khi ra Thông báo kiểm tra nhà nước về chất lượng hiện nay (bao gồm cả thời gian chứng nhận hợp quy và thời gian thực hiện thủ tục kiểm tra) thấp nhất là với nhóm sản phẩm LPG (1,26 ngày) và cao nhất là với nhóm sản phẩm điện – điện tử (11,4 ngày tại Hải Phòng và 17,06 ngày tại HCM), trong đó thời gian dành cho hoạt động kiểm tra tương ứng với từng nhóm chỉ là 1 ngày1,28 ngày.

Như vậy, có thể thấy rằng nếu các lô hàng khi nhập khẩu đã có chứng chỉ chất lượng (chứng chỉ này được cấp bởi tổ chức được thừa nhận từ nước ngoài được chỉ định hoặc tổ chức được chỉ định trong nước thực hiện đánh giá tại nguồn sản xuất ở nước xuất khẩu) thì thời gian kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm của Bộ KH&CN không quá 1,5 ngày, đáp ứng tốt yêu cầu của Nghị quyết 19/NQ-CP.

Ngoài ra, Bộ KH&CN đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 110/TTLT-BTC-BKHCN ngày 30/6/2016 hướng dẫn phối hợp kiểm tra chất lượng và thông quan hàng hóa nhập khẩu.cViệc thực hiện tốt Thông tư này sẽ góp phần giảm bớt thời gian đọng hàng ở cửa khẩu chờ đợi kết quả đánh giá sự phù hợp và rút ngắn được thời gian trao đổi và cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra, đánh giá sự phù hợp (các cơ quan  kiểm tra, đánh giá sự phù hợp, hải quan chấp nhận trao đổi và xử lý thông tin trên file ảnh qua  email, qua bản fax,...).

Bên cạnh đó, để cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, tháng 9/2015, Bộ KH&CN đã kết nối Cơ chế một cửa quốc gia giai đoạn 1 đối với 01 TTHC là Kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN. Tuy nhiên ở giai đoạn này việc kết nối hoàn toàn sử dụng nhờ hệ thống tin học của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), chưa có hệ thống riêng của Bộ KH&CN.

Tháng 7/2016, Bộ KH&CN đã phê duyệt chủ trương đầu tư “Dự án ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ KH&CN để kết nối với hệ thống công nghệ thông tin của Bộ Tài chính trên Cơ chế một cửa quốc gia” với tiến độ thực hiện từ tháng 7/2016 đến tháng 12/2017 nhằm giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN. Hiện tại, Bộ KH&CN đã hoàn thành việc khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lấy ý kiến các Bộ liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông), đang thẩm định, phê duyệt Dự án.

- Chính phủ ban hành Nghị quyết 19/2016, với mục tiêu thứ hạng của Việt Nam đạt mức trung bình của ASEAN 4 vào năm 2017 và ASEAN-3 vào năm 2020. Theo ông, mục tiêu này có đạt được hay không? ( Nguyễn Như Mai - [email protected] )

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế - Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):
 Ông Đậu Anh Tuấn đang trả lời câu hỏi của bạn đọc gửi về chương trình Giao lưu trực tuyến

Một trong những dấu ấn quan trọng của Chính phủ trong thời gian vừa qua là loạt nghị quyết 19 được ban hành đầu tiên vào năm 2014. Tôi cho rằng cách tiếp cận tại loạt Nghị quyết 19 này của Chính phủ rất mới mẻ, lần đầu tiên những nghị quyết của Chính phủ không còn là những tuyên ngôn chính sách chung chung nhưng tăng cường, đẩy mạnh, nâng cao... nữa mà có những chỉ tiêu định lượng cụ thể, rõ ràng. Đặc biệt là những mục tiêu cần đạt được của Việt Nam trong tương quan so sánh với các nước ASEAN với những số liệu cụ thể, các mốc thời gian rõ ràng.

Quyết tâm này của Chính phủ rõ ràng là căn cứ quan trọng để tính toán được các hành động Việt Nam cần thực hiện nhằm đạt mục tiêu một số chỉ tiêu của môi trường kinh doanh Việt Nam lọt vào nhóm 4 nước tiên tiến nhất khu vực ASEAN thậm chí 3 nước top đầu khu vực này.

Theo tôi, các mục tiêu này hoàn toàn khả thi nếu có sự quyết liệt vào cuộc của các bộ, ngành theo những định hướng đặt ra này. Nhưng rõ ràng đây không phải là công việc dễ dàng. Yêu cầu của người đứng đầu Chính phủ là rõ nhưng để tạo ra được sự chuyển động nhanh chóng từ các bộ, ngành không phải là công việc dễ dàng. Thứ hai nữa là trong công việc cải thiện môi trường kinh doanh này, không chỉ Việt Nam thay đổi mà các quốc gia trong khu vực cũng thay đổi rất nhanh chóng. Do vậy, mức độ thay đổi của Việt Nam cần phải nhanh hơn các nước. Đây rõ ràng là thách thức rất lớn. Dù vậy, tôi khá lạc quan về mục tiêu tham vọng này của Chính phủ. 

- Là một Bộ quản lý chuyên ngành, xin Bà cho biết hàng hóa nhóm 2 thuộc Bộ Công thương quản lý có những vướng mắc gì trong quá trình nhập khẩu? ( Tuệ Trân - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó Vụ trưởng Vụ KH&CN - Bộ Công Thương:

Hàng hóa nhóm 2 Bộ Công Thương trước đây được quản lý bằng Thông tư 08/2012/TT-BCT. Tại thông tư này còn một số bất cập như các sản phẩm hàng hóa chưa quy định mã số HS, một số sản phẩm chưa có tiêu chuẩn quỹ thuật (TCVN) hoặc quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) để kiểm tra. Từ bất cập trên, năm 2015 Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 41/2015/TT-BCT ban hành danh mục hàng hóa nhóm 2.

Tại Thông tư này, các sản phẩm đã bổ sung đầy đủ các căn cứ để kiểm tra và mã HS. Một số sản phẩm hàng hóa chưa có Quy chuẩn kỹ thuật để thực hiện việc đánh giá đã được đưa ra khỏi danh mục như đối với sản phẩm bếp gaz. Trong danh mục tại Thông tư 41, có 02 sản phẩm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng việc quản lý dựa trên chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm mà không phải là QCVN là phân bón và sản phẩm dệt may. Hai sản phẩm này có đầy đủ các mã số HS.

Các sản phẩm của Thông tư 41/2015/TT-BCT ban hành danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm của Bộ CT gồm 3 nhóm hàng hóa là hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp; nhóm thứ 2 gồm máy móc thiết bị đặc thù công nghiệp, và nhóm thứ 3 là hàng hóa là sản phẩm tiêu dùng. Sản phẩm dệt may thuộc nhóm thứ 3.

Sản phẩm dệt may về cơ bản trên hình thức của QCVN, tuy nhiên do đặc thù của sản phẩm có khó khăn trong việc dán nhãn hợp quy nên tại thời điểm đó Bộ Công Thương đã ban hành văn bản quản lý bằng hình thức Thông tư. Sản phẩm phân bón do có hàng nghìn nhãn hiệu sản phẩm phân bón các loại nên tại Phụ lục 13 của Thông tư 29/2014/TT-BCT chỉ quy định cho 8 nhóm chính như đạm, lân, kali, phân bón rễ, phân bón phức hợp...

Thực hiện Nghị quyết 19/2016, Bộ Công Thương đã banh hành Thông tư số 23/2016/TT-BCT để hủy bỏ hiệu lực của Thông tư 37/2015/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng Formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may và sẽ xây dựng quy chuẩn để thực hiện đúng theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm.

- Xin hỏi lãnh đạo Tổng cục, ông có thể cho biết vai trò của Bộ KH&CN trong việc thực hiện NQ số 19/2016 của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực TCĐLCL như thế nào? ( Nguyễn Minh Vân - [email protected] )

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ KH&CN:

Vai trò của Bộ KH&CN trong việc thực hiện NQ số 19/2016 của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực TCĐLCL là triển khai các biện pháp tăng cường hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hoá; giải quyết các bất cập về quy định kiểm tra hàng nhập khẩu. Để triển khai các biện pháp trên, Tổng cục TCĐLCL đã tích cực tham mưu giúp Bộ KH&CN triển khai hoạt động rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành theo yêu cầu tại quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Hoạt động kiểm tra chuyên ngành không chỉ quy định ở pháp luật chất lượng sản phẩm hàng hoá, Nghị định 132/2008/NĐ-CP mà còn được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Pháp luật về An toàn thực phẩm; Pháp luật về Kiểm dịch động thực vật; Pháp luật về tiết kiệm năng lượng…

Với vai trò là đầu mối, giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng SPHH, Tổng cục TCĐLCL đã tham mưu Bộ KH&CN xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sau:

a) Theo Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2014 và Nghị quyết 19/NQ-CP, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức xây dựng được 03 Nghị định và 02 Thông tư liên tịch:

- Nghị định số 87/2016/NÐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.

- Nghị định số 105/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

- Thông tư liên tịch số 77/2016/TTLT-BTC-BKHCN ngày 3/6/2016 hướng dẫn thực hiện cơ chế một cửa quốc gia đối với thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN.

- Thông tư liên tịch số 110/TTLT-BTC-BKHCN ngày 30/6/2016 Hướng dẫn phối hợp kiểm tra chất lượng và thông quan hàng hóa nhập khẩu.

 b) Thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP, Bộ Khoa học và Công nghệ đang thực hiện sửa đổi, bổ sung các VBQPPL sau:

- Nghị định thay thế Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bên cạnh đó, Bộ KHCN đã làm việc với các Bộ ngành lĩnh vực xem xét rà soát Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 để cắt giảm các sản phẩm hàng hóa nhóm 2 nhằm loại bỏ các SPHH nhóm 2 không có nguy cơ rủi ro gây mất an toàn hoặc chưa rõ biện pháp quản lý.

Gửi câu hỏi
captcha
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang