Giao lưu trực tuyến

GLTT: Năng suất các yếu tố tổng hợp với sự phát triển KT-XH

author 15:48 12/05/2015

(VietQ.vn) - Chất lượng Việt Nam tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến: “Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) với sự phát triển KT-XH” dự kiến vào 29/5 tới đây.

Sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những thập kỷ qua chủ yếu phụ thuộc vào sự tích luỹ của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI). Điều này đã đưa đất nước từ nền kinh tế nông nghiệp đến những bước đầu của nền kinh tế công nghiệp hoá. Khi các yếu tố đầu vào (nhân công, nguyên liệu…) sẵn có và rẻ thì rất thuận lợi cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào yếu tố đầu vào  lại có nhược điểm đó là sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên. Do đó, khi nền kinh tế phát triển ở mức cao hơn, bên cạnh chiến lược tăng trưởng dựa vào đầu vào, thì cũng phải định hướng vào nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và lao động, đó chính là nâng cao TFP .

Năng suất các yếu tố tổng hợp với sự phát triển KT-XH

Vào ngày 24/4, Chất lượng Việt Nam đã tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến: “Nâng cao vị thế doanh nghiệp bằng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến” và ra mắt giao diện mới Chất lượng Việt Nam - VietQ.vn

Theo đó, nâng cao TFP là biện pháp gia tăng đầu ra bằng việc nâng cao chất lượng của các yếu tố đầu vào là lao động và vốn. Cùng với lượng đầu vào như nhau, lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào vào việc cải tiến chất lượng của lao động, vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này. Vì vậy, tăng TFP gắn liền với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý, nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao động….

Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) là cơ quan đầu mối thực hiện tuyên truyền cho Dự án "Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng", tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến: “Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) với sự phát triển KT-XH” dự kiến vào hồi 09h ngày 29/5/2015, nhằm giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về quy mô đo lường năng suất tổng hợp TFP, chỉ ra cho doanh nghiệp biết được hiệu quả tổng hợp của việc sử dụng các nguồn lực, giúp doanh nghiệp có được một hệ thống chỉ số năng suất khá toàn diện bằng việc đánh giá được tốc độ tăng TFP, cho phép đánh giá, hoạch định và cải tiến năng suất một cách bền vững, đặc biệt là định hướng cải tiến hieuj quả sử dụng đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao phẩm chất và năng lực của lao động, phát triển tài sản trí tuệ...

Chương trình dự kiến có sự tham gia của đại diện Lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL), các đơn vị trực thuộc Tổng cục TCĐLCL, đại diện Bộ Công Thương; Tổng cục Thống kê, chuyên gia thuộc lĩnh vực liên quan...

Bạn đọc gửi câu hỏi giao lưu trực tuyến về chương trình theo địa chỉ: [email protected]

Hoặc liên hệ qua điện thoại 37563440/ 37911483 để được tư vấn

BBT

NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU:
Lê Hải An - [email protected]
Xin hỏi đại diện của Tổng cục Thống kê, chỉ số TFP gần đây công bố dựa vào nghiên cứu số liệu cũ, theo giai đoạn lịch sử, có số liệu nghiên cứu dạng dự đoán chỉ số TFP tương lai của Việt Nam không, số liệu đáng tin cậy mới nhất của TFP Việt Nam gần đây nhất như thế nào, xin cho biết?
Ông Dương Mạnh Hùng - Vụ phó Vụ hệ thống tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê:

TFP thường được tính toán cho giai đoạn 5 năm, 10 năm do các yếu tố như đầu tư thường có độ trễ. việc xây dựng kế hoạch cho các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nói chung do các cơ quan khác xây dựng, tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch phải dựa vào số liệu lịch sử của các giai đoạn trước. Theo tính toán của chúng tôi, TFP của giai đoạn gần nhất là 2011-2013 đóng góp của TFP là 23,6%, đóng góp của vốn là 54% và đóng góp của lao động là 24%.

Hoàng Đức Nhã - [email protected]
Thưa ông Hùng, các tổ chức nước ngoài nói rằng chỉ số tăng trưởng của Việt Nam và một số chỉ số quan trọng khác tụt hạng ngay cả trong khu vực, sao chỉ số TFP của Việt Nam lại tăng, có phải là nghịch lý không? nhà đầu tư có nên tin về TFP của Việt Nam
Ông Dương Mạnh Hùng - Vụ phó Vụ hệ thống tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng chậm lại so với thời kỳ 2005 -2010, song tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn ở mức cao trogn khu vực. Giai đoạn, 2011 đến nay tỷ lệ đầu tư so với GDP cũng có xu hướng giảm từ trên 40% giai đoạn 2005-2010 chỉ còn trên 30%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của GDP vẫn tương đối cao, là do đóng góp của yếu tố TFP. Nếu trong giai đoạn 2001-2010 đóng góp của TFP chỉ là 4,3%, đóng góp của vốn là 72% và đóng góp của lao động là 23,69% thì trong giai đoạn 2011-2013 đóng góp của TFP là 23,6%, vốn là 54% và lao động là 22,4%. TFP của Việt Nam được tính toán theo phương luận quốc tế, TFP được tính toán từ nguồn thông tin thứ cấp (từ GDP, tích lũy tài sản cố định, lao động, thu nhập của người lao động) và nguồn thông tin để tính các chỉ tiêu này dựa vào điều tra doanh nghiệp, điều tra hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản, điều tra các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp, ngoài ra còn các báo cáo của các Bộ, ngành. Tổng cục Thống kê luôn hoàn thiện phương pháp luận và nguồn thông tin để các chỉ tiêu được tính toán và công bố có độ tin cậy ngày càng cao, đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành của Đảng, nhà nước, Chính phủ và đông đảo người sử dụng thông tin. 

Hà Thu Hiền - [email protected]
Thưa ông Vinh, tôi thấy có rất nhiều cơ quan công bố thông tin, số liệu về TFP của Việt Nam như Bộ KH&ĐT và Viện Năng suất của Việt Nam, kể cả nước ngoài cũng có nêu, đâu là thông tin tin cậy được, thông tin của Tổng cục TCĐLCL có tin cậy không?
Ông Trần Văn Vinh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Cám ơn bạn đã dành nhiều quan tâm cho các số liệu về TFP của Việt Nam. Số liệu TFP có thể khẳng định cơ bản tin cậy. Trong thời gian vừa qua, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học & Công nghệ đã phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch Đầu tư, cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt chuyên gia của Nhật Bản, chuyên gia tổ chức Năng suất Châu Á APO để nghiên cứu, thống nhất cách tính toán TFP tại Việt Nam.  


nguyễn bình minh - [email protected]
Thưa ông Khiên, giá trị tiền lương có ý nghĩ thế nào với chỉ số TFP. Khi lương tăng chậm, có ảnh hưởng gì đến TFP của quốc gia?
PGS-TS Tăng Văn Khiên - Hội Thống kê Việt Nam

Tăng giảm giá trị tiền lương có quan hệ với kết quả tính toán tốc độ tăng TFP nhưng mức độ và xu thế ảnh hưởng còn phụ thuộc vào quan hệ giữa tốc độ tăng vốn và tốc độ tăng lao động.

Dương Minh Thành - [email protected]
Câu hỏi dành cho ông Trần Văn Vinh: Xin ông cho biết vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tăng trưởng TFP? Các cơ quan quản lý có hỗ trợ gì doanh nghiệp để đạt được mục tiêu tăng trưởng TFP không? Xin cảm ơn ông!
Ông Trần Văn Vinh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Theo kết quả thống kê, về xu hướng đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng kinh tế, giai đoạn 2006 - 2010, đóng góp của vốn vào tăng trưởng kinh tế lên tới 78%. Tuy nhiên, giai đoạn 2011 - 2014 đã có sự thay đổi, đóng góp của vốn chỉ còn khoảng 53%. Như vậy, về xu hướng, vốn cố định và lao động đều có xu hướng tăng chậm dần, trong khi đó TFP có xu hướng tăng nhanh dần lên trong những năm gần đây. Đây là sự chuyển biến theo hướng tốt. Trong khi tốc độ tăng các yếu tố đầu vào khác như vốn và lao động là có hạn thì TFP có thế là yếu tố vô hạn trong tác động đến tăng trưởng GDP. Do vậy, TFP là một yếu tố đặc biệt được quan tâm trong thời gian tới nhằm tăng trưởng kinh tế. Việc tăng trưởng TFP phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó  khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng đóng góp vai trò chủ đạo. Việc này được khẳng định ở nghị quyết Trung ương 6 về Phát triển kinh tế xã hội, trong đó đưa ra định hướng: Đến năm 2020, thông qua yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) hoạt động khoa học và công nghệ đóng góp khoảng 35% tăng trưởng kinh tế. Tiếp theo đó là Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa đến năm 2020 đặt mục tiêu tốc độ tăng TFP đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đến năm 2015 là 30% và đến năm 2020 là 35%.

Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa 712, Luật Khoa học Công nghệ và nhiều chương trình khác là những công cụ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới khoa học công nghệ trong sản xuất, quản lý, điều hành và nâng cao năng suất chất lượng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. 


Trịnh Trung Anh - [email protected]
Việt Nam cần phải làm gì để đạt mục tiêu đóng góp của TFP trong tốc độ tăng GDP lên 30% vào 2015 và 35% vào 2020?
PGS-TS Tăng Văn Khiên - Hội Thống kê Việt Nam

- Tăng cường đầu tư vốn và phân bổ hợp lý vào đầu tư các ngành, các lĩnh vực. Chú trọng cho đầu tư đổi mới công nghệ, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện của Việt Nam; coi trọng đầu tư vào những ngành then chốt, đặc biệt những ngành góp phần nâng cao NSLĐ của ngành kinh tế khác.

- Đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng vốn, tránh thất thoát, lãng phí, sử dụng vốn không đúng mục đích.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác đào tạo: Chú trọng đào tào nhân lực có trình độ đại học và trên đại học nhưng phải đảm bảo chất lượng, tránh đào tạo chạy theo số lượng. Và đặc biệt hơn là chú trọng đào tạo công nhân lành nghề vì đây là lực lượng trực tiếp làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.Những năm qua việc đào tạo công nhân lành nghê không tương ứng với lực lượng đào tạo có trình độ từ đại học trở lên.

- Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có, đảm bảo sử dụng nguồn nhân lực phù hợp với ngành nghề đào tạo và vị trí việc làm.

- Đẩy mạnh công tác quản lý và hợp lý hóa SX.

- Tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ. Nâng cao chất lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ là làm tăng thêm giá trị sản phẩm tức là tăng thêm chỉ tiêu VA (chỉ tiêu đầu ra để tính tốc độ tăng TFP).

Tăng Ngọc Thúy - [email protected]
Trong đề án Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa đến năm 2020 có đề cập đến vấn đề đóng góp của TFP trong tốc độ tăng GDP lên 30% vào 2015, theo ông mục tiêu này có khả năng đạt được hay không?
PGS-TS Tăng Văn Khiên - Hội Thống kê Việt Nam

Nếu theo xu thế phát triển sản xuất như hiện nay thì đến năm 2015, tốc độ tăng TFP có thể đạt được mức đóng góp 30% trong tăng trưởng GDP của năm 2015. Nhưng bình quân 5 năm (2011-2015) thì kết quả đạt được sẽ thấp hơn.

hoang hai nam - [email protected]
Thưa chuyên gia Phan Chí Anh, theo ông những ngành nào đang dẫn đầu trong việc đóng góp vào chỉ tiêu TFP của Việt Nam. Nếu so với khu vực, mức tăng TFP của Việt Nam đứng ở vị trí nào so với các nước trong khu vực?
TS Phan Chí Anh - Giám đốc TT Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh - ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội

Khi đánh giá về chỉ tiêu TFP, thông thường cần quan tâm tới hai chỉ tiêu.  Thứ nhất là  tốc độ tăng  TFP. Thứ hai là tỷ trọng (tỷ phần) đóng góp của tốc độ tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, cần xem xét kết quả tính toán bình quân của nhiều năm, số liệu hàng năm chỉ có giá trị tham khảo.

Đóng góp của từng ngành vào chỉ tiêu TFP của Việt Nam đang được Tổng cục Đo lường Tiêu Chuẩn đang phối hợp với các Bộ, Ngành trong chương trình Năng suất Chất lượng Quốc gia 712.

Theo Báo cáo Năng suất Việt Nam năm 2014 của Viện Năng suất Việt Nam, tốc độ tăng TFP của Việt Nam giai đoạn 2010 và 2012 tương đương với các nước Malaysia, Philippines, Indonesia, và thấp hơn so với Singapore. 

Nguyễn Giang - [email protected]
Chúng tôi là người lao động chân tay, nếu như TFP gì đó mà tăng, chúng tôi có được hưởng lợi gì không?
Ông Dương Mạnh Hùng - Vụ phó Vụ hệ thống tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê

TFP tăng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, việc tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và các tầng lớp người lao động nói riêng thông qua việc phân phối lại kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Như vậy, TFP tăng thì người lao động sẽ hưởng lợi trực tiếp từ việc năng suất của đơn vị và hưởng lợi gián tiếp từ phân phối lại của Chính phủ. 

Tuyết Mai - [email protected]
TFP có thể tính được cho ngành kinh tế không?
Ông Dương Mạnh Hùng - Vụ phó Vụ hệ thống tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê

Về mặt lý thuyết TFP có thể tính được theo ngành kinh tế, tuy nhiên trên thực tế do hạn chế về nguồn thông tin nên TFP mới chỉ được tính cho cả nền kinh tế. Hiện nay, GDP và lao động đã được phân theo ngành kinh tế song, vốn tích lũy (capital stock) hiện nay chưa tính toán được theo ngành kinh tế nên chưa thể tính TFP theo ngành kinh tế.

Như tôi được biết, hiện nay hầu hết các nước trên thế giới chưa tính được Vốn tích lũy (capital stock), vậy Việt Nam tính Capital stock như thế nào để tính được TFP?
Ông Dương Mạnh Hùng - Vụ phó Vụ hệ thống tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới chưa thống kê được vốn tích lũy  (capital stock ), mà xác định chỉ tiêu này dựa trên tích lũy tài sản cố định qua nhiều năm và tỷ lệ khấu hao tài sản cố định.

Tài sản cố định để tính tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp cũng như các chỉ tiêu năng suất, hiệu quả kinh tế khác phải là tài sản cố định có đến năm nghiên cứu (số bình quân năm bằng số có cuối năm cộng số có đầu năm chia đôi) Tính giá trị tài sản cố định có đến cuối năm t (năm nghiên cứu) theo công thức:

Kt = Kt-1 + Dt - Dt        (*)

Phân tích điều kiện áp dụng công thức trên đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân ta thấy rằng chưa có đầy đủ số liệu về giá trị tài sản cố định tăng trong năm Dt) và càng khó khăn hơn là đến nay hoàn toàn chưa có được giá trị tài sản cố định có đến cuối bất kỳ của năm nào đó để chọn làm gốc, tức là chưa có đại lượng Kt-1. Nhằm khắc phục khó khăn trên, bảo đảm có số liệu có thể áp dụng công thức (*) để tính giá trị tài sản có đến cuối năm t của toàn nền kinh tế quốc dân, có thể thay thế giá trị tài sản cố định tăng trong năm t bằng tích luỹ tài sản cố định trong năm (Dt) và thay thế tổng số tài sản cố định có đến cuối năm t-1 của toàn nền kinh tế quốc dân bằng tổng số tích luỹ tài sản cố định của năm t-1 và những năm trước năm t-1 còn lại (sau khi trừ khấu hao) đến cuối năm t-1 (số năm trước năm t-1 nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào tỷ lệ khấu hao cơ bản quy định ít hay nhiều).

Lê Tùng Anh, - [email protected]
Hiện nay, tôi làm công tác chất lượng, ở công ty tôi chất lượng dịch vụ là ưu tiên số 1, vui lòng giải thích chất lượng dịch vụ có liên quan gì đến năng suất.
PGS-TS Tăng Văn Khiên - Hội Thống kê Việt Nam

Giữa chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, tăng thêm chất lượng sản phẩm và dịch vụ thì chính là tăng thêm giá trị của sản phẩm và dịch vụ và cũng chính là tăng chỉ tiêu đầu ra để tính năng suất. Đầu vào không thay đổi mà tăng thêm đầu ra để tính năng suất thì năng suất sẽ cao hơn.

Cung Thùy Linh - [email protected]
Theo ông, việc sử dụng nguồn vốn tại Việt Nam đã hiệu quả hay chưa?
PGS-TS Tăng Văn Khiên - Hội Thống kê Việt Nam

Theo tôi việc sử dụng nguồn vốn tại Việt Nam hiện nay đã góp phần quyết định về tăng trưởng kinh tế.  Tuy nhiên sự tăng trưởng đó chủ yếu là do tăng trưởng khối lượng vốn, còn lại phần tăng trưởng do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chưa nhiều, hay nói khác đi hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

Trần Trọng Dũng - [email protected]
Tại sao có quốc gia tương đồng về tài nguyên, nguồn lao động, cơ cấu lao động nhưng lại có sự khác nhau về phát triển kinh tế?
TS Phan Chí Anh - Giám đốc TT Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh - ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội

Giữa chất lượng và năng suất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn đến nâng cao giá trị gia tăng cho thị trường và khách hàng.. Với lao động và chi phí đầu vào không thay đổi, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ dẫn đến việc nâng cao năng suất hoạt động và nâng cao TFP.

Nguyễn Mạnh Hải - [email protected]
Theo ông, chất lượng lao động, nguồn nhân lực có vai trò như thế nào đối với tăng TFP?
Ông Dương Mạnh Hùng - Vụ phó Vụ hệ thống tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê

Rõ ràng, nền kinh tế hoặc một doanh nghiệp không thể có năng suất cao nếu chất lượng lao động thấp. Chất lượng lao động thể hiện dưới hai hình thái, trình độ lao động và thái độ làm việc. Việc đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ mới sẽ không có hiệu quả nếu như người lao động không biết vận hành, sử dụng, khai thác để tạo ra được những sản phẩm tốt. Bên cạnh trình độ lao động, yếu tố thái độ làm việc cũng rất quan trọng. Chỉ có thái độ làm việc tích cực mới phát huy hết khả năng lao động, đem lại được hiệu quả tổng thể về mặt kinh tế và xã hội.

Trần Trọng Nghĩa - [email protected]
Theo ông vấn đề lao động trong tính TFP như thế nào?
Ông Dương Mạnh Hùng - Vụ phó Vụ hệ thống tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê

Số liệu về lao động ldùng để tính chỉ tiêu TFP là số lao động tham gia tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ cho xã hội (GDP). Trong thực tế việc thống kê chính xác nguồn lao động này là rất phức tạp.  Số liệu lao động Tổng cục Thống Kê đang sử dụng để tính TFP cho Việt Nam hiện nay là chỉ tiêu Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm (tạm coi đây là lao động bình quân năm), số liệu được lấy từ niên giám thống kê hàng năm.  

Vũ Ngọc Thanh Tình - [email protected]
Xin hỏi ông những yếu tố nào có thể tác động tới tăng TFP?
Ông Dương Mạnh Hùng - Vụ phó Vụ hệ thống tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê

Trên thực tế, có thể có nhiều yếu tố tác động thúc đẩy năng suất yếu tố tổng hợp. Trong đó về cơ bản có thể kể đến một số yếu tố sau: Yếu tố thị trường; Yếu tố môi trường kinh doanh, chính sách và thể chế có tác động dưới dạng tạo những điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất; Tái cơ cấu kinh tế (phân bổ vốn và lao động của nền kinh tế). Yếu tố về cải tiến đổi mới công nghệ và sản phẩm; Yếu tố về chất lượng lao động.

Le Thi Mai - [email protected]
Câu hỏi dành cho chuyên gia PGS.TS. Tăng Văn Khiên: Công ty của tôi hoạt động trên lĩnh vực may mặc, có 2000 công nhân và doanh số khoảng 300 tỷ năm, tốc độ tăng trưởng doanh số khoảng 5% năm và liên tục trong 5 năm vừa qua. Xin vui lòng cho biết TFP có liên quan gì đến hoạt động kinh doanh của công ty tôi. Xin cảm ơn.
PGS-TS Tăng Văn Khiên - Hội Thống kê Việt Nam

Công ty có hoạt động là có liên quan tới TFP. Muốn tính tốc độ tăng độ tăng TFP thì ngoài số liệu như độc giả đã cung cấp thì còn phải có số liệu về vốn (theo giá so sánh) để tính tốc độ tăng vốn, số liệu về thu nhập của người lao động và giá trị tăng thêm để tính hệ số đóng góp của lao động (bê ta). Số liệu phải có ít nhất từ 2 năm trở lên.

Phạm Trọng Ninh - [email protected]
Các biện pháp nâng cao năng suất trong doanh nghiệp là gì ? Làm thể nào để việc tăng năng suất được bền vững ?
TS Phan Chí Anh - Giám đốc TT Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh - ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội

Có nhiều cách để tăng năng suất trong doanh nghiệp, ví dụ như tăng chỉ tiêu lao động đồng thời với cắt giảm chi phí sản xuất thông qua cắt giảm thu nhập người lao động. Tuy nhiên đó chỉ là biện pháp tăng năng suất tức thời, ngắn hạn.

Về dài hạn, doanh nghiệp cần xem xét các giải pháp nâng cao năng suất thông qua việc nâng cao giá trị đầu ra (tiêu thụ nhiều hơn các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng với chất lượng liên tục được cải tiến) đồng thời với việc hạ chi phí đầu vào (dựa trên việc cắt giảm lãng phí do chờ đợi, mất đồng bộ, sản xuất dư thừa, thiết kế qui trình và mặt bằng không hợp lý, lượng tồn trữ và lưu kho lớn).

Các khách mời đang trả lời câu hỏi của bạn đọc gửi về chương trình Giao lưu trực tuyến

Các khách mời đang trả lời câu hỏi của bạn đọc gửi về chương trình Giao lưu trực tuyến

Vũ Ngọc Tùng - [email protected]
Theo ông, để tăng tốc độ TFP góp phần đẩy mạnh tăng trưởng GDP cần phải có những biện pháp gì ?
PGS-TS Tăng Văn Khiên - Hội Thống kê Việt Nam

- Tăng cường đầu tư vốn và phân bổ hợp lý vào đầu tư các ngành, các lĩnh vực. Chú trọng cho đầu tư đổi mới công nghệ, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện của Việt Nam; coi trọng đầu tư vào những ngành then chốt, đặc biệt những ngành góp phần nâng cao NSLĐ của ngành kinh tế khác.

- Đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng vốn, tránh thất thoát, lãng phí, sử dụng vốn không đúng mục đích.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác đào tạo: Chú trọng đào tào nhân lực có trình độ đại học và trên đại học nhưng phải đảm bảo chất lượng, tránh đào tạo chạy theo số lượng. Và đặc biệt hơn là chú trọng đào tạo công nhân lành nghề vì đây là lực lượng trực tiếp làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.Những năm qua việc đào tạo công nhân lành nghê không tương ứng với lực lượng đào tạo có trình độ từ đại học trở lên.

- Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có, đảm bảo sử dụng nguồn nhân lực phù hợp với ngành nghề đào tạo và vị trí việc làm.

- Đẩy mạnh công tác quản lý và hợp lý hóa SX.

- Tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ. Nâng cao chất lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ là làm tăng thêm giá trị sản phẩm tức là tăng thêm chỉ tiêu VA (chỉ tiêu đầu ra để tính tốc độ tăng TFP).

Vũ Ngọc Trường - [email protected]
Theo ông, vai trò của TFP trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thể hiện như thế nào?
Ông Trần Văn Vinh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Những năm gần đây, TFP đã được giới thiệu và đưa vào nghiên cứu tại Việt Nam. Qua kết quả nghiên cứu TFP cho thấy đây là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng GDP của Việt Nam. Nếu như các giai đoạn trước, đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP của Việt Nam thường dưới 20%, thì từ năm 2011 đến nay, tốc độ tăng TFP ngày càng nhanh, đóng góp của tăng TFP của năm sau tăng nhanh hơn năm trước, bình quân giai đoạn 2011 – 2014 theo nghiên cứu, tính toán của Viện Năng suất Việt Nam, TFP đóng góp vào tăng trưởng GDP chiếm khoảng trên 27%. Đây là yếu tố ngày càng trở nên quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế do tăng trưởng lao động có hạn và nguồn vốn đầu tư có xu hướng chậm lại.

Trịnh Hoài - [email protected]
Theo ông, doanh nghiệp phải làm gì để tăng chỉ số TFP quốc gia?
TS Phan Chí Anh - Giám đốc TT Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh - ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội

Trong 5 thành phần cơ bản cấu thành TFP, có 2 yếu tố là chất lượng lao động và ứng dụng KHCN có sự đóng góp và tham gia trực tiếp của doanh nghiệp.

+ Nâng cao chất lượng lao động thông qua đào tạo nâng cao kỹ năng, tay nghề của người lao động; Doanh nghiệp không thể trông đợi hoàn toàn vào hệ thống giao dục quốc gia, mà cần đầu tư xây dựng hệ thống đào tạo nội bộ của riêng mình và xây dựng văn hóa học tập không ngừng trong toàn tổ chức. Đầu tư vào nguồn nhân lực làm tăng khả năng và năng lực của lực lượng lao động trong việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao là yếu tố rất đóng góp rất quan trọng làm tăng TFP.

+ Ứng dụng KHCN liên quan đến việc thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, đổi mới; nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến quy trình sản xuất; công nghệ quản lý tiên tiến ( hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến…). Yếu tố này bao hàm các hoạt động như đổi mới, nghiên cứu phát triển, thái độ làm việc tích cực, hệ thống quản lý, hệ thống tổ chức… tác động làm nâng cao năng suất.

Thanh Hải - [email protected]
Theo ông, minh họa năng suất yếu tố tổng hợp thông qua chỉ tiêu thống kê nào?
Ông Dương Mạnh Hùng - Vụ phó Vụ hệ thống tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê

Ông Dương Mạnh Hùng - Vụ phó Vụ hệ thống tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê

Năng suất của các yếu tố tổng hợp là tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó gồm  các yếu tố khó định lượng được, vì vậy TFP không được đo bằng giá trị tuyệt đối mà được đánh giá dựa trên hai chỉ số tương đối: đó là tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng góp của tốc độ tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế.

Kim Thanh - [email protected]
Theo ông, chỉ tiêu TFP có ý nghĩa như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế?
Ông Dương Mạnh Hùng - Vụ phó Vụ hệ thống tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê

Tốc độ tăng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP-Total Factor Productivity) là chỉ tiêu phản ánh đích thực và khái quát nhất hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất, làm căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng như chất lượng phát triển bền vững của kinh tế, là cơ sở để phân tích hiệu quả sản xuất xã hội, đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ, đánh giá trình độ tổ chức quản lý sản xuất … của mỗi ngành, mỗi địa phương hay quốc gia.Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) là một chỉ tiêu quan trọng cần xem xét khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế. Ngoài tác động của tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào như lao động và vốn, TFP đóng vai trò quan trọng đối với tốc độ tăng GDP. Trong khi tốc độ tăng các yếu tố đầu vào như vốn và lao động là có hạn. TFP có thể là yếu tố vô hạn trong tác động đến tăng trưởng. Tăng TFP có thể phản ánh mức độ đổi mới các quá trình sản xuất, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới trong quản lý hoặc cũng có thể phản ánh gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế. TFP ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện phát triển dựa trên đổi mới và tri thức, bằng sự nhấn mạnh vào khả năng sáng tạo, phát triển khoa học kỹ thuật và phương pháp quản lý tiên tiến cũng như các đầu tư mang lại giá trị gia tăng cao.

Ngô Đăng Lưu - [email protected]
Theo ông, chúng ta nên chú trọng vào những ngành, lĩnh vực nào để thúc đẩy việc áp dụng công nghệ mới, tiên tiến nhằm phát huy lợi thế và tạo điều kiện cho các ngành lĩnh vực khác phát triển?
TS Phan Chí Anh - Giám đốc TT Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh - ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội

Đứng trên quan điểm nghiên cứu khoa học, cần thúc đẩy việc áp dụng công nghệ mới các những lĩnh vực trọng điểm như:

- Các lĩnh vực sản xuất tạo ra các sản phẩm chủ lực của Việt Nam đã được đưa vào chiến lược công nghiệp hóa quốc gia: sản phẩm nông nghiệp, điện tử, cơ khí chính xác. Đối với lĩnh vực sản xuất, cần chú trọng cả công nghệ sản phẩm (ví dụ như sử dụng vật liệu mới thân thiện với môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin) và công nghệ chế tạo, gia công, chế biến (máy móc)

- Các  lĩnh vực dịch vụ trọng điểm như ngân hàng – tài chính, giao thông vận tải, hậu cần, viễn thông, thông tin truyền thông. Đây là các lĩnh vực dịch vụ xương sống, có tác động lan tỏa đến các ngành kinh tế khác.

Tuy nhiên cần chú rằng, khi áp dụng các công nghệ cứng (sản phẩm, thiết bị, máy móc) doanh nghiệp cần có công nghê mềm trước để có thể làm chủ công nghệ cứng (muốn có công nghệ thì phải cần công nghệ). Ở đây muốn đề cập đến năng lực quản trị bao gồm: năng lực qui hoạch, điều hành, kiểm tra, kiểm soát; năng lực đổi mới và sáng tạo, năng lực thích nghi và quản trị sự thay đổi…Nói cách khác trước khi mua máy móc thiết bị về, doanh nghiệp cần quan tâm áp dụng các công nghệ quản trị tiên tiến hiện đại, phù hợp với mục tiêu, đặc thù, và hoàn cảnh của mình

Vũ Ngọc Anh - [email protected]
Xin ông cho biết TFP được tính toán ở cấp độ doanh nghiệp như thế nào ? Doanh nghiệp có thể sử dụng TFP để tự đánh giá năng lực cạnh tranh hay không ?
TS Phan Chí Anh - Giám đốc TT Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh - ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội

Thông thường TFP được dung để đánh giá ở cấp độ vĩ mô, ở cấp độ các lĩnh vực kinh tế như các ngành sản xuất công nghiệp hay dịch vụ, hoặc ở cấp độ quốc gia. Ở cấp độ doanh nghiệp, người ta hay sử dụng phương pháp phân tích năng suất đơn giản hơn thông qua so sánh kết quả đầu ra so với đầu vào. Chỉ số năng suất phản ánh giá trị gia tăng mà doanh nghiệp tạo ra cho khách hàng và thị trường.

Minh Hải - [email protected]
Để tính được TFP cần xác định hệ số của vốn và lao động. Vậy Việt Nam đã xác định các hệ số này như thế nào?
Ông Dương Mạnh Hùng - Vụ phó Vụ hệ thống tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê

Theo thông lệ quốc tế hệ số góc của lao động được dựa trên thu nhập của người lao động so với GDP (không bao gồm thuế sản xuất), hệ số góc của vốn được các định bằng công thức a = 1 - b. Thu nhập của người lao động là toàn bộ tiền lương và các thu nhập khác. Ngoài ra, có thể xác định hệ số này theo phương pháp hồi quy. 

Vũ Ngọc Phương - [email protected]
Theo ông, giải pháp để tăng TFP một cách bền vững là gì?
PGS-TS Tăng Văn Khiên - Hội Thống kê Việt Nam

PGS-TS Tăng Văn Khiên  - Hội Thống kê Việt Nam

PGS-TS Tăng Văn Khiên  - Hội Thống kê Việt Nam chương trình Giao lưu trực tuyến

- Tăng cường đầu tư vốn và phân bổ hợp lý vào đầu tư các ngành, các lĩnh vực. Chú trọng cho đầu tư đổi mới công nghệ, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện của Việt Nam; coi trọng đầu tư vào những ngành then chốt, đặc biệt những ngành góp phần nâng cao NSLĐ của ngành kinh tế khác.

- Đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng vốn, tránh thất thoát, lãng phí, sử dụng vốn không đúng mục đích.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác đào tạo: Chú trọng đào tào nhân lực có trình độ đại học và trên đại học nhưng phải đảm bảo chất lượng, tránh đào tạo chạy theo số lượng. Và đặc biệt hơn là chú trọng đào tạo công nhân lành nghề vì đây là lực lượng trực tiếp làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.Những năm qua việc đào tạo công nhân lành nghê không tương ứng với lực lượng đào tạo có trình độ từ đại học trở lên.

- Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có, đảm bảo sử dụng nguồn nhân lực phù hợp với ngành nghề đào tạo và vị trí việc làm.

- Đẩy mạnh công tác quản lý và hợp lý hóa SX.

- Tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ. Nâng cao chất lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ là làm tăng thêm giá trị sản phẩm tức là tăng thêm chỉ tiêu VA (chỉ tiêu đầu ra để tính tốc độ tăng TFP).

Vũ Ngọc Khang - [email protected]
Gần đây, tôi thường được nghe nhiều hơn đến cụm từ Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vậy TFP là gì?
Ông Dương Mạnh Hùng - Vụ phó Vụ hệ thống tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê

Năng suất yếu tố tổng hợp (Total Factor Productivity -TFP) là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình), nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân,v.v... (gọi chung là các nhân tố tổng hợp). Hay hiểu một cách đơn giản thì năng suất nhân tố tổng hợp là năng suất bình quân gia quyền của tất cả các nhân tố đầu vào. Trong đó quyền số của mỗi nhân tố đầu vào là tỷ trọng của chúng trong tổng chi phí sản xuất.

Trần Văn Hải - [email protected]
Được biết, việc áp dụng dây chuyền hiện đại vào sản xuất đã mang lại nhiều sự thay đổi cho doanh nghiệp về mặt thương hiệu và kinh tế. Xin ông nói rõ hơn điều này?
Ông Nguyễn Thanh Trung - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tôn Đông Á

Hiện Công ty Cổ phần Tôn Đông Á đang hoạt động 3 dây chuyền mạ màu, 2 dây chuyền mạ hợp kim nhôm kẽm và 1 dây chuyền cán nguội. Với nguồn vốn đầu tư 150 triệu USD cho nhà máy ở Thủ Dầu Một - Bình Dương, Tôn Đông Á chú trọng đẩy mạnh và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Với dây chuyền, thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại từ Châu Âu và Nhật Bản... sản phẩm Tôn Đông Á đạt tiêu chuẩn JIS G3321 : 2010 (Nhật Bản); BSEN 10346 : 2009 (Châu Âu); AS 1397 : 2011 (Úc); ASTM A792/A792M - 10 (Mỹ) và được Trung tâm 1 (Quatest 1) chứng nhận. Chính vì thế, Tôn Đông Á cam kết bảo hành chống ăn mòn thủng đến 20 năm với khách hàng khi sử dụng sản phẩm AZ100 và AZ150.

Công ty chủ động khép kín mô hình sản xuất với việc đầu tư và đẩy mạnh sản xuất nguồn nguyên liệu đầu vào. Tôn Đông Á đã nhập một dây chuyền cán nguội để cán thép cán nóng ra sản phẩm thép cán nguội dạng cuộn. Hiện nay, Công ty chủ động 40% nguồn nguyên liệu và kết thúc giai đoạn 2 sẽ kiểm soát 60% nguồn nguyên liệu đầu vào. Đây là một nỗ lực rất lớn của Tôn Đông Á để hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm chất lượng cao như chiến lược đề ra.

Bên cạnh đó, Tôn Đông Á đã mạnh dạn đầu tư 1 triệu USD cho giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP nhằm quản lý hiệu quả và cân bằng nguồn lực cũng như các hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty.

Phan Bá Anh - [email protected]
Theo ông, Việt Nam cần có những chính sách gì để thúc đẩy khoa học công nghệ và tăng năng suất nhân tố tổng hợp?
TS Phan Chí Anh - Giám đốc TT Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh - ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội

TS Phan Chí Anh - Giám đốc TT Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh - ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội

Nhiều câu hỏi khó của độc giả gửi về cũng làm chuyên gia suy tư. Trong ảnh: TS Phan Chí Anh - Giám đốc TT Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh - ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội

Khoa học công nghệ được xem là 1 trong  5 yếu tố cấu thành năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Đối với các nước công nghiệp phát triển, KHCN được thừa nhận như là yếu tố quyết định việc tăng trưởng TFP dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế xã hội cả về qui mô và chất lượng. Tại Việt Nam, cho đến nay, khái niệm TFP chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu và giảng dạy kinh tế học trong nước, trong một số nghiên cứu kinh tế Việt Nam do nước ngoài thực hiện.

Do tính chất quan trọng của mình, TFP cần phải được đưa vào thành chỉ tiêu  kinh tế xã hội trong kế hoạch và . Khái niệm và phương pháp tính TFP cần được phổ biến rộn g rãi trong nhà trường, các đơn vị kinh tế, cơ quan quản lý nhà nước.

Đóng góp của KHCN vào tăng TFP cần được nghiên cứu một cách hệ thống tập trung vào một số vấn đề như:

-          Tác động của từng thành phần như quản trị tổ chức / doanh nghiệp tới TFP như thế nào ? Với năng lực công nghệ (phần cứng ) còn hạn chế, việc tăng cường áp dụng các hệ thống quản trị (phần mềm) tiên tiên tiến hiện đại vào Việt Nam có tác động thế nào đến việc tăng trưởng TFP

-         Các giải pháp nâng cao năng lực khoa học của doanh nghiệp, áp dụng các hệ thống quản trị tiên tiến hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo…tại doanh nghiệp nhằm nâng cao đột phá năng suất chất lượng hàng hóa sản phẩm Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ SME.

-         Quan hệ giữa các yếu tố cấu thành TFP như KHCN và chất lượng lao động để chỉ ra các giải pháp nâng cao TFP

LTS: Buổi GLTT đã kết thúc vào 11g30', Chất lượng Việt Nam xin cảm ơn các vị khách mời đã tham dự và quý vị độc giả đã quan tâm theo dõi. Những câu hỏi liên quan tiếp theo sẽ được Ban biên tập gửi trực tiếp tới các chuyên gia phản hồi sau.

Bùi Thu Loan - [email protected]
Xin cho biết lý do để doanh nghiệp đầu tư mạnh cho chất lượng sản phẩm là gì?
Ông Nguyễn Thanh Trung - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tôn Đông Á

Sau khi nhà máy Thủ Dầu Một hoàn thành giai đoạn 2, sản lượng của Tôn Đông Á đạt đến 800.000 tấn/năm. Sản lượng này sẽ giúp Tôn Đông Á chủ động hơn trong kinh doanh. Hiện nay, thị trường xuất khẩu của Tôn Đông Á chủ yếu vào Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Châu Phi, Trung Đông... chiếm đến 40-45% và có các đối tác chiến lược tại các thị trường cao cấp như Nhật, Úc, Mỹ... đó là lý do để Tôn Đông Á tự tin đầu tư mạnh cho chất lượng sản phẩm.

Ninh Hải - [email protected]
Trước thách thức hội nhập ngày càng sâu rộng khi Việt Nam tham gia các FTA, Công ty CP Tôn Đông Á đã có những sự chuẩn bị gì để tham gia sân chơi toàn cầu này?
Ông Nguyễn Thanh Trung - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tôn Đông Á

Ông Nguyễn Thanh Trung - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tôn Đông Á

Dù muốn hay không thì các doanh nghiệp nước ngoài cũng tham gia vào sân chơi Việt Nam sau khi những hiệp định thương mại được ký kết. Điều này đồng nghĩa với việc, các doanh nghiệp trong nước sẽ hưởng ưu đãi khi ra thế giới nhưng cũng khó khăn rất nhiều tại thị trường trong nước. Đặc biệt, ở một số ngành doanh nghiệp Việt Nam vốn không có nhiều lợi thế như tôn thép.

 Trước những thách thức quá lớn của ngành tôn thép, đồng thời chuẩn bị cho hội nhập, Tôn Đông Á đã đầu tư mạnh vào dây chuyền, thiết bị công nghệ hiện đại nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới như Châu Âu, Nhật Bản... để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tôn Đông Á hiểu rằng, nếu không chuẩn bị tốt chất lượng sản phẩm thì tương lai sẽ khó cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập với thuế suất 0% sau khi TPP hay AFTA, Asean... được ký kết.

thương hiệu doanh nghiệp

Về đầu trang