Giao lưu trực tuyến

GIAO LƯU TRỰC TUYẾN: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với sức sống doanh nghiệp

author 09:14 16/05/2014

(VietQ.vn) - Sáng nay 16/5, Chương trình giao lưu trực tuyến “Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với sức sống doanh nghiệp” đang diễn ra tại tòa soạn Chất lượng Việt Nam.

Thực hiện Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” đã được triển khai toàn diện nhằm nâng cao nhận thức về năng suất và chất lượng; tạo bước chuyển biến về năng suất và chất lượng của SPHH, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Chất lượng Việt Nam Online (VietQ.vn) là cơ quan đầu mối thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức về năng suất và chất lượng, tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến (GLTT): “ Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với sức sống doanh nghiệp” dự kiến vào ngày 16/5/2014, góp phần xây dựng nền tảng cho các hoạt động năng suất và chất lượng trên toàn quốc, cũng như giới thiệu, quảng bá các doanh nghiệp thành công về năng suất và chất lượng, có SPHH được người tiêu dùng ưa chuộng.


Tổng Biên tập Trần Văn Dư tặng hoa cho các khách mời tham gia buổi giao lưu trực tuyến

Khách mời tham gia chương GLTT gồm: Ông Trần Văn Vinh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Ông Vũ Văn Diện - Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng; Ông Nguyễn Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy; Ông Nguyễn Minh Bằng - Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn ; Ông Nguyễn Phú Cường - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN - Bộ Công thương; Bà Ngô Ngọc Hà - Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam ; Đại diện Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong...

Quang cảnh buổi giao lưu trực tuyến


(Quý bạn đọc có thể gửi câu hỏi trực tiếp tới khách mới thông qua phần Gửi câu hỏi ở cuối bài hoặc vào hòm thư [email protected]. Ấn F5 để cập nhật chương trình)

Sau đây là nội dung buổi giao lưu:

NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU:
Bạn đọc [email protected] -
Được biết hiện nay Công ty CP nhựa TNTP đã có nhà máy và cung cấp sản phẩm ở nước bạn Lào. Vậy cho hỏi, các sản phẩm cung cấp ra nước bạn Lào nói riêng và nước ngoài nói chung Công ty có áp dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài không?
Khách mời

Với ba nhà máy sản xuất ở Hải Phòng, Bình Dương (Việt Nam) và Vientiane (Lào), năng lực sản xuất của Nhựa Tiền Phong hàng năm lên tới 75 ngàn tấn sản phẩm các loại. Hiện nay, tại phía Bắc Việt Nam công ty đang xây dựng nhà xưởng và chuyển đổi dần địa điểm sản xuất từ số 2 An Đà, TP. Hải Phòng sang phường Hưng Đạo quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng trên một diện tích sản xuất mới rộng 13,6 ha, gấp hơn 4 lần diện tích sản xuất cũ. Việc chuyển đổi địa điểm sản xuất của Nhựa Tiền Phong nhằm đáp ứng cho chiến lược phát triển cao về quy mô và sản lượng sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường sản phẩm tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

 

Nhựa Tiền Phong phía nam đã chính thức xây dựng xong nhà máy tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam, sản phẩm đã được thị trường phía Nam đánh giá cao. Hiện nay, Nhựa Tiền Phong Nam đang xây dựng một hệ thống phân phối đổi mới và hiện đại, mang lại những tiện ích cao nhất cho người tiêu dùng. Cùng với việc nâng cao uy tín, hình ảnh của Nhựa Tiền Phong tại miền Nam, Nhựa Tiền Phong Nam đã xây dựng một chiến lược và kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, chuẩn bị sẵn sàng về thiết bị sản suất để nâng cao gấp nhiều lần công suất hiện tại theo chiến lược của Công ty về chiếm lĩnh thị phần tại miền Nam Việt Nam.

 

Công ty Liên doanh Nhựa Tiền Phong – SMP tại Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào được đầu tư với chiến lược cung cấp sản phẩm cho hầu hết các dự án cấp thoát nước của nước bạn Lào mà chủ yếu là các dự án do World Bank và ADB tài trợ. Hiện nay, Nhựa Tiền Phong - SMP đã đi vào sản xuất ổn định và cung cấp cho nhiều dự án lớn. Cho đến nay, Nhựa Tiền Phong – SMP cũng là mà máy sản xuất ống nhựa lớn nhất của CHDCND Lào.

Phương châm sản xuất của Nhựa Tiền Phong là đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu, bảo đảm quyền lợi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của Công ty. Chính vì vậy mà Nhựa Tiền Phong chỉ đầu tư những dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị của các hãng hàng đầu châu Âu và Nhật Bản. Hệ thống thiết bị luôn đảm bảo độ chính xác cao, đảm bảo sự đồng nhất về vật liệu và cho năng suất cao trong quá trình sản xuất sản phẩm.

 

Việc xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng cũng được Ban Lãnh dạo công ty nghiêm túc chỉ đạo việc xây dựng và vận hành một cách nghiêm ngặt. Các sản phẩm của Nhựa Tiền Phong đều đạt các tiêu chuẩn Quốc tế, các đặc tính cơ, lý, hoá, vệ sinh công nghiệp... đều đạt và vượt chỉ tiêu cho phép. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty luôn luôn là một trong những cơ sở sản xuất kinh doanh hàng đầu về ngành nhựa của cả nước. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM và đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008

 

Các sản phẩm của Nhựa Tiền Phong được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực cấp thoát nước, công nghiệp xây dựng, giếng nước ngầm cho dân dụng và công nghiệp, cầu đường, hoá chất, địa chất, dầu khí, hệ thống nước thoát thải các đô thị, khu công nghiệp, nước tưới tiêu trong nông, lâm

Bạn đọc [email protected] -
Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều DN phá sản lâm vào khủng hoảng tuy nhiên Công ty CP nhựa TNTP vẫn hoạt động hiệu quả. Ông bà có thể chia sẻ những thành công đó có được là từ đâu không? Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong quá trình sản xuất có đóng góp và vai trò như thế nào trong thành công đó?
Đại diện Nhựa Thiếu niên Tiền phong

Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong, được thành lập từ năm 1960 với quy mô gồm 4 nhà xưởng chính: Phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhựa trong (polystyrol) và phân xưởng bóng bàn, đồ chơi. Ngày 19/05/1960, Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong chính thức khánh thành đi vào hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu: Chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi dồng. Với ý nghĩa lịch sử thiêng liêng đó, 50 năm qua, tập thể CBCNV Công ty đã từng bước nỗ lực hết mình, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đưa Công ty từng bước phát triển vững mạnh đảm bảo hoàn thành xuất xắc các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

 

Trải qua nhiều thăng trầm, ngày 29/4/1993 với Quyết định số 386/CN/CTLD của Bộ Công Nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công Thương), nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được đổi tên thành Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Theo đó Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong trở thành một doanh nghiệp Nhà nước, sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo. Với mô hình tổ chức mới, chủ động đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty đã mạnh dạn chuyển đổi mặt hàng truyền thống từng nổi tiếng một thời nhưng hiệu quả thấp để chuyển hẳn sang sản xuất ống nhựa PVC, PEHD…Từ những bước đi đúng đắn, vững chắc, sản phẩm của Công ty đã và đang chiếm lĩnh thị trường bằng uy tín về chất lượng cũng như tính cạnh tranh về giá bán. Đến ngày 17/8/2004, công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã được chuyển đổi sang hình thức công ty Cổ phần bằng quyết định số 80/2004/QD-BCN cảu bộ Công nghiệp. Đánh dấu một bước đi phát triển mới của công ty.

 

Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Công ty đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới nhiều chủng loại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường . Mặt hàng ống nhựa u. PVC, PEHD, PPR dung trong lĩnh vực cung cấp nước sạch, tiêu thoát nước thải phục vụ nhu cầu dân dụng và sử dụng trong các nghành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp…đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường

 

Với phương châm “Chất lượng là trên hết, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng” thương hiệu Nhựa Tiền Phong đã được khẳng định trên thị trường có sức lan tỏa mạnh mẽ. Tiếp tục duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ, đồng thời lựa chọn đa phương thức phục vụ nhằm tối đa nhu cầu khách hàng. Vì vậy trong những năm tới, công ty chắc chắn sẽ duy trì được tốc độ phát triển cao, giữ vững và ngày càng mở rộng thị trường, không chỉ thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, Công ty cũng đã đăng ký bộ hộ nhãn hiệu hàng hóa 5 nước :Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanma . Doanh số xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực trong thời gian tới sẽ được đẩy mạnh, riêng doanh số xuất khẩu sang nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào sẽ đạt từ 1.200.000 đến 1.800.000 USD/năm.

 

Với mạng lưới tiêu thụ gồm 6 Trung tâm bán hàng trả chậm và gần 300 đại lý bán hàng, sản phẩm Nhựa Tiền phong đã và đang có mặt ở các miền trê

Hùng Yên - [email protected]
Công ty chúng tôi Là đơn vị áp dụng thành công kinh nghiệm, trong việc áp dụng các chứng nhận sản phẩm hợp quy , chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế, chứng nhận thực hành tốt 5S. Công ty có thể chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho Công ty chúng tôi áp dụng được không?
Đại diện Nhựa Thiếu niên Tiền phong

Ngày 27/4/2013 vừa qua Tổng Giám đốc, Trưởng Ban chỉ đạo 5S Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong chính thức phát động phong trào thi đua thực hiện 5S trong toàn Công ty với khẩu hiệu “Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong cam kết thực hiện 5S để tạo môi trường làm việc an toàn, sạch đẹp, khoa học, hiệu quả”. 

Tham dự buổi lễ có các đ/c Chủ tịch HĐQT; Tổng Giám đốc, Trưởng Ban chỉ đạo 5S; Các đồng chí lãnh đạo Công ty; Thủ trưởng các đơn vị; Công đoàn; Đoàn Thanh niên; Cán bộ 5S các đơn vị và CBCNV đại diện 14 đơn vị trong Công ty.

 

Tại buổi lễ phát động Tổng Giám đốc, Trưởng Ban chỉ đạo 5S nhấn mạnh những lợi ích khi áp dụng 5S tại Công ty:

 

- 5S giúp tạo ra một môi trường làm việc thuận tiện, thoải mái cho mọi vị trí;

 

- 5S giúp giảm thiểu/loại bỏ các lãng phí tại các công đoạn công việc trong một quá trình như rút ngắn thời gian vận chuyển, thời gian tìm kiếm, loại bỏ các lỗi chủ quan của con người, … 

 

- 5S giúp giảm thiểu các chi phí hoạt động từ đó nâng cao ưu thế cạnh tranh

 

- Với một môi trường làm việc thông thoáng và khoa học, 5S giúp nâng cao an toàn sản xuất và phòng ngừa các rủi ro một cách chủ động;

 

- Ý thức làm việc vì lợi ích tập thể được nhận thức rõ và nâng cao; tăng cường tính đoàn kết, gắn bó giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên;

 

- Khuyến khích sự sáng tạo và cải tiến của các CBCNV thông qua 5S;

 

- Tạo dựng, củng cố và nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của Công ty trong con mắt khách hàng…

 

Khi thực hiện thành công chương trình 5S trong doanh nghiệp sẽ mang lại những thay đổi đáng ngạc nhiên như: nơi làm việc trở nên sạch sẽ và gọn gàng hơn; kết quả thấy ngay đối với tất cả mọi người, việc chấp hành kỷ luật sẽ tốt hơn, các thao tác xử lý công việc trong hoạt động văn phòng sẽ trở nên dễ dàng và an toàn, nhân viên sẽ tự hào về nơi làm việc của mình, tăng cường việc phát huy sáng kiến của tất cả mọi người trong doanh nghiệp, tránh được những lãng phí không cần thiết. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hòa đồng giữa tất cả mọi người, qua đó mọi người sẽ làm việc với thái độ tích cực, có trách nhiệm hơn với công việc.

 

Cũng tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Khối Phòng ban và Khối Phân xưởng sản xuất cam kết thực hiện tốt phong trào 5S để nâng cao hiệu suất lao động, cải thiện điều kiện, môi trường và chất lượng trong công việc.

 

Ngay sau lễ phát động toàn thể các CBCNV trong toàn Công ty triển khai thực hiện 5S tại đơn vị mình. Cuổi buổi Ban Chỉ đạo 5S của Công ty đi kiểm tra việc thực hiện 5S của từng đơn vị. Buổi lễ nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của Ban lãnh đạo và tất cả các CBCNV Công ty.

 

“Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng”, đó chính là tinh thần của khái niệm “5S” , một chương trình nhằm nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác trong thực hiện văn hoá doanh nghiệp. C

Son-Ha-nhua@gmail -
Được biết hiện nay, Công ty CP Nhựa thiếu niên Tiền Phong đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM và đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Ông (bà) có thể cho biết, trong quá trình áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng nêu trến sản phẩm của quý Công ty có tăng dược khả năng cạnh tranh trên thị trường không? Cụ thể như thế nào?
Đại diện Nhựa Thiếu niên Tiền phong

Phương châm sản xuất của Nhựa Tiền Phong là đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu, bảo đảm quyền lợi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của Công ty. Chính vì vậy mà Nhựa Tiền Phong chỉ đầu tư những dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị của các hãng hàng đầu châu Âu và Nhật Bản. Hệ thống thiết bị luôn đảm bảo độ chính xác cao, đảm bảo sự đồng nhất về vật liệu và cho năng suất cao trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Việc xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng cũng được Ban Lãnh dạo công ty nghiêm túc chỉ đạo việc xây dựng và vận hành một cách nghiêm ngặt. Các sản phẩm của Nhựa Tiền Phong đều đạt các tiêu chuẩn Quốc tế, các đặc tính cơ, lý, hoá, vệ sinh công nghiệp... đều đạt và vượt chỉ tiêu cho phép. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty luôn luôn là một trong những cơ sở sản xuất kinh doanh hàng đầu về ngành nhựa của cả nước. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM và đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008

Các sản phẩm của Nhựa Tiền Phong được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực cấp thoát nước, công nghiệp xây dựng, giếng nước ngầm cho dân dụng và công nghiệp, cầu đường, hoá chất, địa chất, dầu khí, hệ thống nước thoát thải các đô thị, khu công nghiệp, nước tưới tiêu trong nông, lâm nghiệp... áp suất biểu kiến cho các loại sản phẩm ống nhựa từ 5 Bar đến 25 Bar và có thể sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao theo các yêu cầu đặc biệt của khách hàng.

Với đội ngũ kỹ sư hùng hậu, năng động sáng tạo kết hợp với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm nhựa xây dựng, Nhựa Tiền Phong luôn nghiên cứu tìm tòi, đổi mới để không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm tốt nhất trên thị trường.

bạn đọc cuong-hanh-trung - [email protected]
Những ngày qua chúng tôi rất khâm phục tinh thần bám biển của ngư dân bất chấp những hoạt động ngang ngược trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc liên quan đến vụ việc xâm phạm quyền lãnh thổ ở giàn khoan 981HD tại biển đông. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho bà con ngư dân bám biển và hoạt động khai thác cá và các hoạt động khác, hiện nay các con tàu của chúng ta khi ra khơi đang áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nào?
Bà Ngô Ngọc Hà - Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam

Các tàu  cá Việt Nam hoạt động trên biển hiện nay đều tuân thủ quy định tại Nghị định số 66/2005/NĐ-CP về bảo đảm an toàn cho người và tàu đánh cá hoạt động thuỷ sản. Ví dụ: Trước khi ra biển hoạt động thì tàu phải được đăng kiểm tàu cá, đăng kí tàu cá và thuyền viên; tàu phải được trang bị thiết bị an toàn, cứu nạn, thông tin, phương tiện bảo vệ cá nhân các thiết bị như phao cứu sinh... Các thiết bị này được cơ quan chức năng kiểm tra theo tiêu chuẩn cơ sở mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đã công bố.

- Hoạt động nghề cá: phải tuân thủ một số quy định như Thông tư 02 (Hướng dẫn thi hành nghị định 09): có quy định về kích thước mắt lưới ... để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hiện nay đã có một số tiêu chuẩn về tàu cá như sau:

1) TCVN 3903 Đóng tàu vỏ gỗ - Yêu cầu kỹ thuật

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật đối với kết cấu thân tàu gỗ chạy nội địa và được áp dụng cho các tàu có quan hệ kích thước sau đây:

15 m ≤ L ≤ 30 m

8,5 m ≤ L/H ≤ 11 m

3,8 m ≤ L/B ≤ 5,2 m

2) TCVN  6718:2000  Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển (gồm 13 phần)

Phạm vi áp dụng

Quy phạm này được áp dung để kiểm tra phân cấp và đăng ký các tàu cá biển tự chạy có chiều dài đường nước thiết kế trên 20 m ( sau đây gọi chung là tàu cá). Trong quá trình thiết kế, đóng mới, sửa chữa và khai thác, các tàu cá phải được giám sát và phân cấp phù hợp với các quy định trong quy phạm này

2.1 TCVN  6718-1:2000  Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển – Phần 1: Quy định về giám sát và phân cấp

2.2  TCVN  6718-2:2000  Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển – Phần 2: Kết cấu thân tàu và trang thiết bị

2.3 TCVN  6718-3:2000  Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển – Phần 3: Hệ thống máy tàu

2.4 TCVN  6718-4:2000  Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển – Phần 4: Trang bị điện

2.5 TCVN  6718-5:2000  Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển – Phần 5: Phòng, phát hiện và chữa cháy

2.6 TCVN  6718-6:2000  Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển – Phần 6: Hàn

2.7 TCVN  6718-7:2000  Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển – Phần 7: Vật liệu

2.8 TCVN  6718-8:2000  Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển – Phần 8: Tàu công nghiệp hải sản

2.9 TCVN  6718-9:2000  Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển – Phần 9: Phân khoang

2.10 TCVN  6718-10:2000  Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển – Phần 10: Ổn định

2.11 TCVN  6718-11:2000  Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển – Phần 11: Mạn khô

2.12 TCVN  6718-12:2000  Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển – Phần 12: Trang bị an toàn

2.13  TCVN  6718-13:2000  Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển – Phần 13: Các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu.

Văn Thảo - [email protected]
Mỗi lần có vướng mắc về chất lượng sản phẩm hàng hóa, người tiêu dùng lại cho rằng đó là do hàng kém chất lượng, không đạt chuẩn, trong khi đó việc tìm hiểu hàng và quyết định mua lại là nghĩa vụ của người tiêu dùng, theo ông giải bài toán này thế nào?
Ông Vũ Văn Diện -Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng

Theo quy định pháp luật về TC&QCKT trách nhiệm của DN phải công bố tiêu chuẩn áp dụng cho SPHH của mình. Việc công bố này thể hiện qua hình thức ghi số hiệu tiêu chuẩn được áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản trên nhãn hoặc bao gói SPHH, hoặc trong các tài liệu giao dịch, hướng dẫn, giới thiệu SPHH. Trong nhiều trường hợp SPHH thuộc đối tượng phải áp dụng QCKT  còn có dấu hợp quy (CR) thể hiện SPHH đó phù hợp với QCKT tương ứng.

Đinh Viết Cường - [email protected]
Trách nhiệm quản lý mũ bảo hiểm hợp chuẩn, hợp quy trên thị trường thuộc về cơ quan Bộ Công Thương hay bộ nào? nghe nói sắp tới xử phạt người đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, cơ quan nào sẽ phạt và xác định lỗi mũ bảo hiểm không đạt chuẩn như thế nào?
Ông Nguyễn Phú Cường - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN - Bộ Công thương

Mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy sử dụng khi tham gia giao thông được quản lý theo chất lượng theo QCVN 2: 2008/BKHCN ban hành kèm theo quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 04 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Thông tư 02/2014/TT-BKHCN về việc sử đổi điều 2 Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 04 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 31/03/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.Theo Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT ngày 28/02/2013 giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thì Bộ Công thương (Cục quản lý thị trường) sẽ chủ trì, phối hợp với cơ quan thanh tra, kiểm tra ngành khoa học và công nghệ, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, lực lượng khác thuộc Công an nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan có liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh mũ bảo hiểm theo quy định theo thông tư liên tịch này và các quy định hiện hành khác có liên quan, trong đó có việc quản lý mũ bảo hiểm hợp chuẩn, hợp quy trên thị trường.

Theo Khoản 2, Điều 1 của Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/09/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe gắn máy vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ như sau:

- Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy các khi tham gia giao thông trên đường bộ.

- Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm cài quai không đúng cách,trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, những đối tượng nêu trên khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ không phải là mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt.

Vàng bạc Trung Thủy - [email protected]
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vàng trang sức, mỹ nghệ, đến thời điểm Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN có hiệu lực thì vẫn còn nhiều loại chưa thực hiện theo quy định tại Thông tư này, việc xử lý đối với số hàng tồn này như thế nào?
Ông Nguyễn Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy

Vấn đề độc giả đề cập đã được chúng tôi thảo luận và xem xét trong quá trình xây dựng Thông tư. Thông tư này đã được ban hành từ tháng 9/2013, do vậy doanh nghiệp đã có khoảng thời gian nhất định để xử lý các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ chưa đáp ứng các quy định tại Thông tư.

Do đó sau thời điểm thông tư có hiệu lực ban hành, nếu sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ vẫn không tuân thủ theo các quy định mới thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

Thanh Huyền -
Nhiều doanh nghiệp viện cớ sản phẩm có lỗi trong phạm vi cho phép, trong tiêu chuẩn cơ sở của doanh nghiệp nhưng những rủi ro từ những lỗi ấy với người tiêu dùng rất lớn, theo ông, người tiêu dùng nên làm gì trong trường hợp này?
Ông Vũ Văn Diện -Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng

Trường hợp người tiêu dùng phát hiện ra những rủi ro rất lớn từ những lỗi của hàng mà doanh nghiệp nói vẫn phù hợp TCCS của DN, thì người tiêu dùng cần khiếu nại. Nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng người tiêu dùng có thể gửi khiếu nại đến các cơ quan quản lý liên quan, đến hệ thống các cơ quan BVQLNTD (Ban Bảo vệ NTD Cục Quản lý Cạnh tranh Bộ Công Thương, các sở công thương tại các tỉnh, thành phố hoặc chính quyền các cấp..) để giải quyết hoặc đến các VPTVKN của VINASTAS và các Hội thành viên trong toàn quốc để được tư vấn giải quyết.

Hiện nay xăng dầu đang áp dụng theo tiêu chuẩn nào để giảm tải ô nhiễm môi trường?
Ông Nguyễn Minh Bằng - Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn


Đối với mặt hàng xăng dầu, hiện đang có 2 TCVN hiện hành liên quan đó là: TCVN 6776:2013 “Xăng không chì. Yêu cầu kỹ thuật” và TCVN 5689:2013 “ Nhiên liệu diezen. Yêu cầu kỹ thuật”.

Xăng dầu đáp ứng quy định của 2 TCVN tương ứng này đảm bảo chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn khí thải theo 3 mức 2,3 và 4 theo quy định (tương đương các mức EURO 2,3 và 4 của Châu Âu).

Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải 2 và tiến tới áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải 3 và 4 theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chish phủ từ 1/1/2016. Vì vậy, việc áp dụng 2 TCVN trên sẽ bảo đảm sự tuân thủ Quyết định 49 sau thời điểm 1/1/2016.

Nguyễn Việt - [email protected]
Tôi mua một chiếc máy sấy tóc, người bán nói sản phẩm có dấu hợp chuẩn hợp quy, chứng nhận an toàn nhưng về tôi xem, toàn bộ thông tin về hàng hóa và hướng dẫn dùng lại toàn tiếng nước ngoài, tôi mang đổi trả họ không đồng ý, tôi có thể khiếu nại cơ sở bán hàng không?
Ông Nguyễn Phú Cường - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN - Bộ Công thương

Máy sấy tóc được quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN 4: 2009/BKHCN về an toàn với thiết bị didenj và điện tử được ban hành theo thông tư số 21/2009/TT-BKHCN ngày 30 tháng 09 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc ghi nhãn sản phẩm máy sấy tóc phải tuân thủ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ, Thông tử 09/2007/TT-BKHCN và thông tư 14/2007/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Do vậy, khi phát hiện các hành vi vi phạm, người dân có thể gửi thông tin phản ánh về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ, địa chỉ số 8 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Việc cung cấp các thông tin về sai phạm sẽ giúp các cơ quan quan lý nhà nước có cơ sở để tiến hành kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm từ đó góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh.

Bạn có thể khiếu nại với Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam để được tư vấn và bảo vệ.

Quyên Nguyễn - Quen_Quen@yahoo
Doanh nghiệp tôi chuyên sản xuất nông sản xuất khẩu, cụ thể là trái Thanh Long. Chúng tôi đã áp dụng GlobalGap trong sản xuất vậy sản phẩm của chúng tôi có phải áp dụng tiêu chuẩn nào khác nữa không?
Ông Nguyễn Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy

Thứ nhất, ở Việt Nam, việc áp dụng tiêu chuẩn là tự nguyện, không bắt buộc áp dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp của độc giả, cần tìm hiểu các quy định của thị trường công ty sẽ xuất khẩu Thanh long (ví dụ: Mỹ, Châu Âu…) để tổ chức thực hiện.

GlobalGap là một tiêu chuẩn khá phổ biến đối với sản phẩm nông sản và cũng thường là một tiêu chuẩn được nhiều quốc gia sử dụng nhằm đảm bảo chất lượng đối với sản phẩm nông sản nhập khẩu. Do đó, quý công ty áp dụng tiêu chuẩn này cũng là điều kiện rất thuận lợi để khẳng định chất lượng sản phẩm Thanh long của mình và vượt qua rào cản kỹ thuật của nước nhập khẩu.

Theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, người xuất khẩu hàng hóa phải đảm bảo quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế và áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (nếu có). Vì vậy, để biết thêm thông tin chi tiết, công ty có thể liên hệ với Cục trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Trịnh Thu Uyên - [email protected]
Được biết, từ ngày 1/1/2014, thép làm cốt bê tông sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện các quy định tại QCVN 7:2011/BKHCN. Tuy nhiên, theo phản ánh của Hiệp hội Thép Việt Nam đến nay còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm quy chuẩn này, đặc biệt là kích thước và khối lượng 1m dài của thanh thép. Vậy, việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất thực hiện chưa? Ông đánh giá như thế nào về chất lượng thép hiện nay ngoài thị trường?
Ông Trần Văn Vinh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Qui chuẩn kĩ thuật QCVN 7:2011/BKHCN được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 đối với các Doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thép làm cốt bê tông và có hiệu lực từ 01/06/2014 đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường. Do vậy, cho đến nay hầu hết các Doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thép làm cốt bê tông đã thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu CR theo quy định. Tuy nhiên, còn một số doanh nghiệp sản xuất chưa thực hiện thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu CR theo quy định.

Để việc tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, Hiệp hội Thép Việt Nam cũng đã có văn bản đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép làm cốt bê tông thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Nhà nước. Đồng thời, sau ngày 01/06/2014, việc kiểm tra, thanh tra trên thị trường sẽ được các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương và địa phương tiến hành theo qui định.

Hoàng Vũ - [email protected]
Tôi thấy hiện nay ngoài thị trường có rất nhiều loại vàng khác nhau. Vậy việc áp dụng các tiêu chuẩn để phân loại các loại vàng này sẽ được tiến hành ra sao?
Ông Nguyễn Minh Bằng - Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn

TCVN 7054:2002 “Vàng thương phẩm. Yêu cầu kỹ thuật” quy định việc phân loại vàng thương phẩm theo các tiêu chí: theo mục đích sử dụng (Vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu); theo thành phần (vàng tinh khiết; vàng hợp kim; vàng mạ (vàng khảm)); theo màu sắc (màu vàng).

TCVN này hiện đang được soát xét và TCVN mới thay thế TCVN này sẽ được công bố vào năm 2015.

Lưu ý rằng để quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường, Bộ KHCN đã ban hành Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013, theo đó, vàng trang sức, mỹ nghệ được phân hạng theo độ tinh khiết của vàng tương ứng với hàm lượng vàng (theo karat: từ 8K đến 24 K; theo hàm lượng vàng: từ 33,3 đến 99,9%).

Đây là những thông tin chung, nếu muốn tìm hiểu cụ thể về tiêu chuẩn, quy định về phân loại vàng, bạn cần liên hệ với Vụ Tiêu chuẩn, Vụ Đánh giá hợp chuẩn hợp quy và Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, để biết chi tiết hơn.

Minh Nguyệt - [email protected]
Tôi sản xuất, kinh doanh mặt hàng thuộc Bộ Công Thương quản lý nhưng muốn kết hợp với cơ quan khác ngoài bộ Công Thương để công bố tiêu chuẩn hoặc xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm liệu có được không, làm thế nào?
Ông Nguyễn Minh Bằng - Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn

Bạn hoàn toàn có quyền phối hợp, kết hợp với các cơ quan, tổ chức khác để đề nghị hoặc tham gia vào việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) của mình cho mặt hàng mà mình sản xuất, kinh doanh theo quy định  của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Lê Quyết Thắng - [email protected]
Tôi thấy nhiều sản phẩm đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, xin hỏi mỗi năm Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành được bao nhiêu tiêu chuẩn, đến khi nào, các sản phẩm trên thị trường mới có đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật?
Bà Ngô Ngọc Hà - Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam

Theo Điều 23 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa hoặc trên bao bì, nhãn hàng hóa, tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa.

Theo Điều 24 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: người sản xuất thông báo sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn hoặc với quy chuẩn kỹ thuật.

Hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam có hai loại tiêu chuẩn: tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) và tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), các doanh nghiệp xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm của mình hoặc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia. Các bộ, ngành xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm hàng hóa theo ngành, lĩnh vực được phân công và Bộ Khoa học Công nghệ công bố các TCVN này.

Đối với quy chuẩn kỹ thuật (quốc gia hoặc địa phương) áp dụng cho sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm hàng hóa nhóm 2): các sản phẩm, hàng hoá này phải tuân thủ mức giới hạn các đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, môi trường...

Đối với việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN): hàng năm Bộ Khoa học và Công nghệ công bố khoảng từ 600 – 800 TCVN.

Đối với việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN): trên cơ sở danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 các Bộ, ngành sẽ xây dựng các QCVN cho các sản phẩm hàng hóa của Bộ, ngành được phân công quản lý. Hiện nay, đã xây dựng được trên 350 QCVN

Số lượng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm hàng hóa luôn được cập nhật và bổ sung mới nên tiêu chuẩn và quy chuẩn luôn phải xây dựng để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, nhập khẩu.

Phạm Kim Hoa - [email protected]
Hiện trên thị trường có nhiều sản phẩm sữa và theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, các sản phẩm phải hợp chuẩn, hợp quy trước khi ra thị trường, Bộ Công Thương quản lý mặt hàng sữa có nhận định thế nào về còn nhiều sản phẩm sữa không gắn hợp chuẩn, hợp quy?
Ông Nguyễn Phú Cường - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN - Bộ Công thương

Theo Luật an toàn thực phẩm, các sản phẩm sẽ phải thực hiện việc hợp chuẩn, hợp quy trước khi được đưa ra thị trường và trách nhiệm xây dựng ban hành các chỉ tiêu và các mức giới hạn về an toàn đối với các sản phẩm thực phẩm được giao cho Bộ Y tế.

Do sản phẩm sữa là một sản phẩm có tính chất khá đặc biệt và yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm trong suốt quá trình từ chế biến, vận chuyển, lưu kho và kinh doanh đều đòi hỏi những điều kiện đặc thù. Mặt khác, sản phẩm sữa có rất nhiều loại mặt hàng, phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau. Do đó, Bộ Y tế hiện đang thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm sữa và các sản phẩm dinh dưỡng khác thông qua hệ thống các quy chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm. Có những chỉ tiêu, thông số liên quan đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được quản lý bằng hệ thống tiêu chuẩn, có những chỉ tiêu được quản lý bằng các quy chuẩn. Chính vì vậy, hiện nay trên thị trường chúng ta có thể thấy những sản phẩm sữa có dấu hợp quy, hợp chuẩn nhưng cũng có những sản phẩm được cấp giấy chứng nhận phù hợp với quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền.

Sở dĩ tồn tại điều này vì như đã nói ở trên, với sự đa dạng của các sản phẩm sữa trên thị trường, trong quá trình chuyển giao theo luật an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã gấp rút cùng các doanh nghiệp triển khai các hoạt động đánh giá hợp chuẩn, hợp quy, đánh giá phù hợp với các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm sữa.

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và việc chấp hành các quy định tại luật an toàn thực phẩm, Bộ Công thương đã tổ chức kiểm định kỳ, đột xuất tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa. Lực lượng quản lý thị trường, Bộ Công thương là lực lượng nòng cốt trong công tác kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm sữa lưu thông trên thị trường để đảm bảo ngăn chặn việc kinh doanh tiêu thụ các sản phẩm kém chất lượng, không phù hợp với các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng gian, hàng giả, trong đó có sản phẩm sữa, đã triển khai nhiều hoạt động nghiệp vụ qua các chiến dịch cao điểm cũng như các hoạt động thường kỳ để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của các cơ sở kinh doanh sữa.

Nguyễn Quang Hà - [email protected]
Xin ông cho biết, hệ thống Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam đã đảm bảo được yêu cầu chưa khi Việt Nam đã gia nhập WTO và sắp tới là hàng loạt các Hiệp định thương mại đang trong quá trình đàm phán?
Ông Trần Văn Vinh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Để đảm bảo tham gia các mục tiêu của WTO có hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của các Doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Việt Nam, Việt Nam đã ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kĩ thuật, chất lượng sản phẩm hàng hóa và Đo lường.
Đến nay, hành lang pháp lý này đã được cơ bản hoàn thiện, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp VN tiếp cận được thị trường Quốc tế thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến, các biện pháp quản lý phù hợp với các rào cản kĩ thuật trên Thế giới.Việc quan trọng nhất hiện nay là các Doanh nghiệp VN cần tiếp cận và áp dụng các yêu cầu, tiêu chuẩn tiên tiến để hàng hóa, dịch vụ có chất lượng, được đảm bảo và duy trì, nâng cao uy tín, vượt qua các rào cản kĩ thuật.
Các Doanh nghiệp có thể tiếp cận với các đơn vị trong Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để nhận được các thông tin chi tiết liên quan đến Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kĩ thuật. 

Vào siêu thị tôi thấy các điều hòa không khí được quảng cáo là có khả năng diệt khuẩn, chống cúm H5N1, điều này có đúng không, làm sao biết chuẩn chất lượng của những sản phẩm đó?
Bà Ngô Ngọc Hà - Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam

Các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về điều hòa không khí chưa quy định nội dung cụ thể tiêu chí diệt khuẩn, tuy nhiên đã có các quy định về tiêu chí kiểm soát ngưng tụ, đọng ẩm và lọc sạch bụi trong không khí. Trong thực tế, các máy điều hòa không khí có xuất xứ Nhật Bản đã sử dụng công nghệ Phin lọc khí xúc tác Quang Apatit Titan “Titanium Apatite Photocatalytic Air- Purifying Filter”, Apatit Titan là vật liệu xúc tác quang mới có khả năng hấp thụ mạnh các phân tử bụi cực nhỏ và tiêu diệt vi khuẩn. Chức năng xúc tác quang phát huy tác dụng mạnh mẽ dưới ánh sáng.

Máy điều hòa không khí (ĐHKK) loại có 2 phin lọc gồm: Phin lọc bụi bẩn và Phin lọc xúc tác quang Apatit Titan. Loại máy ĐHKK này có khả năng diệt nấm mốc, khử mùi hôi, hấp thụ tốt một số vi khuẩn trên bề mặt phin với nguyên lý làm thật sạch không khí, nhưng tính năng diệt khuẩn liên quan đến cúm H5N1 là không có cơ sở. Các phin lọc apatit titan này không phải là thiết bị y tế, công suất hấp thụ và khử chỉ có hiệu quả đối với các vật bị giữ lại và tiếp xúc trực tiếp với màng lọc.

Tôi ra thị trường mua vật liệu xây dựng nhưng không biết sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn, chất lượng, hỏi người bán bảo sản phẩm nào cũng tốt, nhưng tôi không tin vì có nhiều công trình đã bị lún, nứt do vật liệu xây dựng kém chất lượng, xin cho tôi lời khuyên về vấn đề này?
Bà Ngô Ngọc Hà - Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam

Hiện nay, Bộ Xây dựng đã ban hành QCVN 16:2011/BXD về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, trong đó quy định 6 nhóm sản phẩm là :

- Clanhke xi măng và xi măng

- Kính xây dựng

- Phụ gia cho xi măng và bê tông

- Vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, sản phẩm hợp kim nhôm và sản phẩm trên cơ sở gỗ

- Sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu xảm khe

- Gạch ốp lát

Trong đó quy định: Sản phẩm vật liệu xây dựng phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật trong QCVN 16/BXD trên cơ sở chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm, do vậy khi mua sản phẩm vật liệu xây dựng, người tiêu dùng nên xem xét sản phẩm đó đã được công bố hợp quy theo QCVN 16:2011/BXD hay chưa.

Bên cạnh đó, còn có hệ thống tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) cho các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Mặt khác, độ bền công trình còn phụ thuộc vào quá trình thi công xây dựng, trình độ kỹ thuật, tay nghề của người thợ… Đó cũng là các yếu tố cần được quan tâm để có được một công trình bền vững.

Bộ Công Thương cũng quản lý bán hàng qua mạng internet, thực tế có nhiều người dân vẫn mua phải hàng bán qua mạng không nhãn mác đầy đủ, không an toàn, chất lượng kém, Bộ sẽ làm gì để khắc phục tình trạng này?
Ông Nguyễn Phú Cường - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN - Bộ Công thương

Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử được ban hành thay thế Nghị định số 57/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013 đã liệt kê cụ thể những hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử như hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh, về thông tin, giao dịch trên website thương mại điện tử và các vi phạm khác như buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng…

Theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP, danh sách các website bị phản ánh hoặc vi phạm sẽ được công bố trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn. Do vậy, khi phát hiện các hành vi vi phạm như: thiết lập website thương mại điện tử không theo quy định của pháp luật; vi phạm về giao kết hợp đồng; lừa đảo trong thanh toán; kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng và một số hành vi khác, người dân có thể gửi thông tin phản ánh tại địa chỉ trên. Việc cung cấp các thông tin về sai phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử sẽ giúp cho cơ quan nhà nước có cơ sở để tiến hành kiểm tra, từ đó góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, sau khi Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dược ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin của Bộ Công thương đã phối hợp với chi cục quản lý thị trường, Sở Công thương tổ chức kiểm tra các website thương mại điện tử bán hàng và phát hiện nhiều trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến thương mại điện tử. Hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ được tiến hành thường xuyên nhằm ngăn chặn những mô hình kinh doanh không lành mạnh, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thương mại điện tử.

Trịnh Lam Anh - lamanh_vattu@yahoo
Công ty chúng tôi chỉ có 30 người, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất máy móc, phụ tùng xe máy. Các doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi có cần thiết phải áp dụng các tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm hay không khi cơ hội tiếp cận thị trường nội địa và xuất khẩu mà chúng tôi xác định là rất thấp?
Ông Trần Văn Vinh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Như tôi đã trả lời ở trên, việc áp dụng tiêu chuẩn là nền tảng, công cụ hữu hiệu, yêu cầu để Doanh nghiệp phấn đấu, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và nâng cao năng suất chất lượng, sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy Doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn thì việc áp dụng tiêu chuẩn là cần thiết, ví dụ như áp dụng tiêu chuẩn về quản lý, điều hành hoặc tiêu chuẩn cho sản phẩm cụ thể.

Nguyễn Tùng - [email protected]
Tôi vừa mua xe SH 125i của Honda và gặp nhiều hiện tượng như báo chí phản ánh: xe rung mạnh tay lái, tiếng rít khi tăng ga, có tiếng cọt kẹt khi đẩy xe không nổ máy, hỏi Honda họ nói rằng, xe vẫn đảm bảo tiêu chuẩn, tôi bất bình về cách giải thích đó vì xe SH 125i của Honda rất đắt tiền, mà mới mua lại có hiện tượng như vậy, theo ông tôi phải làm gì?
Ông Vũ Văn Diện -Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng

Xin hỏi bạn, bạn đã chính thức có khiếu nại với Công ty chưa? Hay mới chỉ gặp đại lý. Nếu đã chính thức với Công ty rồi mà 2 bên chưa tìm được tiếng nói chung, có nghĩa  Thương lượng không thành công, bạn có thể chọn các phương thức giải quyết tranh chấp tiếp theo như Hòa giải, Trọng tài, hoặc Tòa án. Bạn cần biết rằng theo Luật BVQLNTD, khi NTDphát hiện quyền lợi của mình bị vi phạm, NTDcó thể thực hiện một trong các phương thức sau để bảo vệ quyền lợi của mình:

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp trực tiếp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến, nhanh chóng và đơn giản dựa trên ý chí của hai bên mà không có sự can thiệp của bên thứ ba nào.

Phương thức này thường được áp dụng trước tiên trong các vụ khiếu kiện của người tiêu dùng. Trong trường hợp hai bên chưa tìm được tiếng nói chung thì có thể lựa chọn một trong các phương thức tiếp theo như Hòa giải, Trọng tài, Tòa Án.

 

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh thông qua bên thứ ba. Đây cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến khi xảy ra tranh chấp mà không đạt được sự thống nhất ý chí trong quá trình thương lượng. Khi đó, các bên có thể thoả thuận lựa chọn tổ chức hòa giải chuyên nghiệp, các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân để thực hiện hoà giải. Theo quy định về pháp luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, NTD có thể đến trung tâm hòa giải được thành lập bởi Sở Công Thương các tỉnh hoặc hội bảo vệ quyền lợi NTD các tỉnh (nếu ở địa phương), ở Trung ương có thể đến Cục Quản lý cạnh tranh hoặc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTDViệt Nam.

Đây là phương thức phổ biến, bảo đảm bí mật thông tin, không tốn nhiều thời gian, không ảnh hưởng đến uy tín của các bên.

Trong trường hợp vẫn chưa tìm được tiếng nói chung thông qua thương lượng hoặc hòa giải, hai bên có thể thỏa thuận lựa chọn phương pháp là gửi đơn lên Trọng tài. Tuy nhiên, NTD cần lưu ý điều khoản trọng tài là một vấn đề được pháp luật về trọng tài quy định có phức tạp hơn.

 Phương thức giải quyết tại Tòa án là lựa chọn cuối cùng. NTD nên cân nhắc khi lựa chọn hình thức giải quyết tại tòa án do thủ tục giải quyết tại tòa thường kéo dài và thủ tục phức tạp.

Bạn có quyền lựa chọn bất kể hình thức giải quyết nào để đảm bảo quyền lợi của mình, không nhất thiết phải theo trình tự các phương thức nêu trên.

Thùy Linh - [email protected]
Xin ông cho biết, trên nhãn sản phẩm đã công bố hợp quy, việc ghi tiêu chuẩn áp dụng phải ghi theo QCVN hay tiêu chuẩn của doanh nghiệp công bố?
Ông Nguyễn Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy

Theo quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, công bố tiêu chuẩn áp dụng là bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm, hàng hóa. Tuy nhiên, không bắt buộc phải thể hiện tiêu chuẩn áp dụng trên nhãn sản phẩm hàng hóa. 

Việc công bố tiêu chuẩn áp dụng có thể được thực hiện bằng 1 trong các cách sau: Có thể được ghi bao bì sản phẩm hoặc tài liệu kỹ thuật hoặc trên nhãn hàng hóa. Nếu doanh nghiệp lựa chọn ghi trên nhãn hàng hóa thì có thể ghi tiêu chuẩn công bố, còn trên dấu CR đã thể hiện QCVN tương ứng của loại sản phẩm đó.

Lưu ý, tiêu chuẩn sử dụng để công bố không được trái với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Có thông tin cho rằng TCVN, QCVN của VN hiện nay phù hợp nhiều với tiêu chuẩn nước ngoài, liệu sản phẩm của tôi đạt Tiêu chuẩn Châu Âu, của Mỹ, tôi có phải đăng ký, giải trình, báo cáo, hoặc công bố với cơ quan chức năng VN không?
Ông Nguyễn Minh Bằng - Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn

Việc áp dụng tiêu chuẩn nào (tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hay tiêu chuẩn nước ngoài) là do DN quyết định miễn là tiêu chuẩn được áp dụng không trái với quy chuẩn kỹ thuật hay quy định pháp luật có liên quan của Việt Nam (nếu có) khi mà sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất để lưu thông, sử dụng tại Việt Nam.

Trường hợp tiêu chuẩn được áp dụng là tiêu chuẩn Châu Âu, của Mỹ hoặc Tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, nước ngoài khác và sản phẩm, hàng hóa của DN bảo đảm phù hợp với quy định của tiêu chuẩn áp dụng đó thì DN của bạn chỉ phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định cụ thể tại Điều 24 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ chứ không phải thực hiện việc đăng ký, giải trình, báo cáo hoặc công bố với cơ qua chức năng Việt Nam.

Khuyến nghị DN của bạn thực hiện việc đề nghị chứng nhận hợp chuẩn đối với sản phẩm của mình (lưu ý rằng chứng nhận hợp chuẩn là tự nguyện) để nâng cao long tin của người tiêu dùng, người sử dụng đối với sản phẩm, hàng hóa đó.

Khi người tiêu dùng mua phải hàng hóa chất lượng kém, muốn phản ánh, khiếu nại, nhờ cơ quan chức năng xử lý, người tiêu dùng có thể liên hệ với cơ quan nào, địa chỉ, đường dây nóng, email ra sao?
Ông Vũ Văn Diện -Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng

Về vấn đề này bạn có thể liên hệ với cơ quan quản lý liên quan, đến hệ thống các Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng (Ban BV NTD Cục QL Cạnh tranh Bộ Công Thương, các Sở công thương tại các tỉnh, thành phố hoặc chính quyền các cấp..).

Bạn cũng có thể đến các VPTVKN của VINASTAS và các Hội thành viên trong toàn quốc. Tất cả các thông tin liên hệ bạn có thể truy cập vào các Website: http://www.vca.gov.vn, www.vinastas.org.vnwww.doanhnghieptincay.net. NTD cũng có thể hỏi qua 1080 hoặc 1081 để liên lạc với Hội. Đường dây nóng tiếp nhận, tư vấn khiếu nại của VINASTAS là: 0932442345

Mấy năm trước, để có một cuốn tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nào đó, doanh nghiệp cá nhân phải lặn lội từ các tỉnh về các tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng để mua, rất tốn kém. Xin hỏi giờ các bản tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được đưa lên mạng một cách công khai và có tính pháp lý chưa? Người dân, doanh nghiệp có thể vào đâu tham khảo?
Ông Nguyễn Minh Bằng - Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn

Câu hỏi của bạn có đề cập tới hai loại hình văn bản: tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Xin được giải đáp cụ thể như sau:

Thứ nhất đối với tiêu chuẩn:Theo quy định chung tại Điều 21 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 về quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và quy định cụ thể tại mục 7.2 Phần II của Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ KHCN thì Tổng cục TCĐLCL hiện đang thực hiện việc xuất bản và phát hành TCVN.

Để mua các bản TCVN được phát hành (bản giấy), đề nghị liên hệ trực tiếp với: Phòng xuất bản-Phát hành thuộc Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam; hoặc Trung tâm Thông tin Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng của Tổng cục TCĐLCL.

Ngoài ra, các đơn vị chức năng nêu trên còn phát hành TCVN thông qua các phương tiện điện tử.

Việc công bố toàn văn các TCVN hiện hành trên mạng hiện không thực hiện do các lý do về quyền xuất bản, phát hành; bảo mật; an ninh mạng…

Đối với Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), tổ chức công bố TCCS giữ quyền xuất bản, phát hành đối với TCCS của mình.

Thứ hai, đối với quy chuẩn kỹ thuật: Do quy chuẩn kỹ thuật là văn bản được xây dựng, ban hành để bắt buộc áp dụng nên các Bộ, ngành (đối với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN)) và các địa phương ( quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP)) đều đăng toàn văn văn bản ban hành và toàn văn quy chuẩn kỹ thuật được ban hành trên các trang tin điện tử (website) của Bộ, ngành/địa phương mình. Đề nghị bạn truy cập vào các trang tin điện tử này để tìm kiếm quy chuẩn kỹ thuật mà bạn quan tâm.

VD: Đối với các QCVN do Bộ Công thương ban hành thì bạn truy cập vào trang web của Bộ theo địa chỉ: http://www.moit.gov.vn, tại mục “Văn bản pháp luât”

Hoàng Thủy - [email protected]
Xin hỏi, gạch rỗng đất sét nung đã có tiêu chuẩn chưa và công bố sản phẩm đạt tiêu chuẩn cho sản phẩm này như thế nào?
Bà Ngô Ngọc Hà - Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam

Hiện nay, trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã có TCVN 1450:2009 Gạch rỗng đất sét nung.

Việc công bố sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn được quy định trong Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Hoàng Quân -
Công ty tôi chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thực phẩm và đồ uống. Hiện nay các sản phẩm của chúng tôi đều áp dụng ISO theo đúng tiêu chuẩn quy định. Do sản phẩm sản xuất hằng ngày số lượng lớn, trong quá trình cung cấp ra thị trường, do quá trình bảo quản chưa đúng quy định của các đại lý và của chính người tiêu dùng. Khi phát hiện sản phẩm lỗi, khách hàng có phản ánh, chúng tôi có đến ghi nhận và đề nghị đổi trả sản phẩm mới. Tuy nhiên khách hàng lại đòi bồi thường bằng tiền mặt nhiều triệu đồng nếu không sẽ phản ánh tới báo chí và cơ quan quản lý Nhà nước. Trong trường hợp này chúng tôi phải làm gì?
Ông Vũ Văn Diện -Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng

Khi tranh chấp phát sinh với NTD, Công ty có trách nhiệm  thương lượng với NTD trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nếu không giải quyết được, Công ty và NTD có quyền thỏa thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức hòa giải để thực hiện việc hòa giải. Công ty có thể đến với VINASTAS, Hội có thể thực hiện hòa giải giữa hai bên.

Nếu NTD có dấu hiệu lợi dụng quyền khiếu nại, lợi dụng sự lo ngại của Công ty  mà đòi bồi thường với đòi hỏi quá đáng thì họ đã đi quá giới hạn của pháp luật cho phép, họ đã vi phạm pháp luật, Hội sẽ  phối hợp với Công ty có các hoạt động để đấu tranh với những đòi hỏi quá đáng và không đúng đó.

Hiện nay, Hội đang thực hiện Chương trình “Doanh nghiệp tin cậy vì Người tiêu dùng”, DN có thể tham gia để thể hiện chính sách và xây dựng hệ thống kinh doanh vì quyền lợi người tiêu dùng. Tham gia Chương trình có nghĩa là VINASTAS và DN sẽ cùng đồng hành trong hoạt động đề cao trách nhiệm xã hội của mình, hướng tới quyền lợi người tiêu dùng, DN sẽ được bảo vệ trước các đòi hỏi quá đáng và kể cả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Anh Tuấn - [email protected]
Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO đang được rất nhiều các doanh nghiệp áp dụng, tuy nhiên hiệu quả của việc áp dụng này chưa được đánh giá cao vì nhiều doanh nghiệp chỉ "làm cho có". Ông bình luận gì về hiện tượng này? Thời gian tới Tổng cục có biện pháp nào để nâng cao hiệu quả cho các DN áp dụng Iso?
Ông Nguyễn Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy

Thứ nhất, ISO 9001 là tiêu chuẩn nổi tiếng trên thế giới qua sự đúc kết kinh nghiệm quản lý của hơn 150 nước trên thế giới. Tuy nhiên đây là tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng đối với doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp xác định mục đích “làm chỉ cho có” là sự phản tác dụng đối với doanh nghiệp vì hệ thống quản lý chồng chéo, mất thời gian, áp dụng không hiệu quả như vậy vô hình chung ISO 9001 là gánh năng cho doanh nghiệp.

Thứ hai, ngược lại, nếu doanh nghiệp xác định đây là công cụ quản lý đắc lực thì sẽ giúp doanh nghiệp quản lý bài bản hơn, chuẩn mực hơn và hiệu quả hơn...

Do đó, dể áp dụng hiệu quả hay không là do ý thức của chính lãnh đạo doanh nghiệp. 

Hiện nay, Tổng cục TC ĐL CL đã và đang triển khai Chương trình nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020, trong đó khuyến khích và hỗ trợ một phần đối với các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến. Vì vậy, doanh nghiệp có thể liên hệ với Tổng cục TC ĐL CL để tham gia chương trình này.

Thưa ông, không phải mặt hàng nào người tiêu dùng cũng biết phải có tiêu chuẩn, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc làm cho người tiêu dùng nhận biết và hiểu rõ về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trên sản phẩm như thế nào?
Ông Vũ Văn Diện -Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng

Theo quy định pháp luật về TC&QCKT trách nhiệm của DN phải công bố tiêu chuẩn áp dụng cho SPHH của mình. Việc công bố này thể hiện qua hình thức ghi số hiệu tiêu chuẩn được áp dụng hoặc các đặc tính cơ bản trên nhãn hoặc bao gói SPHH, hoặc trong các tài liệu giao dịch, hướng dẫn, giới thiệu SPHH. Trong nhiều trường hợp SPHH thuộc đối tượng phải áp dụng QCKT  còn có dấu hợp quy (CR) thể hiện SPHH đó phù hợp với QCKT tương ứng.

Đào Hải Anh - [email protected]
Các sản phẩm thép xây dựng phải áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn nhưng đến nay rất ít có sản phẩm thép được đóng dấu hợp chuẩn, hợp quy, vì sao lại có hiện tượng như vậy và làm thế nào để đảm bảo chất lượng thép cho các công trình?
Ông Nguyễn Phú Cường - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN - Bộ Công thương

Theo luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, các sản phẩm hàng hóa nói chung, sản phẩm thép nói riêng phải áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn.

Hiện nay, để quản lý chất lượng thép, các cơ quan quản lý nhà nước đã xây dựng và ban hành các văn bản sau đây:

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép cốt bê tông QCVN 7: 2011/BKHCN, ban hành theo Thông tư số 21/2011/TT-BKHCN ngày 22/9/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ có hiệu lực thi hành đối với doanh nghiệp sản xuất từ ngày 01/01/2014 và với cơ sở kinh doanh từ 01/06/2014.

2. Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2013 liên tịch Bộ Công thương và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu, có hiệu lực thi hành từ 01/06/2014.

Như vậy, từ ngày 01/06/2014, chất lượng các sản phẩm thép được quy định bởi 2 thông tư nêu trên sẽ được các cơ quan quản lý cùng các nhà sản xuất kinh doanh nhập khẩu thực hiện các quy định về công bố hợp chuẩn, hợp quy.

Vàng bạc Tín Nghĩa - [email protected]
Hiện nay thị trường vàng đang rất hỗn loạn. Người tiêu dùng không biết làm thế nào để phân biệt được đâu là vàng chuẩn, vàng đạt chất lượng. Dưới góc độ quản lý Nhà nước, ông đánh giá như thế nào về việc kiểm soát chất lượng vàng hiện nay?
Ông Nguyễn Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy

Trước khi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến của người tiêu dùng phàn nàn về sự sai lệch tuổi vàng (hàm lượng vàng), về khối lượng vàng trong quá trình mua bán vàng nói chung và vàng trang sức mỹ nghệ nói riêng.

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy

Bên cạnh đó, việc thử nghiệm chất lượng vàng cũng là vấn đề rất phức tạp và khó do thiết bị thử nghiệm khác nhau, phương pháp xác định hàm lượng vàng khác nhau là một phần dẫn đến sự sai lệch trong kết quả thử nghiệm vàng ở các cửa hàng vàng. Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng đo lường vàng còn chưa đầy đủ.

Chính vì vậy, cuối năm 2013, bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành thông tư số 22/2013/TT-BKHCN để quản lý đo lường trong kinh doanh vàng, chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường. Thông tư này đã quy định rất cụ thể nhiều khía cạnh, trong đó: quy định cụ thể về yêu cầu chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ; quy định về cách thức ghi nhãn, công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ; quy định về năng lực đối với các tổ chức thử nghiệm vàng; quy định về thanh tra kiểm tra vàng trang sức, mỹ nghệ và các quy định về đo lường trong kinh doanh vàng.  

Tôi hi vọng với sự ra đời của Thông tư này sẽ giải quyết được những vấn đề phức tạp trước đây còn tồn tại trên thị trường kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ; góp phần đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Nhà tôi có lắp ván sàn gỗ, khi dùng được một thời gian, con tôi thường xuyên bị ngã vì khi ướt ván sàn rất trơn, có khi cháu bưu cả đầu, chảy máu, tôi có khiếu nại, thắc mắc với nhà sản xuất là ván sàn này không an toàn, họ nói là họ làm theo tiêu chuẩn của nhà nước, vậy tôi phải khiếu nại với ai về vấn đề này?
Bà Ngô Ngọc Hà - Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam

Hiện nay, trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã có TCVN 7960: 2008 ván sàn gỗ - yêu cầu kỹ thuật. Trong Bảng 3 của TCVN 7960: 2008 có quy định độ nhám bề mặt của ván sàn gỗ đã hoàn thiện là không nhỏ hơn 150 µm. Các doanh nghiệp sản xuất cần phải tuân thủ theo quy định này để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, để tránh trơn trượt khi đi lại trên sàn nhà lát bằng ván sàn gỗ, người tiêu dùng cũng nên xem xét kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất đối với việc dùng vật liệu này cho từng mục đích sử dụng.

Khi có khiếu nại hay phàn nàn về sản phẩm, người tiêu dùng có thể:

- Khiếu nại trực tiếp với doanh nghiệp sản xuất

- Khiếu nại với Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng

- Thông tin đến Cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, các Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Khi sản phẩm không phù hợp không an toàn và phải thu hồi, sửa chữa và vì doanh nghiệp tôi thuộc mạng lưới của doanh nghiệp Toàn cầu, nếu ở VN sản phẩm bị thu hồi và khi khắc phục xong, tôi có phải công bố lại tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm không?
Ông Nguyễn Minh Bằng - Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn

Trường hợp mà bạn nêu trên thuộc tình huống theo đó bạn đã  không tuân thủ quy định của quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định pháp luật có liên quan (trường hợp có văn bản quy chuẩn kỹ thuật/quy định pháp luật hiện hành có liên quan) hoặc đã công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn nhưng sản xuất sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng/hồ sơ công bố hợp chuẩn.

Tùy theo hành vi, mức độ vi phạm (vi phạm quy ddihj về công bố tiêu chuẩn áp dụng; vi phạm quy định về hợp chuẩn; vi phạm quy định về hợp quy; vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trê thị trường) mà bạn sẽ bị xử lý hành chính trong lĩnh vực TCĐLCL theo quy định của Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ. Đồng thời, tùy những hành vi, mức độ vi phạm mà bạn phải thực hiện hành động khắc phục tương ứng theo quy định cụ thể về biện pháp khắc phục hậu quả tại Nghị định nêu trên.

Nguyễn Thắng - [email protected]
Khi người tiêu dùng khiếu nại về sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn, phí đó họ phải đóng hay miễn phí, nếu họ thắng trong khiếu nại thì ai sẽ trả toàn bộ số phí đó?
Ông Vũ Văn Diện -Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng

Việc tiếp nhận, tư vấn hỗ trợ giải quyết khiếu nại của NTD hiện được VINASTAS và các Hội thành viên thực hiện là miễn phí cả đối với NTD khiếu nại và cả đối với cá nhân, tổ chức  bị khiếu nại. Tuy nhiên nếu cần có các điều tra, phân tích, giám định đòi hỏi phải chi phí thì các bên tham gia phải có trách nhiệm thanh toán. Lỗi của bên nào, bên đó phải chịu chi phí.

Tuy nhiên đối với trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trọng tài, Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài ấn định, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Trường hợp giải quyết tranh chấp tại tòa án, thì án phí, lệ phí Tòa án đối với các vụ án dân sự về BVQLNTD theo PL về án phí, lệ phí Tòa án. NTD khởi kiện vụ án dân sự không phải nộp tạm ứng án phí cũng như tạm ứng lệ phí Tòa án.

Thanh Tùng - Melao_Melao@yahoo
Khi phát hiện sản phẩm có lỗi, không đảm bảo tiêu chuẩn như đã công bố thì doanh nghiệp có phải thu hồi sản phẩm đó hay không và trong thời gian bao lâu? Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm với NTD như thế nào?
Ông Nguyễn Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định rất rõ nghĩa vụ của người sản xuất khi phát hiện sản phẩm hàng hóa gây mất an toàn hoặc phát hiện sản phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn công bố, quy chuẩn kỹ thuật thì phải kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả.

Tùy theo mức độ mất an toàn của sản phẩm, các biện pháp có thể sử dụng như: thu hồi, tiêu hủy, cảnh báo, xử lý lại cho phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng….

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, nếu sản phẩm gây ảnh hưởng và thiệt hại cho người tiêu dùng thì doanh nghiệp phải bồi thường theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, có một số trường hợp không phải bồi thường thiệt hại như người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng hoặc thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua và người tiêu dùng…

Để biết thêm chi tiết, có thể tham khảo các quy định tại Chương 5, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. 

Đinh Văn Long - [email protected]
Tôi thấy các sản phẩm sữa doanh nghiệp nào cũng công bố áp dụng đầy đủ các tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất vậy sao sản phẩm lỗi, hỏng vẫn có rất nhiều? Việc quản giám sát hoạt động của các Công ty sữa được Bộ Công thương thực hiện như thế nào?
Ông Nguyễn Phú Cường - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN - Bộ Công thương

Các doanh nghiệp sản xuất sữa nói riêng cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác đều có hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất của riêng mình. Có những doanh nghiệp áp dụng mô hình tiên tiến ISO 9000. Cũng có những doanh nghiệp áp dụng những mô hình khác. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất chế biến sữa ở Việt Nam đều đang áp dụng mô hình quản lý theo ISO 9000 và hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm HACCP. Và đều phải được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Ông Nguyễn Phú Cường - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN - Bộ Công Thương

Sữa là một sản phẩm khá đặc thù. Quy trình công nghệ sản xuất đòi hỏi cao về vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Và thời hạn sử dụng của các sản phẩm sữa tùy theo từng loại, có loại có thời hạn sử dụng dài tới 2 năm, cũng có loại chỉ tính bằng tuần, tháng. Chính vì vậy, việc giám sát và đảm bảo cho các sản phẩm sữa khi ra ngoài thị trường là các sản phẩm đạt các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như của cơ quan quản lý.

Các doanh nghiệp đều có các chương trình giám sát và kiểm soát thu hồi các sản phẩm quá hạn sử dụng, sản phẩm hỏng, lỗi của bản thân mình. Các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học công nghệ đều triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm sữa.

Cụ thể như, thông qua các đợt thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa, các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối sữa để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Lực lượng quản lý thị trường của Bộ Công thương với chức năng kiểm tra, giám sát các sản phẩm lưu thông trên thị trường đã liên tục triển khai nhiều hoạt động để đảm bảo việc chấp hành các quy định liên quan đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm sữa.

Nguyễn Minh Sơn - Congty [email protected]
Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp mặt hàng điện, điện tử. Xin lãnh đạo Tổng cục TCĐLCL cho biết, hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật có gây trở ngại đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của doanh nghiệp hay không, và việc áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn có phải là điều bắt buộc?
Ông Trần Văn Vinh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Bất kể một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào đó khi được sản xuất hoặc cung ứng cho người tiêu dùng đều phải công bố tiêu chuẩn áp dụng. Do vậy, việc áp dụng và công bố tiêu chuẩn cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ là yêu cầu tối thiểu của Doanh nghiệp để người tiêu dùng biết được hàng hóa, dịch vụ đó đạt được những chỉ tiêu chất lượng gì khi lựa chọn.

Trường hợp hoàng hóa, dịch vụ là đối tượng hàng hóa nhóm 2 có khả năng gây mất an toàn được các bộ quản lý chuyên ngành ban hành qui chuẩn kĩ thuật VN thì Doanh nghiệp phải bắt buộc áp dụng quy chuẩn kĩ thuật đó trước khi đưa hàng hóa, dịch vụ vào lưu thông. Do đó, tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật là công cụ hữu hiệu, nền tảng, yêu cầu để Doanh nghiệp phấn đấu, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và nâng cao năng suất chất lượng, sức cạnh tranh trên thị trường. Nó trở thành rào cản đối với hàng hóa kém chất lượng, doanh nghiệp sản xuất không nghiêm túc, không tuân thủ quy định pháp luật.

Hải Quang - [email protected]
Doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa sang các nước tiên tiến thì có thể tham khảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật các nước ở đâu?
Ông Nguyễn Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy

Độc giả có thể liên hệ với Điểm hỏi đáp về TBT thuộc Chi cục TC ĐL CL tỉnh, thành phố hoặc Văn phòng TBT Việt Nam thuộc Tổng cục TC ĐL CL (website: www.tbtvn.org).

Tuyết Mai - [email protected]
Được biết, mới đây, tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO/IEC 17065 thay thế tiêu chuẩn Guide 65 về chứng nhận sản phẩm đã được sử dụng từ năm 1996. Cụ thể những thay đổi này là gì?
Ông Nguyễn Minh Bằng - Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn

Năm 2012, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO/IEC 17065 thay thế Guide 65 đã được sử dụng từ năm 1996. Bên cạnh những thay đổi về loại hình văn bản (từ hướng dẫn chuyển sang tiêu chuẩn với mức đồng thuận cao hơn), cấu trúc và nội dung của tiêu chuẩn mới cũng đã mở rộng phạm vi áp dụng đối với chứng nhận quá trình (processes) và chứng nhận dịch vụ (services). Những thay đổi chính trong tiêu chuẩn mới ISO/IEC 17065:2012 so với ISO/IEC Guide 65:1996 gồm:

1. Tiêu chuẩn mới được xây dựng trên cơ sở kết hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn cũ và các yêu cầu của IAF Guidance 5, nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức chứng nhận sản phẩm trong việc nắm bắt rõ ràng hơn các yêu cầu áp dụng đối với hoạt động công nhận.

2. Cấu trúc của tiêu chuẩn mới được xây dựng theo cấu trúc phổ biển của các tiêu chuẩn về đánh giá sự phù hợp. Ngoài các Điều 1, 2, 3 giống với toàn bộ các tiêu chuẩn khác; các Điều từ 4 đến 8 gồm các nội dung quy định về đánh giá sự phù hợp, cụ thể là Điều 4 quy định về  yêu cầu chung/các nguyên tắc, Điều 5 quy định các yêu cầu về cơ cấu, Điều 6 quy định các yêu cầu về nguồn lực, Điều 7 quy định các yêu cầu về quá trình và Điều 8 quy định về các yêu cầu đối với hệ thống quản lý.

3. Tiêu chuẩn mới bổ sung thêm các nội dung:

- Thêm các thuật ngữ và định nghĩa mới về: khách hành, tư vấn, xem xét đánh giá, sản phẩm, quá trình, dịch vụ, yêu cầu chứng nhận, yêu cầu đối với sản phẩm, chương trình chứng nhận, phạm vi chứng nhận, chủ trương trình chứng nhận, tổ chức chứng nhận và tính khách quan.

- Thêm các Phụ lục về các nguyên tắc chứng nhận sản phẩm và cách áp dụng tiêu chuẩn đối với trường hợp chứng nhận quá trình cà chứng nhận dịch vụ.

4. Tiêu chuẩn mới sửa đổi các nội dung:- Sử dung thuật ngữ “chương trình chứng nhận” thay cho “hệ thống chứng nhận”

- Cụ thể hóa các yêu cầu đối với tính khách quan và cơ chế bảo vệ tính khách quan so với tiêu chuẩn cũ.

- Nêu rõ ràng, chi tiết quá trình chứng nhận sản phẩm trong Điều 7 của tiêu chuẩn và thể hiện rõ hơn yêu cầu đối với tình khách quan đối với nhân sự thực hiện hoạt động thẩm xét và ra quyết định chứng nhận, ngoài ra bổ sung nội dung thẩm xét chứng nhận so với tiêu chuẩn cũ.

- Các yêu cầu đối với hệ thống quản lý được tập trung toàn bộ vào Điều 8 của tiêu chuẩn mới thay vì nằm rải rác ở các yêu cầu khác nhau trong tiêu chuẩn cũ.

Việt Nam đã chấp nhận hoàn toàn ISO 17065:2012 thành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 17065:2013. Bạn có thể nghiên cứu TCVN ISO 17065:2013 để thấy rõ hơn về những thay đổi nêu trên.

Hoàng Châu - [email protected]
Tôi đã từng gửi phản ánh về sản phẩm kém chất lượng cho cơ quan chức năng, nhưng mãi chẳng thấy hồi âm, có quy định nào về thời gian bắt buộc phải hồi âm của cơ quan chức năng với người tiêu dùng không?
Ông Vũ Văn Diện -Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng

Theo quy định trong Nghị định 99/2011/NĐ-CP, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu BVQLNTD hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời. Trường hợp vụ việc phức tạp, thời hạn trả lời có thể được gia hạn nhưng không quá 15 ngày làm việc.

Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận yêu cầu BVQLNTD, trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu các bên giải trình, cung cấp thêm thông tin, tài liệu phục vụ cho việc giải quyết yêu cầu BVQLNTD.

Trong quá trình giải quyết yêu cầu BVQLNTD, nếu cơ quan có thẩm quyền xác định vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan đó giải quyết và nêu rõ trong văn bản trả lời người tiêu dùng.

Kim Cương - [email protected]
Đến thời điểm hiện tại đã có tiêu chuẩn áp dụng cho bỉm của trẻ em hay chưa?
Bà Ngô Ngọc Hà - Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam

Thông tin về tiêu chuẩn cho các sản phẩm bỉm của trẻ em như sau:

- Về tiêu chuẩn cơ sở (TCCS): Hiện nay, các doanh nghiệp, công ty có thương hiệu đều xây dựng TCCS của mình cho sản phẩm bỉm của trẻ em.

- Về tiêu chuẩn quốc tế (TCQT), tiêu chuẩn nước ngoài (TCNN):

Một số quốc gia có tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử cho sản phẩm bỉm của trẻ em như Trung Quốc (GB/T 28004:2011), Nga (GOST R 52557:2011), Nam Phi (EAS 154:2000), trong đó quy định các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm bỉm trẻ em như độ thấm hút, khả năng giữ chất lỏng, pH, chỉ tiêu vi sinh, v.v…

Bà Ngô Ngọc Hà - Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam trả lời câu hỏi bạn đọc

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO cũng có các tiêu chuẩn về phương pháp thử có thể áp dụng cho sản phẩm này.

- Về tiêu chuẩn quốc gia (TCVN): Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa vào kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia năm 2014 cho sản phẩm bỉm của trẻ em và dự kiến công bố vào cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015.

Lê Quang - [email protected]
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã có hiệu lực thi hành từ 2007, ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của việc thi hành luật này trong thời gian vừa qua?
Ông Trần Văn Vinh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Việc triển khai thực hiên Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kĩ thuật trong những năm ừa qua đã góp phần:

- Thế chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đổi mới toàn diện tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật theo hướng thống nhất đầu mối quản lý, giản lược các cấp tiêu chuẩn, áp dụng linh hoạt chế độ tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng và quy chuẩn kĩ thuật bắt buộc áp dụng….nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tạo bước tiến rõ rệt về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh đối với sản phẩm, dịch vụ trong nước, qua đó thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp VN trên thị trường trong nước và Quốc tế

.

Ông Trần Văn Vinh - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

- Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước cũng như quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong các hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật. Phát triển Hệ thống TCVN về số lượng từ 5600 tiêu chuẩn lên 7500 tiêu chuẩn trong đó có 25% tiêu chuẩn dược hài hòa với tiêu chuẩn Quốc tế, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp VN tiếp cận với các chuẩn mực, tiêu chuẩn Quốc tế

.- Mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, các cá nhân đặc biệt các Doanh nghiệp vào hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật.

Ngọc Bích - [email protected]
Ông có thể nói rõ về quy trình chứng nhận hợp quy cho sản phẩm ĐCTE? Các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu... đã được áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế khi nhập khẩu vào Việt Nam có phải áp dụng theo quy chuẩn Việt Nam hay không?
Ông Nguyễn Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy

1. Hiện nay, quy trình chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em được quy định cụ thể trong Quyết định số 401/QĐ-TĐC ngày 25/3/2010 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đồ chơi trẻ em thuộc đối tượng điều chỉnh của QCVN 3:3009/BKHCN đến tổ chức chứng nhận do Tổng cục chỉ định để được hướng dẫn cụ thể (danh sách tổ chức chứng nhận được chỉ định được đăng tải trên website của Tổng cục www.tcvn.gov.vn). Quy trình chứng nhận hợp quy ĐCTE như sau:

- Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy tại tổ chức chứng nhận được Tổng cục TC ĐL CL chỉ định.

- Tổ chức chứng nhận xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp;

- Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở theo phương thức 5 (đối với các loại ĐCTE được sản xuất bởi cơ sở sản xuất đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng/điều kiện bảo đảm quá trình sản xuất). Đánh giá theo phương thức 7 (đối với các lô hàng ĐCTE nhập khẩu);

- Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình;

- Báo cáo kết quả đánh giá;

- Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận hợp quy:

+ Có giá trị là 3 năm đối với ĐCTE được đánh giá theo phương thức 5;

+ Có giá trị cho lô hàng đối với ĐCTE được đánh giá theo phương thức 7.

- Giám sát sau chứng nhận (6 tháng/lần hoặc đột xuất khi cần thiết) đối với ĐCTE được đánh giá theo phương thức 5.

2. Theo quy định tại QCVN 3:2009/BKHCN, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với ĐCTE nhập khẩu tại cơ quan kiểm tra nơi doanh nghiệp mở tờ khai hải quan (cụ thể là Chi cục TC ĐL CL). Căn cứ vào kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định, chi cục TC ĐL CL sẽ cấp:

- Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa đáp ứng yêu cầu, nếu tổ chức chứng nhận xác nhận hàng hóa phù hợp quy chuẩn.

- Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa không đáp ứng yêu cầu, nếu tổ chức chứng nhận xác nhận hàng hóa không phù hợp quy chuẩn.

Lê Thanh Tú -
Các tổ chức hội ở địa phương và trung ương vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhiều trường hợp người tiêu dùng vẫn bị oan, sai do lỗi từ hàng hóa gây ra, ông có ý kiến gì về vấn đề này, làm thay đổi nó thế nào trong thời gian tới?
Ông Vũ Văn Diện -Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng

Theo tôi bảo vệ quyền lợi NTD là trách nhiệm của toàn xã hội.

Chính phủ thống nhất QLNN; Bộ Công Thương là cơ quan QLNN về BVQLNTD ở TW. Giúp Bộ trưởng Bộ Công thương là Cục Quản lý cạnh tranh. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm thực hiện QLNN về BVQLNTD.

 Ông Vũ Văn Diện - Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng.

Ở địa phương là UBNN cấp Tỉnh/thành phố, các Sở Công Thương, UBND Quận/ Huyện, Phòng Công Thương, UBND Phường/xã.

Cùng với các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, cơ quan thông tin đại chúng, báo đài, các Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại …và cả NTDcũng có trách nhiệm tham gia.  

Hội TC&BV NTD VN (VINASTAS) là tổ chức xã hội, phi lợi nhuận, có 48 Hội thành viên là các Hội TC&BVNTD/Hội BVQLNTD tại các địa phương, 25 năm qua đã tham gia tích cực trong hoạt động BV NTD, cụ thể đã tham gia  xây dựng pháp luật về BVQLNTD cũng như các luật pháp khác có liên quan như là Luật TC&QCKT, Luật CL sản phẩm hàng hóa, Luật ATTP, Luật Quảng cáo…; hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn NTDkhi có yêu cầu; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật BVQLNTD cũng như các luật pháp khác có liên quan. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh HH gây thiệt hại đến lợi ích của mình, nếu NTD không thể tự giải quyết được, thì NTD có quyền yêu cầu cơ quan QLNN về BVQLNTD cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết, hoặc có thể gửi khiếu nại tới các Văn phòng tư vấn, hỗ trợ giải quyết khiếu nại (VPTVKN) của VINASTAS hoặc các Hội địa phương để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết. Hội thường xuyên nhận được yêu cầu khiếu nại. Hàng năm hàng ngàn khiếu nại của NTD được gửi đến Hội. Năm 2013 là 1036 khiếu nại.  Kết quả trên 80% các khiếu nại mà hội tiếp nhận đã được hỗ trợ giải quyết thành công.

Hiệu quả hoạt động của Hội sẽ cao hơn, nếu được sự quan tâm  của các cơ quan, tổ chức, NTD và cộng đồng xã hội.

Trần Hà Linh - [email protected]
Gia đình tôi mua bóng đèn tiết kiệm năng lượng, độ bền không được lâu nên tôi thay đủ loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng rồi, tuy nhiên mỗi hãng lại nói tiết kiệm năng lượng một kiểu, nhãn tiết kiệm năng lượng cũng khác nhau, có nhãn nào chuẩn, cách nào giúp tôi nhận biết không?
Ông Nguyễn Phú Cường - Phó Vụ trưởng Vụ KHCN - Bộ Công thương

Hiện nay, tất cả các bóng đèn tiết kiệm năng lượng chỉ sử dụng duy nhất nhãn năng lượng được quy định bởi Thông tư 07/2012/TT-BCT ngày 04/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng trong đó có bóng đèn tiết kiệm năng lượng.

Để nhận biết Nhãn năng lượng bạn có thể tìm thông tin chi tiết trên trang website: www.tietkiemnangluong.com.vn của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm của Bộ Công thương.

Đỗ Bảo - [email protected]
Tôi thấy nhiều DN hiện nay đang áp dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài. Theo ông vì sao DN trong nước lại đi áp dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài? Phải chăng các tiêu chuẩn của VN không đạt chuẩn?
Ông Nguyễn Minh Bằng - Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn

Các DN Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài tùy thuộc vào các tình huống sau đây:

1. Chưa có tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam cho đối tượng sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ do DN sản xuất, kinh doanh hay cung cấp. Trường hợp này DN hoặc cần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở hoặc tìm kiếm, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng làm căn cứ kỹ thuật cho việc sản xuất , kinh doanh hay dịch vụ của mình.

Ông Nguyễn Minh Bằng - Vụ trưởng Vụ Tiêu chuẩn trả lời câu hỏi bạn đọc.

2. Có tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam và tiêu chuẩn của Việt Nam hài hòa/tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khi vực, tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng. Trường hợp này, về phương diện kỹ thuật, việc áp dụng tiêu chuẩn  của Việt Nam hay tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài tương đương là như nhau. Vấn đề chỉ là ở chỗ xác định những tiện lợi cụ thể VD ngôn ngữ để quyết định.

3. Việc tiêu thụ hay sử dụng sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ do DN sản xuất, kinh doanh hay cung cấp theo hợp đồng của nước ngoài và việc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài là một điều khoản của hợp đồng. Trường hợp này DN phải áp dụng tiêu chuẩn ghi trong hợp đồng.

Như vậy, việc áp dụng tiêu chuẩn của Việt Nam hay tiêu chuẩn của nước ngoài là tùy thuộc vào các tình huống kinh doanh cụ thể chứ không phải tiêu chuẩn nước ngoài luôn “chuẩn” hơn tiêu chuẩn của Việt Nam.

thương hiệu doanh nghiệp

Về đầu trang