GIAO LƯU TRỰC TUYẾN: Lựa chọn công cụ cải tiến năng suất và chất lượng

author 06:49 12/12/2014

(VietQ.vn) - Vào lúc 9h sáng nay (12/12), trên Chất lượng Việt Nam diễn ra chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề "Lựa chọn công cụ cải tiến năng suất và chất lượng".

Sự kiện: Giao lưu trực tuyến

Thực hiện Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” đã được triển khai toàn diện nhằm nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng; tạo bước chuyển biến về năng suất và chất lượng của sản phẩm hàng hóa (SPHH), khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

 

Chương trình giao lưu trực tuyến được tổ chức tại Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn)

Chất lượng Việt Nam Online (VietQ.vn) là cơ quan đầu mối thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức về năng suất và chất lượng, tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến (GLTT): “Lựa chọn công cụ cải tiến năng suất và chất lượng” vào lúc 09 giờ ngày 12/12/2014, góp phần xây dựng nền tảng cho các hoạt động năng suất và chất lượng trên toàn quốc, cũng như giới thiệu, quảng bá các doanh nghiệp thành công về năng suất và chất lượng.

Khách mời tham gia GLTT gồm:

1. Ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

2. Ông Lưu Hải Minh - Phó Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP Hà Nội

3. Ông Nguyễn Trọng Lợi -Giám đốc trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 (Smedec1 - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

4. Bà Phạm Thu Giang - Vụ phó Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương. 

Bạn đọc, doanh nghiệp quan tâm đến buổi GLTT có thể gửi câu hỏi về chương trình theo địa chỉ: [email protected] hoặc [email protected] – liên hệ đường dây nóng: 0904.065.256 để được tư vấn.

NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU:

- Khi doanh nghiệp áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng, cơ quan đánh giá sẽ cấp giấy phép gì cho họ và giấy phép đó có ý nghĩa thế nào đối với quá trình vận hành doanh nghiệp hoặc chứng minh với cơ quan chức năng? ( Nguyễn Nam - [email protected] )

Ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

Kết quả nâng cao năng suất hay mức độ giảm lãng phí v.v. là điều được DN quan tâm nhất. Tất nhiên bên cạnh những kết quả này, DN cũng muốn được ghi nhận, tôn vinh bằng các hình thức phù hợp. Thực tế không có khái niệm giấy phép hay chứng chỉ áp dụng công cụ năng suất chất lượng mà chỉ có giấy chứng nhận Doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn Quốc tế. Tuy nhiên, việc đánh giá áp dụng các công cụ năng suất chất lượng và có hình thức khẳng định nào đó của bên thứ 3 cũng nên được nghiên cứu, xem xét thêm trong thời gian tới.  

- Qua khảo sát ở Việt Nam và nhiều nước trong khu vực cho thấy, năng suất lao động của người Việt Nam gần như là thấp nhất trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương. Theo ông, bà, như vậy có phải do người Việt quá lười hay không? ( Thanh Tuyền - [email protected] )

Ông Lưu Hải Minh - Phó Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội:

Theo đánh giá chung, người Việt Nam không hề lười, họ rất chăm chỉ, cần cù nhưng vấn đề ở đây thứ nhất là ở ý thức và thứ hai là ở kỹ năng làm việc nhóm còn thấp. Việc tôn trọng kỷ luật lao động chưa cao, thiếu sự chủ động và tinh ý trong việc nắm bắt yêu cầu công việc  và khả năng phối hợp nhịp nhàng với đồng nghiệp còn kém.

- Từ khi có chương trình năng suất chất lượng quốc gia đến nay, tổng cục có thống kê được danh sách doanh nghiệp áp dụng các công cụ, hệ thống nâng cao năng suất lượng mang lại hiệu quả bằng tăng trưởng, bằng số liệu, bằng doanh thu của họ không, xin công bố để các doanh nghiệp biết và học hỏi, làm theo? ( Thùy Trâm - [email protected] )

Ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng được giao là cơ quan đầu mối theo dõi, thống kê báo cáo về tình hình, số lượng của các tổ chức doanh nghiệp triển khai áp dụng các hệ thống, công cụ thông qua tổng hợp báo cáo của các bộ ngành, địa phương và các tổ chức chuyên môn tham gia triển khai chương trình.

Thông tin về các mô hình áp dụng điểm hệ thống quản lý, công cụ năng suất chất lượng được thu thập qua kết quả kiểm tra, đánh giá các nhiệm vụ thuộc chương trình và sẽ được Tổng cục công bố trên hệ thống trang web của Tổng cục, tòa soạn Chất lượng Việt Nam, cũng như có thể được tìm hiểu bằng cách liên hệ với các đơn vị triển khai trong chươngg trình như Viện năng suất Viejt Nam, Smedec 1, Smedec 2, HWC, Quatest 2-3...

- Muốn biết các tổ chức đánh giá, chứng nhận công cụ, hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo, được nhà nước cho phép, thừa nhận, có thể tham khảo ở đâu, ông có thể giới thiệu một số doanh nghiệp, tổ chức chính thống? ( Thu Phương - [email protected] )

Ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

   Bạn có thể tìm kiếm các thông tin về tổ chức đánh giá sự phù hợp bao gồm các tổ chức chứng nhận, Phòng thử nghiệm trên trang web của Tổng cục: www.tcvn.gov.vn. 

- Với các DN sản xuất hàng hóa chủ yếu phục vụ cho người tiêu dùng như bánh kẹo, sữa, đồ chơi… ông có lời khuyên nào cho họ khi lựa chọn các công cụ cải tiến năng suất lao động, chất lượng? ( Hải Vinh - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó vụ trưởng vụ KH&CN (Bộ Công thương):

Có rất nhiều các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng cho các ngành hàng bánh kẹo, sữa, đồ chơi... Việc áp dụng công cụ nào để cải tiến năng suất chất lượng sản phẩm cần đánh giá trên tình hình thực tế, quy mô của doanh nghiệp. Ví dụ đối với doanh nghiệp bánh kẹo, sữa, là các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có yêu cầu quản lý đặc biệt trong cả quá trình sản xuất nên việc áp dụng hệ thống quản lý còn có những yêu cầu quản lý riêng.

Với ngành sản xuất đồ chơi có các biện pháp cụ thể khác. Nói chung, các biện pháp quản lý cần phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, công nghệ áp dụng cho nên để có thể tư vấn cho doanh nghiệp phù hợp nhất, bạn hãy liên lạc với Ban điều hành dự án Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, chúng tôi sẽ có hỗ trợ, tư vấn thích hợp cho bạn. 

Đối với thực phẩm, ngoài hệ thống HACCP, hệ thông tiêu chuẩn ISO 2200:2005 là hệ thống tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm mới và toàn diện hơn, phạm vi rộng hơn so với HACCP.

- Khi doanh nghiệp áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng, cơ quan đánh giá sẽ cấp giấy phép gì cho họ và giấy phép đó có ý nghĩa thế nào đối với quá trình vận hành doanh nghiệp hoặc chứng minh với cơ quan chức năng? ( Hoàng Quy - [email protected] )

Ông Nguyễn Trọng Lợi - Giám đốc trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 (SMEDEC1):

Theo tôi, các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng là hoàn toàn tự nguyện để nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chứ các cơ quan chức năng không bắt buộc doanh nghiệp phải áp dụng.

Hiện nay tại Việt Nam chưa có tổ chức hay cơ quan đánh giá cấp chứng chỉ hay cấp giấy phép cho việc áp dụng các công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp khi có nhu cầu có thể tự nghiên cứu để thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn hướng dẫn xây dựng và áp dụng theo các yêu cầu cụ thể của từng công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng khác nhau. Doanh nghiệp sẽ tự đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng các công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng thông qua các chỉ số như: chất lượng sản phẩm, chi phí, lợi nhuận, môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng suất lao động, sự sáng tạo của CBCNV,…

- Hết khoảng bao nhiêu tiền để áp dụng được một công cụ như 5S, Lean Sixma, ISO vào doanh nghiệp? ( Trung Hiếu - [email protected] )

Ông Nguyễn Trọng Lợi - Giám đốc trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 (SMEDEC1):

Theo tôi, để xây dựng thành công và có hiệu quả các công cụ nêu trên thì tùy thuộc vào quy mô, loại hình, trình độ chuyên môn của các cán bộ nhân viên,… của doanh nghiệp sẽ quyết định đến chi phí. 

- Chúng tôi là DN. Nếu chúng tôi áp dụng các công cụ cải tiến NSLĐ nhưng vẫn không mang lại hiệu quả trong kinh doanh thì chúng tôi có thể khiếu nại đơn vị tư vấn không? Và đơn vị tư vấn sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào với chúng tôi? ( Lê Liên - [email protected] )

Ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

Trước hết, cần phải khẳn định rằng lựa chọn một công cụ cải tiến năng suất chất lượng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và triển khai áp dụng đúng đắn công cụ này chắc chắn sẽ tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, một điểm quan trọng bạn cần chú ý là hiệu quả áp dụng công cụ phụ thuộc vào nỗ lực và sự phối hợp chặt chẽ của cả bên tư vấn và đơn vị triển khai trong suốt quá trình từ lúc đánh giá thực trạng của doanh nghiệp để xác định vấn đề cần giải quyết, lựa chọn công cụ và triển khai áp dụng.

Vì vậy một hợp đồng dịch vụ tư vấn với các điều khoản rõ ràng xác định rõ phần công việc của mỗi bên, với các mục tiêu cải tiến rõ ràng và đồng thuận là cơ sở để phân định trách nhiệm của Đơn vị tư vấn và Doanh nghiệp. 

- Hiện nay có trường đại học nào giảng dạy áp dụng các công cụ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm doanh nghiệp? ( Minh Thu - [email protected] )

Ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

Hiện nhiều trường đại học khối kinh tế, kỹ thuật đã có môn học về quản lý chất lượng và áp dụng một số công cụ quản lý nhưng việc đề cập tới các vấn đề về năng suất còn khá hạn chế. 

- Áp dụng 5S vào doanh nghiệp có lâu không và mất khoảng bao nhiều thời gian, có tốn chi phí không. Sau khi được chứng nhận 5S, công ty tôi muốn áp dụng thêm các công cụ khác như lean, KPI… liệu có được không, có phù hợp với công ty may mặc không? ( Anh Tuyết - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó vụ trưởng vụ KH&CN (Bộ Công thương):

Áp dụng hệ thống 5S phù hợp với công ty của bạn, thời gian để áp dụng  tùy  thuộc vào từng quy mô của doanh nghiệp, thường là 6 tháng đến 1 năm và không nhiều tốn phí, đặt biệt là chi phí đầu tư. Tuy nhiên, việc duy trì hệ thống là một vấn đề cần quan tâm. Con người thường làm theo thói quen, việc thay đổi thói quen cần có thời gian cũng như có thưởng- phạt nghiêm minh, đồng thời nếu hiệu quả của việc áp dụng thể hiện rõ, sẽ khuyến khích các nhân viên đảm bảo quá trình duy trì.

Với các công cụ khác, bạn có thể tích hợp các công cụ như Lean, TPM...  Đối với Lean, là phương pháp sản xuất tinh gọn liên tục cải tiến quy trình kinh doanh, cho nên, việc áp dụng Lean tích hợp với 5S là hoàn toàn phù hợp. Với TPM, nhằm tối đa hóa hiệu suất thiết bị, nâng cao năng suất với một hệ thống bảo trì được thực hiện trong suốt một vòng đời thiết bị, đồng thời nâng cao ý thức và sự hài lòng với công việc của người lao động.

Nếu doanh nghiệp của bạn sử dụng nhiều thiết bị thì nên tích hợp hệ thống này. Ý kiến cá nhân của tôi, với hệ thống quản lý KPI để đạt được hiệu quả cần có một hạ tầng thu thập thông tin đầy đủ để giám sát quá trình thực hiện và đánh giá mục tiêu của các bộ phận, cá nhân. Việc lựa chọn công cụ nào cho phù hợp bạn có thể liên hệ với các tổ chức tư vấn để có hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp

- Chúng tôi thấy nói nhiều đến áp dụng công cụ, hệ thống quản lý kinh tế nâng cao năng suất, chất lượng nhưng chưa được xem tận mắt các báo cáo tăng trưởng doanh thu hoặc phát triển của doanh nghiệp đã áp dụng công cụ và hệ thống đó, nên chưa tin lắm để áp dụng vào doanh nghiệp mình, ông/bà có cách nào giới thiệu, cung cấp một vài địa chỉ để chúng tôi đi học tập kinh nghiệm không? ( Bình Minh - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó vụ trưởng vụ KH&CN (Bộ Công thương):

 Dự án nâng cao năng suất chất lượng, Bộ Công Thương bắt đầu năm 2012 đến nay, chúng tôi đã có xây dựng một số mô hình. Để đánh giá hiệu quả, cần phải có đánh giá toàn diện, việc này đòi hỏi có thời gian và có những nội dung thuộc về bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng tôi sẽ cung cấp thông tin, bạn hãy liên lạc với Ban điều hành dự án Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, chúng tôi sẽ trao đổi chi tiết vấn đề bạn quan tâm và hỗ trợ bạn tham quan và trao đổi học tập kinh nghiệm một số mô hình thành công.

- Hết khoảng bao nhiêu tiền để áp dụng được một công cụ như 5S, Lean Six mag, ISO vào doanh nghiệp? ( Tâm Vũ - [email protected] )

Ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

Kinh phí áp dụng một công cụ năng suất chất lượng trong doanh nghiệp trước hết phụ thuộc vào mức độ phức tạp cuả công cụ đó. Trong câu hỏi của bạn, mức độ phức tạp tăng dần của công cụ có thể xếp theo thứ tự từ 5S, ISO (ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, ISO 50001...) đến Lean Six Sigma. Ngoài ra các yếu tố khác như lĩnh vực hoạt động, quy mô của doanh nghiệp, phạm vi áp dụng các công cụ, mục tiêu triển khai...

cũng sẽ tác động đến mức kinh phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Mặt khác, kinh phí triển khai cần được hiểu bao gồm phần kinh phí dành cho các hoạt đông đào tạo hướng dẫn tư vấn và phần kinh phí dành cho các hoạt động triển khai, cải tiến trong nội bộ doanh nghiệp.

Trong một số trường hợp, quá trình áp dụng các công cụ năng suất chất lượng có thể dẫn đến nhu cầu cần phải cải tiến hoặc thay đổi công nghệ sản xuất và khi đó chi phí có thể tăng cao. Trong khuôn khổ các nhiệm vụ cấp nhà nước thuộc Dự án nâng cao năng suất chất lượng của Chương trình 712, mức kinh phí dành cho các hoạt động đào tạo hướng dẫn tư vấn ở các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ áp dụng 5S vào khoảng 30 triệu, áp dụng ISO 9001 vào khoảng 45 triệu.

- Nhiều DN vừa và nhỏ hiện đang chưa áp dụng các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hoạt động. Theo ông đâu là nguyên nhân và biện pháp khắc phục? ( Hoàng Hải - [email protected] )

Ông Lưu Hải Minh - Phó Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội:

Theo đánh giá từ Ban Công nghệ và Đào tạo, trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, có ba lý do như sau. Thứ nhất là chủ doanh nghiệp cũng như người lao động chưa hiểu tác dụng to lớn của việc áp dụng các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hoạt động. Thứ hai là do kinh phí hạn hẹp của doanh nghiệp nhỏ và vừa và thứ ba là một bộ phận người lao động không thích áp dụng các công cụ này do những lý do riêng.

Biện pháp khắc phục là phải tuyên truyền cho người lao động và doanh nhân hiểu được giá trị và lợi ích của việc áp dụng công cụ cải tiến năng suất và chất lượng. 

- Ông có thể giải thích rõ hơn về hệ thống quản lý chất lượng và các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008, cũng như phương pháp triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008? ( Minh Duy - [email protected] )

Ông Nguyễn Trọng Lợi - Giám đốc trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 (SMEDEC1):

Theo tôi, ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi loại hình tổ chức/doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng một cách ổn định và thường xuyên nâng cao sự thoả mãn của khách hàng. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm các tiêu chuẩn cơ bản là:

ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng

ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu

ISO 9004:2009 Quản lý tổ chức để thành công bền vững

ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý

ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với việc xây dựng và chứng nhận một hệ thống quản lý chất lượng tại các tổ chức/doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp về vấn đề chất lượng thông qua 5 yêu cầu sau:

Hệ thống quản lý chất lượng.

Trách nhiệm của lãnh đạo.

Quản lý nguồn lực.

Tạo sản phẩm.

Đo lường, phân tích và cải tiến.

Còn quá trình triển khai ISO 9001:2008 đóng vai trò rất quan trọng để đạt được những lợi ích đầy đủ của HTQLCL. Để thực hiện thành công HTQLCL, tổ chức cần triển khai theo trình tự các  bước cơ bản sau đây:

Các bước này được cụ thể hóa qua 5 giai đoạn triển khai như sau:

Cam kết và quyết tâm của lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp.

Đào tạo để mọi người nhận thức rõ về bản chất, vai trò và lợi ích của việc áp dụng ISO 9001:2008.

Xác định và chuẩn hóa/thiết lập mới các quy trình, công việc theo nguyên tắc và yêu cầu của ISO 9001:2008.

Xây dựng hệ thống văn bản để đảm bảo việc thực hiện và duy trì các quy trình đã được chuẩn hóa hoặc thiết lập mới.

Hướng dẫn thực hiện và theo dõi, cải tiến các quy trình, văn bản.

Tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận khi có nhu cầu.

- Chúng tôi là doanh nghiệp sản xuất mây tre đan, chẳng áp dụng công cụ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng sản xuất ra cũng đã được khách hàng nước ngoài đánh giá rất cao nhưng ở trong nước lại không bán được, chúng tôi đã phân tích thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng nhiều lần nhưng vẫn không giải được bài toán này, các ông bà có cách nào hỗ trợ chúng tôi không? ( Lê Tuyết - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó vụ trưởng vụ KH&CN (Bộ Công thương):

Bạn có thể áp dụng hệ thống quản lý 6 Sigma, đây là một hệ thống linh hoạt và toàn diện để thực hiện, duy trì và tối đa hóa sự thành công trong kinh doanh.

Theo bạn, hiện nay sản phẩm của bạn đã được thị trường nước ngoài chấp nhận nhưng đối với thị trường trong nước, thị hiếu của người tiêu dùng cũng như điều kiện thời tiết, khí hậu của Việt Nam là nóng, ẩm, cho nên sản phẩm nội địa phải đáp ứng được các yêu cầu phù hợp với thị hiếu và điều kiện môi trường ở Việt Nam.

Nếu muốn bán được sản phẩm cho thị trường nội địa, bạn cần phải điều tra được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. đánh giá chính xác vào nhu cầu của khách bạn sẽ giải được bài toán hiện nay. còn đối với các sản phẩm hiện bạn đang sản xuất, mặc dù bạn vẫn đang bán hàng tốt, tuy nhiên nếu áp dụng các biện pháp quản lý về năng suất chất lượng bạn sẽ thấy rõ hiệu quả nó mang lại.

Với hệ thống Six Sigma là hệ thống được tiến hành bởi sự hiểu biết kĩ lưỡng về nhu cầu của khách hàng, sử dụng các cơ sở lập luận, số liệu, các phân tích thống kê và chú trọng vào quản lý, cải tiến thiết kế lại các quá trình kinh doanh. Theo quan điểm của tôi, doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng hệ thống quản lý này

- Ông đánh giá như thế nào về hoạt động của các DN Việt Nam và các DN nước ngoài đang đầu tư vào Việt Nam khi áp dụng các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng? ( Nhật Minh - [email protected] )

Ông Lưu Hải Minh - Phó Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội:

Theo đánh giá từ Ban Công nghệ và Đào tạo, trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi áp dụng các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng thì công việc kinh doanh sẽ trở nên thuận lợi và sản phẩm của họ có thể cạnh tranh với nước ngoài. Bản thân doanh nhân cũng như người lao động làm việc trong môi trường này cũng cảm thấy thoải mái và tin tưởng.

Các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam họ thường áp dụng các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng và họ đạt được những kết quả mong muốn tại Việt Nam. 

- Theo thống kê, tính từ đầu năm đến nay, số doanh nghiệp Việt Nam bị giải thể, ngừng hoạt động có chiều hướng gia tăng so với năm ngoài. Trong khi đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng giảm. Theo nhận định của ông, bà, liệu việc các DN việt không áp dụng các công cụ cải tiến năng suất lao động (NSLĐ) có phải là nguyên nhân chính hay không? ( Minh Đức - [email protected] )

Ông Lưu Hải Minh - Phó Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội:

Theo đánh giá từ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp nhỏ và vừa không áp dụng các công cụ cải tiến năng suất lao động.

- Bên cạnh việc phổ biến ISO 9000 và Kaizen, theo ông chất lượng có quan hệ thế nào đối với các chỉ số hoạt động của doanh nghiệp như chi phí, thời gian sản xuất, thời gian giao hàng, tính linh hoạt sản xuất? ( Hà Trang - [email protected] )

Ông Nguyễn Trọng Lợi - Giám đốc trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 (SMEDEC1):

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 sẽ giúp các doanh nghiệp thiết lập được các quy trình chuẩn để kiểm soát các hoạt động, đồng thời phân định rõ việc, rõ người trong quản lý, điều hành công việc.

Kaizen là một công cụ trong quản lý được áp dụng nhắm thúc đẩy hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc, cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Khi áp dụng ở nơi làm việc, Kaizen nghĩa là cải tiến liên tục và nó đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực liên tục của mọi người, các cán bộ quản lý cũng như công nhân, nhân viên. Kaizen là những cải tiến nhỏ được thực hiện từng bước trong một thời gian dài.

Cho nên việc phổ biến ISO 9000 và Kaizen giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ ISO 9000 là gì? Kaizen là gì? Và hiểu rõ được lợi ích khi doanh nghiệp xây dựng và áp dụng HTQLCL và các công cụ quản lý. Khi doanh nghiệp áp dụng thành công ISO 9000 và Kaizen thì sẽ nâng cao được chất lượng sản phẩm, giảm được chi phí, thời gian sản xuất, thời gian giao hàng và tính linh hoạt trong sản xuất cao hơn.

VD: Một trong các nguyên tắc khi xây dựng HTQLCL ISO là hoạch định và quản lý theo quá trình, mỗi quá trình đều được kiểm soát do vậy sẽ hạn chế các rủi do phát sinh ngay từ ban đầu tức là làm đúng ngay từ ban đầu, sẽ giảm được các chi phí (hạn chế được các sản phẩm khuyết tật ở ngoài thị trường), giảm thời gian sản xuất và giao hàng cũng như uy tín của doanh nghiệp được nâng cao khi cung cấp sản phẩm ra ngoài thị trường.

- Bên cạnh việc phổ biến ISO 9000 và Kaizen, theo ông chất lượng có quan hệ thế nào đối với các chỉ số hoạt động của doanh nghiệp như chi phí, thời gian sản xuất, thời gian giao hàng, tính linh hoạt sản xuất? ( Văn Nhất - [email protected] )

Ông Nguyễn Trọng Lợi - Giám đốc trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 (SMEDEC1):

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 sẽ giúp các doanh nghiệp thiết lập được các quy trình chuẩn để kiểm soát các hoạt động, đồng thời phân định rõ việc, rõ người trong quản lý, điều hành công việc.

Kaizen là một công cụ trong quản lý được áp dụng nhắm thúc đẩy hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc, cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Khi áp dụng ở nơi làm việc, Kaizen nghĩa là cải tiến liên tục và nó đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực liên tục của mọi người, các cán bộ quản lý cũng như công nhân, nhân viên. Kaizen là những cải tiến nhỏ được thực hiện từng bước trong một thời gian dài.

Cho nên việc phổ biến ISO 9000 và Kaizen giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ ISO 9000 là gì? Kaizen là gì? Và hiểu rõ được lợi ích khi doanh nghiệp xây dựng và áp dụng HTQLCL và các công cụ quản lý. Khi doanh nghiệp áp dụng thành công ISO 9000 và Kaizen thì sẽ nâng cao được chất lượng sản phẩm, giảm được chi phí, thời gian sản xuất, thời gian giao hàng và tính linh hoạt trong sản xuất cao hơn.

VD: Một trong các nguyên tắc khi xây dựng HTQLCL ISO là hoạch định và quản lý theo quá trình, mỗi quá trình đều được kiểm soát do vậy sẽ hạn chế các rủi do phát sinh ngay từ ban đầu tức là làm đúng ngay từ ban đầu, sẽ giảm được các chi phí (hạn chế được các sản phẩm khuyết tật ở ngoài thị trường), giảm thời gian sản xuất và giao hàng cũng như uy tín của doanh nghiệp được nâng cao khi cung cấp sản phẩm ra ngoài thị trường.

- Hiện nay Bộ Công Thương đang quản lý rất nhiều tập đoàn lớn và chương trình 712 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt có 1 dự án của Bộ Công Thương đã triển khai, các tập đoàn, tổng công ty lớn của Bộ đã bắt nhịp và triển khai dự án này như thế nào thưa ông/bà? ( Hà Minh - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó vụ trưởng vụ KH&CN (Bộ Công thương):

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012 dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp thuộc Chương trình 712, Bộ Công Thương đã thành lập Ban chỉ đạo điều hành dự án, Trưởng ban là một đồng chí Thứ trưởng, Thành viên có các đồng chí là Lãnh đạo của các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ để triển khai các nội dung của dự án. Các Tập đoàn, Tổng Công ty, các Hiệp hội ngành hàng đã tổ chức các Hội thảo khởi động dự án, tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức; xây dựng, triển khai các dự án năng suất, chất lượng. Trong các nội dung của dự án, việc xây dựng mô hình thực hiện hệ thống quản lý nhằm nâng cao năng suất chất lượng. chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi đánh giá và giới thiệu các mô hình này để các đơn vị khác có thể học hỏi.

Ngoài ra, việc áp dụng hệ thống nâng cao năng suất chất lượng là nhu cầu tự thân để tồn tại và phát triển. Nó mang lại hiệu quả cao, do vậy các đơn vị đều tích cực trong việc tham gia.

- Hiện nay có rất nhiều hệ thống quản lý chất lượng và công cụ năng suất, làm doanh nghiệp bối rối không biết nên lựa chọn hệ thống hay công cụ nào thích hợp để áp dụng. Ông có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng này? ( Trần Hải - [email protected] )

Ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

Việc lựa chọn một hệ thống quản lý hay công cụ NSCL thích hợp cũng giống như việc bạn phải quyết định sẽ ăn món ăn nào khi đứng trước một mâm cỗ thịnh soạn, với rất nhiều món ngon. Bạn cần phải hiểu được nhu cầu của cơ thể mình và có hiểu biết cơ bản về một số món ăn.

Sau nữa bạn phải luôn nhớ rằng bạn không thể ăn một lúc tất cả các món. Sẽ rất tuyệt nếu có một người đầu bếp đứng cạnh và tư vấn cho bạn về từng vấn đề này hoặc có cơ hội trao đổi, ngắm nghía… và trải nghiệm cùng với những thực khách khác.

- Đến nay có bao nhiêu doanh nghiệp ngành công thương đã áp dụng thành công các công cụ, hệ thống quản lý chất lượng đạt hiệu quả, ông/bà có thể công bố danh sách cho các doanh nghiệp biết không? ( Hồng Anh - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó vụ trưởng vụ KH&CN (Bộ Công thương):

Trong phạm vi của dự án, từ năm 2013 Bộ Công Thương đã lựa chọn và hỗ trợ xây dựng một số mô hình điểm áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến, các phương pháp và mô hình tiên tiến. Hiện nay chúng tôi lựa chọn một số doanh nghiệp để xây dựng mô hình ở từng ngành khác nhau.

Đến thời điểm này, số lượng doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lí năng suất chất lượng không chỉ riêng theo dự án mà còn do nhu cầu tự thân để phát triển của doanh nghiệp.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao khả năng cạnh tranh là khả năng sống còn của các doanh nghiệp.  Tuy nhiên trong phạm vi toàn quốc việc áp dụng thành công các công cụ và hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả rất nhiều, chúng tôi đang có các khảo sát, danh sách cụ thể xin hẹn bạn cung cấp trong thời gian gần nhất. 

- Có nhiều đánh giá cho rằng: ISO là chiếc chìa khóa vàng giúp các doanh nghiệp mở cánh cửa hội nhập. Ông nghĩ sao về điều này? ( Tuấn Ninh - [email protected] )

Ông Nguyễn Trọng Lợi - Giám đốc trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 (SMEDEC1):

Theo tôi, ISO là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, biên soạn và ban hành ra các tiêu chuẩn Quốc tế, khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế thì sẽ được thừa nhận ở hầu hết các nước trên toàn thế giới. Do vậy, các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình sẽ là một cơ hội tốt giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và mở cánh cửa hội nhập.

- Hiện nay, có một thực tế, hoạt động NSCL ở Việt Nam nói chung và các tỉnh thành trên cả nước nói riêng đang phát triển khá chậm, kết quả ít nên doanh nghiệp chưa tin và triển khai rộng khắp, đâu là nguyên nhân thưa ông? ( Lê Tuấn - [email protected] )

Ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

Theo tôi, nguyên nhân trước tiên nằm ở nhận thức của Doanh nghiệp. Nhiều Doanh nghiệp ở VN thường quan tâm tới các hoạt động áp dụng tiêu chuẩn quản lý có gắn với việc được cấp Giấy chứng nhận như một mục tiêu có tính hướng ngoại, trong khi chưa hiểu rõ hay thiếu chú trọng đến khía cạnh cải tiến hiệu quả hoạt động nội bộ khi áp dụng các công cụ NSCL.

Mặt khác hoạt động NSCL gằn liền với hoạt động của doanh nghiệp và đòi hỏi được đầu tư các nguồn lực thích hợp. Tác động của khủng hoảng kinh tế nói chung trong thời gian vừa qua cũng là một nguyên nhân cơ bản làm chậm đi quá trình đưa công cụ NSCL vào doanh nghiệp.

Ngoài ra, ở VN hiện nay, việc nghiên cứu các mô hình và công cụ NSCL, hình thành đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực này cũng đang là những bước chuân bị đầu tiên rất quan trọng nhằm đảm bảo khả năng triển khai rộng rãi các mô hình, công cụ NSCL vào Doanh nghiệp trong thời gian tới.

- Với các DN vừa và nhỏ hiện nay trên địa bàn Hà Nội, hiệp hội có tiếng nói như thế nào trong vấn đề hỗ trợ DN ở các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng? ( Mạc Linh - [email protected] )

Ông Lưu Hải Minh - Phó Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội:

Hiện nay, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội là cầu nối quan trọng giữa các doanh nghiệp trong Hiệp hội với các cơ quan chức năng. Đồng thời cũng là tiếng nói đại diện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội nói chung.

Hiệp hội thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo đào tạo về công nghệ để cải tiến năng suất chất lượng của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội. Công việc cụ thể là Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội phối hợp cùng với UBND thành phố Hà Nội lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp một các hiệu quả.

- Doanh nghiệp nên làm gì để có thể xây dựng, áp dụng và duy trì hiệu quả, hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008? ( Quang Minh - [email protected] )

Ông Nguyễn Trọng Lợi - Giám đốc trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 (SMEDEC1):

Theo tôi, để doanh nghiệp xây dựng, áp dụng và duy trì hiệu quả HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cần phải tuân thủ một số các bước như sau:

Cần có sự cam kết và quyết tâm của lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp khi triển khai áp dụng hệ thống.

Đào tạo để tất cả mọi người trong doanh nghiệp nhận thức rõ về bản chất, vai trò và lợi ích của việc áp dụng ISO 9001:2008.

Phải xác định và chuẩn hóa/thiết lập mới các quy trình, công việc theo nguyên tắc và yêu cầu của ISO 9001:2008.

Xây dựng hệ thống văn bản để đảm bảo việc thực hiện và duy trì các quy trình đã được chuẩn hóa hoặc thiết lập mới.

Hướng dẫn thực hiện và theo dõi, cải tiến các quy trình, văn bản của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần hình thành thói quen tuân thủ theo HTQLCL.

Thường xuyên đánh giá giám sát việc triển khai áp dụng hệ thống.

Thực hiện cải tiến liên tục trong quá trình áp dụng hệ thống.

- Làm thế nào để đo lường được hiệu quả của việc áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp? ( Minh Nam - [email protected] )

Ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

Hiệu quả áp dụng công cụ năng suất chất lượng có thể được đánh giá thông qua việc đo lường và so sánh các chỉ số phản ảnh chất lượng sản phẩm dịch vụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào thời điểm trước và sau khi áp dụng công cụ.

Để việc đánh giá này có tính hệ thống và toàn diện, doanh nghiệp cần quan tâm xây dựng được cho mình một hệ thống chỉ tiêu đo lường năng suất phù hợp với lĩnh vực, đặc điểm tình hình và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. 

- Tại sao lại có sự chênh lệch lớn về năng suất lao động của Việt Nam và một số quốc gia ASEAN khác? ( Thanh Bình - [email protected] )

Ông Lưu Hải Minh - Phó Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội:

Theo cá nhân tôi, Thứ nhất năng suất lao động ở Việt Nam thấp là do hệ thống đào tạo chưa sát với thực tế doanh nghiệp.

Thứ hai là do nhân công Việt Nam thường không tuân thủ kỷ luật lao động. Mặt khác, các doanh nghiệp VN rất tùy tiện tuyển nhân viên không theo một quy trình đánh giá nhân lực chung dẫn đến năng suất lao động rất thấp.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chưa có hệ thống quản lý chất lượng hoặc hệ thống quản lý kém hiệu quả.

Theo đánh giá từ phía Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhỏ thành phố Hà Nội chính vì ý thức lao động Việt Nam thấp nên không có sự phối hợp đồng bộ trong công việc dẫn đến năng suất thấp. Để giải quyết vấn đề này, người lao động cần phải ý thức hơn trong kỷ luật lao động và tự trau dồi kiến thức cho bản thân về trình độ chuyên môn.  

- Các doanh nghiệp đã sản xuất, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm nhưng chất lượng vẫn không đảm bảo, bị lỗi, hỏng nhiều theo bà có nguyên nhân từ đâu? Ví dụ như nhiều sản phẩm sữa có CR trên bao bì nhưng vẫn bị mốc, chua… ( Trí Minh - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó vụ trưởng vụ KH&CN (Bộ Công thương):

Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sản xuất theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tuy nhiên việc duy trì bảo đảm chất lượng và kiểm soát sản phẩm bị lỗi, hỏng. Trong quá trình sản xuất, việc kiểm tra chất lượng thường được kiểm soát trong cả quá trình. Đến công đoạn cuối lại được kiểm tra, tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ nhỏ sản phẩm không đạt yêu cầu. Với các đơn vị sản xuất nếu khâu kiểm soát chất lượng kém, vẫn có thể có những sản phẩm bị lỗi hỏng ra đến thị trường, tuy nhiên tính trên tỉ lệ sản phẩm nếu sản phẩm kém và lỗi hỏng cao, uy tín doanh nghiệp sẽ đi xuống và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp.

Đối với đơn vị sản xuất để giảm sản phẩm lỗi hỏng có thể áp dụng nhiều công cụ để giám sát khâu này như công cụ phân tích tác động và hình thức sai lỗi (FMFA), Mô hình quản lý toàn diện (TPM) …

- Làm thế nào để đo lường được hiệu quả của việc áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp? ( Quang Anh - quâ[email protected] )

Ông Nguyễn Trọng Lợi - Giám đốc trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 (SMEDEC1):

Theo tôi, khi áp dụng tốt các công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng, doanh nghiệp có thể tính được hiệu quả thông qua một số các chỉ số sau:

Chỉ số sản phẩm lỗi và các phế phẩm giảm.

Chất lượng sản phẩm tăng.

Chi phí sản xuất thấp.

Năng suất lao động tăng.

Lợi nhuận tăng.

Đời sống CBCNV được nâng cao cả về thu nhập và môi trường làm việc.

Môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.

Sự thỏa mãn của khách hàng ngày càng cao hơn.

- Được biết, trong chương trình quốc gia về năng suất chất lượng – Chương trình 712, có các hoạt động thí điểm áp dụng các công cụ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, các doanh nghiệp, tiêu chí việc thí điểm này thế nào? ( Quỳnh Trang - [email protected] )

Ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

Trước tiên, các doanh nghiệp tiêu biểu ở các quy mô khác nhau trong một số lĩnh vực ngành nghề sẽ được lựa chọn để triển khai thí điểm áp dụng một hoặc nhiều công cụ nắng suất chất lượng phù hợp.

Để được lựa chọn, doanh nghiệp phải cam kết có các hoạt động đối ứng, phối hợp và duy trì các hoạt động cải tiến nội bộ theo nội dung của từng chương trình triển khai.

Hiệu quả áp dụng các công cụ năng suất chất lượng tại các mô hình thí điểm sẽ được đánh giá thông qua việc đo lường và so sánh giữa các chỉ số phản ánh chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trước và sau khi áp dụng công cụ. 

- Năng lực nhân sự chất lượng cao từ các nước trong khu vực có thể sang và làm việc tại Việt Nam, vậy để không mất thị trường lao động trên chính đất nước của mình. Ông bà có ý kiến gì để nâng cao khả năng thực sự của lao động chất lượng cao. ( Ngọc Quang - [email protected] )

Ông Lưu Hải Minh - Phó Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội:

Theo tôi, thứ nhất chúng ta cần phải truyền thông cho người lao động hiểu rằng khi gia nhập ASEAN thì người lao động có nguy cơ mất việc làm, thua ngay chính trên sân nhà. Thứ hai là tự bản thân người lao động phải có ý thức tự trau dồi trình độ kiến thức,  kỹ năng để cạnh tranh với lao động các nước khác. Thứ ba, các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, chính phủ cần có sự hỗ trợ, hậu thuẫn đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng làm việc cho lao động chất lượng cao Việt Nam .

- Thời gian qua có nhiều doanh nghiệp áp dụng 5S mang lại những hiệu quả thiết thực, nghe nói Viện Năng suất Việt Nam đã hỗ trợ họ cả bằng tiền và đào tạo để áp dụng công cụ này, cụ thể các áp dụng và hỗ trợ đó như thế nào thưa ông? ( Nguyễn Hải - [email protected] )

Ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

Việc hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng 5S do Viện Năng suất Việt Nam và một số đơn vị trong Tổng cục như Smedec 1, Smedec 2... thực hiện theo các nhiệm vụ cấp Nhà nước trong khuôn khổ Dự án “Thúc đẩy hoạt động NSCL” thuộc chương trình Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định 712 của Thủ tướng Chính phủ.

Các Đơn vị đủ điều kiện tham gia sẽ được đào tạo, hướng dẫn miễn phí áp dụng 5S bởi các chuyên gia đến từ các đơn vị này. Tuy nhiên, Doanh nghiệp cần cam kết phối hợp và thúc đẩy các hoạt động cải tiến nội bộ theo đề xuất của chương trình. 

- Trong một hội thảo mới đây cũng bàn về năng suất lao động của người Việt. Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp phân tích: Hiện người Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp tại Hàn Quốc thì năng suất lao động không thua gì năng suất lao động của Hàn Quốc. Vậy theo ông, môi trường công việc có ảnh hưởng như thế nào đến năng suất lao động (NSLĐ) nói chung và việc áp dụng các công cụ nâng cao NSLĐ ở các DN nói riêng? ( Minh Giang - [email protected] )

Ông Lưu Hải Minh - Phó Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội:

Điều Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp phân tích: “Hiện người Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp tại Hàn Quốc thì năng suất lao động không thua gì năng suất lao động của Hàn Quốc” là hoàn toàn đúng. Môi trường công việc chuyên nghiệp sẽ tạo cho người lao động tăng năng suất cũng như tập trung hơn vào công việc.

Việc nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp là mong muốn của bất kỳ doanh nhân nào. Theo tôi, việc phân tích để áp dụng các công cụ nâng cao năng suất lao động phải tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp cũng như nhận thức, định hướng của doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn trở nên lớn mạnh và bền vững cần phải áp dụng các quy trình quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. 

- Doanh nghiệp tôi nhỏ, ít người, chỉ khoảng gần 50 cán bộ, nhân viên, chúng tôi có thể áp dụng 5S hay Lean vào sản xuất không? Chúng tôi phải đầu tư ban đầu những gì, nhà nước có hỗ trợ gì không? ( Minh Lâm - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó vụ trưởng vụ KH&CN (Bộ Công thương):

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012 dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp thuộc Chương trình 712, Bộ Công Thương đã thành lập Ban chỉ đạo điều hành dự án, Trưởng ban là một đồng chí Thứ trưởng, thành viên có các đồng chí là Lãnh đạo của các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ để triển khai các nội dung của dự án. Các Tập đoàn, Tổng Công ty, các Hiệp hội ngành hàng đã tổ chức các Hội thảo khởi động dự án, tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức; xây dựng, triển khai các dự án năng suất, chất lượng.

Trong các nội dung của dự án, việc xây dựng mô hình thực hiện hệ thống quản lý nhằm nâng cao năng suất chất lượng. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi đánh giá và giới thiệu các mô hình này để các đơn vị khác có thể học hỏi.

- Liệu việc áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000 hoặc 14000 có đem lại lòng tin cho khách hàng, tăng lợi nhuận nhờ xử lý các nguồn lực giảm chi phí? ( Thùy Trang - [email protected] )

Ông Nguyễn Trọng Lợi - Giám đốc trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 (SMEDEC1):

Theo tôi, một trong những nguyên tắc khi xây dựng và áp dụng các Hệ thống quản lý là việc hoạch định phân tích các quá trình, sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý khoa học, từ đó kiểm soát các quá trình ngay từ ban đầu tức là làm đúng ngay từ ban đầu sẽ hạn chế lỗi xảy ra đối với sản phẩm, và tập trung vào phòng ngừa và cải tiến hệ thống.

Khi doanh nghiệp xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp CBNV thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và thường xuyên cải tiến công việc thông qua các hoạt động theo dõi và giám sát.

Một hệ thống quản lý tốt không những giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự thỏa mãn của khách hàng và còn giúp đào tạo cho nhân viên mới tiếp cận công việc nhanh chóng hơn, giảm thiểu chi phí, tăng năng suất lao động, lợi nhuận tăng.

- Với một năng lực công nghệ hạn chế, việc áp dụng hệ thống ISO 9000 và các công cụ Kaizen có giúp doanh nghiệp nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh thông qua cải tiến chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng? Doanh nghiệp có lợi ích gì khi áp dụng phương pháp này vào thực tế? ( Minh Tuấn - [email protected] )

Ông Nguyễn Trọng Lợi - Giám đốc trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 (SMEDEC1):

Khi xây dựng và áp dụng ISO 9000 sẽ giúp các doanh nghiệp thiết lập được các quy trình chuẩn để kiểm soát các hoạt động, đồng thời phân định rõ việc, rõ người trong quản lý, điều hành công việc, còn Kaizen là một công cụ nhằm thúc đẩy sự cải tiến liên tục với sự tham gia của tất cả mọi người trong doanh nghiệp và cải tiến từ cái nhỏ nhất trong doanh nghiệp và được thực hiện liên tục trong một thời gian dài cho nên nó giúp doanh nghiệp nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh thông qua cải tiến chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng.

Những lợi ích khi áp dụng các phương pháp này vào doanh nghiệp :

Giảm các chi phí quản lý, chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận

Tăng sản lượng sản phẩm, hàng hóa

Tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp

Nâng cao năng suất lao động

Rút ngắn thời gian sản xuất và giao hàng

Khách hàng ngày càng thỏa mãn với sản phẩm

Uy tín của doanh nghiệp được nâng cao

- Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ tác động đến năng suất lao động của Việt Nam như thế nào? Tại sao điều này lại quan trọng đối với Việt Nam? ( Kiên Trung - [email protected] )

Ông Lưu Hải Minh - Phó Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội:

Khi Việt Nam tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN, những sản phẩm chất lượng cao và có giá thành rẻ của các nước trong khối ASEAN sẽ được người tiêu dùng lựa chọn, sự cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn nhưng đồn thời cũng mở ra những cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vươn ra tầm khu vực.

Vì vậy,  các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam muốn tồn tại được và phát triển bắt buộc phải tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Vì vậy, theo ý kiến của tôi, việc sử dụng các công cụ để cải tiến năng suất lao động là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam.

- Hiện nay doanh nghiệp chúng tôi khá quan tâm đến việc làm thế nào để thực hiện các công cụ Nâng cao NSCL một cách thành công. Ông có thể chia sẻ với chúng tôi kinh nghiệm về điều này? ( Đào Linh - [email protected] )

Ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

Trước hết cần lựa chọn được công cụ NSCL phù hợp với đặc điểm, tình hình và nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra cần xác định rằng ngay cả khi bạn sử dụng dịch vụ tư vấn của một đơn vị chuyên môn thì việc hiểu biết, nắm bắt, triển khai và duy trì thực hiện các công cụ là phần công việc rất quan trọng của chính doanh nghiệp.

Việc tham dự các khóa đào tạo và học hỏi kinh nghiệm áp dụng từ các mô hình thành công cũng là một cách thức tốt để triển khai. Nếu cần dùng tư vấn thì phải chọn doanh nghiệp có năng lực phù hợp. 

- Ý thức người lao động việt nam có thể còn thấp nhưng cường độ làm việc ở nhiều doanh nghiệp lại rất cao không thua kém gì các liên doanh ở nước ngoài nhưng họ vẫn nhận được mức lương rất thấp. Vậy ông ( bà) có lý giải gì cho vấn đề này và đưa ra giải pháp nào để khắc phục tình trạng này? ( An Nhiên - [email protected] )

Ông Lưu Hải Minh - Phó Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội:

Theo đánh giá từ phía Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội , chính vì ý thức lao động Việt Nam thấp nên không có sự phối hợp đồng bộ trong công việc dẫn đến năng suất thấp dù cường độ công việc rất cao. Để giải quyết vấn đề này, người lao động cần phải ý thức hơn trong kỷ luật lao động và tự trau dồi kiến thức cho bản thân về trình độ chuyên môn.

Người lao động nên tham gia vào các tổ chức công đoàn và đoàn thể để bảo vệ quyền lợi của mình.

- Có rất nhiều sản phẩm hiện nay đã bắt buộc phải có quy chuẩn, điển hình như sản phẩm sữa, nhưng sao tôi thấy trên thị trường có sản phẩm có quy chuẩn, có sản phẩm lại không thưa bà? ( Anh Minh - [email protected] )

Bà Phạm Thu Giang - Phó vụ trưởng vụ KH&CN (Bộ Công thương):

Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Sữa là sản phẩm có khả năng năng gây mất an toàn cho con người, vì vậy sữa và các sản phẩm từ sữa được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật; không yêu cầu tất cả các sản phẩm, hàng hóa phải quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật.

 Theo quy định tại Luật chất lượng sản phẩm và hàng hóa, tất cả  các sản phẩm đều phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng. Tiêu chuẩn phải được công bố để người tiêu dùng biết, nếu bạn là người mua hàng, bạn có quyền yêu vầu để biết thông tin về mức sản phẩm mà bạn chọn mua. Hiện nay, đói với thực phẩm, các sản phẩm được điều chỉnh bởi các quy định trong luật An toàn, một só sản phẩm có quy chuẩn được điều chỉnh bởi những thông tư khác.

- Những doanh nghiệp quy mô như thế nào thì nên áp dụng iso 9001? Khi áp dụng iso 9001 thì có lợi gì đối với sự phát triển của DN? ( Đình Quyết - [email protected] )

Ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:

Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 được thiết kế để có thể áp dụng được trong bất cứ loại hình tổ chức nào, không phụ thuộc vào quy mô hay lĩnh vực ngành nghề.

Áp dụng ISO 9001 giúp cho Doanh nghiệp có một cơ sở nền tảng cơ bản để triển khai các hoạt động quản lý chất lượng, đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã cam kết với khách hàng và không ngừng triển khai các hoạt động cải tiến. Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 cũng là cơ sở để Doanh nghiệp triển khai và phát triển các hệ thống quản lý khác theo các mục tiêu đặc thù.

Trong thực tế tại Việt Nam cũng như trên thế giới đã có nhiều ví dụ về việc áp dụng ISO 9001 thành công tại các Công ty lớn có quy mô đa quốc gia cũng như tại các Doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. 

- Năng suất lao động ở việt nam được đánh giá rất thấp trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài lại rất thích đầu tư vào VN vì giá thành lao động rẻ. Vậy họ đã làm như thế nào để tăng năng suất lao động tối đa của nhân công giá rẻ? Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không làm như họ? ( Duy Nghĩa - [email protected] )

Ông Lưu Hải Minh - Phó Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội:

Tôi cho rằng, thứ nhất năng suất lao động ở Việt Nam thấp là do hệ thống đào tạo chưa sát với thực tế doanh nghiệp. Thứ hai là do nhân công Việt Nam thường không tuân thủ kỷ luật lao động. Do đó nhân công Việt Nam trở nên rẻ so với trình độ chung.

Theo tôi, các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng nhân công lao động giá rẻ vào những quy trình khắt khe của họ đồng thời họ vẫn đào tạo nhân công giá rẻ để đáp ứng được yêu cầu công việc.

Theo kinh nghiệm từ phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chưa làm được như vậy bởi vì họ chưa chú trọng xây dựng quy trình và đào tạo nhân công bài bản như nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp VN rất tùy tiện tuyển nhân viên không theo một quy trình đánh giá nhân lực chung.

- Sắp tới Việt nam sẽ ra nhập TPP, vậy ông (bà) có ý kiến gì về việc chuẩn bị cho các doanh nghiệp có thể cạnh tranh khi việt nam ra nhập khối thị trường này? Việc gia nhập TPP có góp phần thủ đẩy các DN tìm biện pháp và các công cụ nâng cao năng suất lao động hiện nay? ( Nghĩa Nam - [email protected] )

Ông Lưu Hải Minh - Phó Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội:

Để Việt Nam gia nhập TPP, các DN Việt Nam bắt buộc phải có hệ thống quản lý chất lượng, có thể có chứng nhận hay chưa có thì mới có đủ năng lực cạnh tranh mang tính toàn cầu.

Việc gia nhập TPP là thách thức lớn cho mỗi doanh nghiệp VN nhưng là cơ hội để các doanh nghiệp tự nâng cao trình độ quản lý, tìm ra những biện pháp mới nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm. 

- Theo ông chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng áp dụng ISO 9001 trên giấy tờ vì hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng ảo. Chỉ cố lấy chứng chỉ để tăng khả năng dự thầu chứ không áp dụng thực tế gây tốn kém và rất lãng phí? ( Minh Thùy - [email protected] )

Ông Nguyễn Trọng Lợi - Giám đốc trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1 (SMEDEC1):

Khi doanh nghiệp xây dựng và áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 thì sẽ quản lý và kiểm soát được các quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp một cách tốt hơn cho nên tạo nên chất lượng sản phẩm và dịch vụ được tốt hơn, vì thế một số chủ đầu tư khi đấu thầu có đặt ra yêu cầu phải có chứng chỉ TCVN ISO 9001:2008.

Nhưng “chứng chỉ” lại được cấp bởi các Tổ chức chứng nhận nên các cơ quan quản lý cần phải kiểm soát chặt chẽ các Tổ chức chứng nhận khi cấp chứng chỉ nhằm đảm bảo các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ phải tuân thủ đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.

Tuyên truyền các lợi ích khi xây dựng, áp dụng HTQLCL ISO 9001 mang lại cho các doanh nghiệp; Lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức rõ vai trò của HTQLCL ISO 9001 và quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng, duy trì và cải tiến liên tục.

Thường xuyên đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về ISO 9001 đối với người lao động trong doanh nghiệp

Các tổ chức đánh giá cấp giấy chứng nhận kiểm tra đánh giá giám sát định kỳ một cách chặt chẽ theo tiêu chuẩn đặt ra.

Gửi câu hỏi
captcha
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang