Gói gia vị trong mì tôm có độc hại?

author 15:10 19/12/2016

(VietQ.vn) - Theo các chuyên gia, trong quá trình ăn, chúng ta nên hạn chế các gói gia vị trong mì tôm bởi đồ chiên rán có tác động không tốt cho sức khỏe.

Gói gia vị trong mì tôm có nguy cơ gây béo phì, đột quỵ

Zing News dẫn thông tin từ một số chuyên gia cho biết, tùy theo nhà sản xuất, thành phần trong các gói gia vị sẽ khác nhau nhưng chúng đều có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Thành phần chính là muối, mì chính, bột gia vị (gừng, thảo quả,...). Còn gói mỡ được gọi là dầu sa tế, trong quá trình đun dầu, họ cho ớt để tạo độ cay.

Xét về các thành phần hóa học, gói gia vị không chứa hóa chất hay phụ gia không an toàn. Nhưng trong quá trình ăn, chúng ta nên hạn chế bởi đồ chiên rán có tác động không tốt cho sức khỏe. Do đó nên hạn chế gói mỡ hành ở trong mì, vì loại mỡ này không có lợi cho cơ thể.

Gói gia vị trong mì tôm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Gói gia vị trong mì tôm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Cũng theo các chuyên gia, hiện người Việt Nam đang ăn mì chưa đúng cách. Chuyên gia phân tích mì ăn liền được chiên qua dầu, vì thế lượng chất béo bão hoà (khó tan) khá nhiều. Đây là chất béo làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch nếu đi vào mạch máu, gây xơ vữa động mạch.

Dù hiện chưa có nghiên cứu nào khẳng định ăn bao nhiêu mì ăn liền sẽ bất lợi cho sức khoẻ. Nhưng việc bữa ăn không đảm bảo dinh dưỡng, nhiều chất béo bão hoà sẽ khiến cơ thể thiếu nhiều dưỡng chất như đạm, vitamin, kẽm, chất xơ… Sự thiếu hụt này có hại cho sự phát triển của người trẻ, đồng thời làm giảm hệ miễn dịch và kéo theo nhiều bệnh tật khác.

Ngoài ra còn gây nguy cơ bệnh tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do chất béo Trans-fat có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.

Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn đương nhiên làm hại thận. Trong mì ăn liền có chứa nhiều phosphate giúp cải thiện mùi vị, tuy làm ngon miệng nhưng lại khiến chúng ta bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi.

Mì ăn liền với các thành phần phụ gia, màu thực phẩm, chất béo bão hòa, quá nhiều muối, … Các nghiên cứu kết luận rằng mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiều trong thời gian dài.

Cách ăn mì không hại sức khỏe

Tạp chí điện tử Ngày Nay đưa tin, không thể phủ nhận vai trò của mì ăn liền trong cuộc sống nhiều bận rộn như ngày nay. Tuy nhiên không thể xem đây là một món ăn hoàn hảo có thể dùng “mọi lúc mọi nơi” vì nếu dùng thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe. Khi ăn mì, bạn hãy chịu khó dành thêm vài phút để nấu mì đúng cách sau:

Mỳ ăn liền vốn được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều dầu mỡ gây béo dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tim mạch dù đã có những nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều thực phẩm này có nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Trước những chất béo không tốt cho cơ thể này, các chuyên gia khuyên nên vứt bỏ gói dầu gia vị thường có trong mỳ ăn liền.

Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mỳ ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa. Mỗi vắt mỳ nên thêm khoảng 150gr rau xanh như cải ngọt, xúp lơ, cải xanh, giá đỗ... Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mỳ gây ra. Ngoài ra, để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mỳ nên bổ sung từ 25-30gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm...

Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho vắt mỳ vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mỳ đã chín sơ vào chế biến. Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mỳ.

Khi các cọng mì bắt đầu tách rời nhau, vớt mì ra và đổ bỏ nước (loại bỏ lớp dầu chiên bên ngoài sợi mì). Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vào trở lại nồi nước sôi, tắt lửa ngay sau đó để mì không bị nhão nát. Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào trộn đều. Hoặc lấy mì ra và trộn với gói gia vị nếu là loại mì ăn khô.

 An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang