Gợi ý đề thi đại học môn lịch sử khối C năm 2014

author 22:02 07/07/2014

(VietQ.vn) - Gợi ý đề thi đại học môn lịch sử khối C do các thầy cô giàu kinh nghiệm thực hiện.

Sự kiện:

Các giáo viên luyện thi Lịch sử cho biết, mọi năm, cấu trúc đề Lịch sử bao gồm 2 phần: phần lịch sử Việt Nam (khoảng 7 điểm) và phần lịch sử thế giới (khoảng 3 điểm).

Lịch sử là môn học khó đạt điểm cao nên các thí sinh tập trung vào câu hỏi: "Học lịch sử như thế nào cho nhanh thuộc mà vẫn nắm vững kiến thức và khi ôn tập cần chú ý trọng tâm nào?".

Gợi ý đề thi đại học môn lịch sử năm 2014

Gợi ý đề thi đại học môn lịch sử năm 2014

Cần có cách ôn tập khoa học, có nghĩa là phải nắm vững kiến thức cơ bản của bài học, từ đó mới trình bày bài làm của mình thật đầy đủ, đúng yêu cầu của câu hỏi. Để có thể nhớ bài học một cách lâu dài thì các em nên có những bảng tóm lược các giai đoạn lịch sử. Ví dụ bảng tóm lược về các chiến thắng quan trọng của ta trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp như: Chiến thắng Việt Bắc (1947), Thu Đông (1950), Đông Xuân (1953- 1954)... hoặc là trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cần phải lập bảng tóm lược về những chiến lược mà Mỹ đã thực hiện ở miền Nam Việt Nam. Điều quan trọng là các em phải nắm vững kiến thức".

Gợi ý đề thi đại học môn lịch sử khối C năm 2014:

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 điểm)

Câu I (2 điểm)

Kể tên các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945. Nêu nhiệm vụ, mục tiêu và vai trò của từng mặt trận?

Câu II (3 điểm)

Tại sao năm 1929, ở nước ta lại diễn ra cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập Đảng Cộng sản? Cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc đấu tranh đó?

Câu III (2điểm).

So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) với chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) về hoàn cảnh lịch sử, nghệ thuật quân sự (cách đánh), kết quả và ý nghĩa lịch sử?

PHẦN TỰ CHỌN: (3 điểm)

Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu: Câu IV. a hoặc Câu IV. b.

Câu IV. a.(3điểm) Theo chương trình chuẩn

Những nguyên nhân chung và riêng dẫn tới sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai? Trong những nguyên nhân ấy, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Câu IV. b. (3điểm) Theo chương trình nâng cao

Vì sao trong cùng thời gian thuận lợi vào giữa tháng 8-1945, nhưng ở Đông Nam Á chỉ có ba quốc gia tuyên bố độc lập, còn các nước khác giành thắng lợi ở các mức độ thấp hơn?

Đáp án

Câu

Nội dung

Điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

I

2 điểm

Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (7-1936), đến tháng 8-1938 đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.

+ Nhiệm vụ và mục tiêu:  Tập hợp mọi tầng lớp, giai cấp, cá nhân yêu nước, không phân biệt tôn giáo, đảng phái nhằm chống phát xít....đòi tự do, dân sinh,...

+ Vai trò: Đoàn kết quần chúng nhân dân, tổ chức đấu tranh dân chủ công khai với nhiều hình thức phong phú, góp phần XD lực lượng chính trị của quần chúng, đóng góp vào thắng lợi  của CM 8-1945.

- Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (11-1939) 

+ Nhiệm vụ và mục tiêu: Đoàn kết mọi tầng lớp, giai cấp, cá nhân yêu nước, không phân biệt tôn giáo, đảng phái nhằm mũi nhọn vào đế quốc phát xít và tay sai, đấu tranh giải phóng dân tộc....

+ Vai trò: Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ gpdt. Dưới ảnh hưởng của Mặt trận nhân dân bước vào thời kỳ đấu tranh vũ trang gpdt.

- Mặt trận Việt Minh (19-5-1941)

+ Nhiệm vụ và mục tiêu: Tập hợp mọi người VN yêu nước....nhằm chống đế quốc phát xít Pháp – Nhật...

+ Vai trò: Góp phần cùng Đảng xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa. Cùng Đảng tổ chức thắng lợi cao trào kháng Nhật và Tổng khởi nghĩa tháng tám, đưa đến sự ra đời của nước VNDCCH.

0,25

 

0,25

 

 

0,25

 

 

0,25

 

0,25

 

 

0,25

 

 

0,25

 

 

0,25

 

 

 

II

3 điểm

- Nguyên nhân: + Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân....kết thành làn sóng dân tộc... thực tiễn đòi hỏi cần có 1 chính đảng vô sản lãnh đạo...

+ Hội VN CM thanh niên không còn đủ khả năng để tiếp tục lãnh đạo....

+ Bắc kỳ là nơi phong trào CM phát triển mạnh nhất...Vì thế họ nhận thấy cần thiết phải thành lập 1 đảng vô sản. Ở Trung kỳ và Nam kỳ phong trào CM phát triển không mạnh bằng BKỳ do đó những người đứng đầu Hội VNCMTN ở đây chưa nhìn thấy yêu cầu cấp thiết phải thành lập 1 đảng VS.

+ 3-1929, những Hội viên tiên tiến ở B. Kỳ đã thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên..., tiến hành vận động thành lập ĐCS.

+ Tại ĐH lần thứ nhất của Hội VNCMTN 5-1929 ở Hương Cảng (TQ) diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập ĐCS. Đoàn Bắc kỳ đưa ra yêu cầu nhưng không được chấp thuận....

- Kết quả: + 7/1929 Đông Dương CS Đảng ra đời....

+ 8/1929 An Nam CS Đảng....

+ 9/1929 Đông Dương CS Đảng....

- Ý nghĩa:

+ Sự ra đời....là 1 xu thế khách quan...

+ Khẳng định bước phát triển nhảy vọt của CM VN.....

+ Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng CSVN...

0,25

 

 

0,25

0,25

 

 

 

 

0,25

 

 

0,25

 

0,5

0,5

0,25

0,5

 

 

III

2điểm

a. Về hoàn cảnh lịch sử, nghệ thuật quân sự:

- Giống nhau: + Đều là 2 trận quyết chiến chiến lược, là đỉnh cao của 2 cuộc tiến công chiến lược (đông – xuân 1953-1954 và Xuân 1975).

+ Đều được tập trung lực lượng đến mức cao nhất: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” (trong chiến dịch ĐBP) và “Tập trung đến mức cao nhất mọi lực lượng và phương tiện vật chất kỹ thuật” (chiến dịch HCM)

+ Cả 2 chiến dịch ta chủ động tiến công và mang tính chất của cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc.

- Khác nhau: + Chiến dịch ĐBP được mở ra khi chưa có Hiệp định Giơ ne vơ; chiến dịch HCM mở ra khi có HĐ Pa ri.

+ Địa bàn mở chiến dịch: Chiến dịch ĐBP rừng núi; Chiến dịch HCM đồng bằng và thành phố.

+ Phương châm: Chiến dịch ĐBP đánh chắc tiến chắc; Chiến dịch HCM thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.

+ Thời gian: Chiến dịch ĐBP dài hơn so với chiến dịch HCM...

+ Hình thức: Chiến dịch ĐBP tiến công quân sự của lực lượng vũ trang; Chiến dịch HCM kết hợp tiến công quân sự của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng..

+ Đối tượng tiến công: Chiến dịch ĐBP chủ yếu là quân viễn chinh Pháp; Chiến dịch ĐBP chủ yếu là quân đội Sài Gòn (quân Mĩ đã rút hết về nước).

b. Kết quả - ý nghĩa:

- Giống nhau:  Đều giành thắng lợi và là thắng lợi vĩ đại trong lịch sử đấu tranh gpdt...

- Khác nhau:

+ Chiến thắng ĐBP đã đập tan kế hoạch Na va, giáng đòn quyết định vào ý chí XL của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơ ne vơ, kết thúc chiên tranh.

+ Chiến dịch HCM thắng lợi kết thúc 21 năm K/C chống Mĩ, 30 năm gpdt bảo vệ Tổ quốc từ sau CM tháng tám năm 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên đất nước ta. Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

 

0.5

0.5

0.25

0.75

IV.a

3điểm

- Nguyên nhân chung:+ Dựa vào KH – KT...

+ Nhờ vào trình độ tập trung SX...

+ Vai trò điều tiết của Nhà nước....

- Nguyên nhân riêng: + Mĩ: Ít tổn thất trong 2 cuộc chiến tranh... Có nguồn tài nguyên....

+ Tây Âu: Tranh thủ vốn từ bên ngoài, giá nguyên liệu nhập từ thế giới thứ ba rẻ, hợp tác EC có hiệu quả...

+ Nhật: Chi phí cho quốc phòng thấp, biên chế hành chính gọn nhẹ, len lách vào thị trường nước khác, có truyền thống tự lực, lợi dụng nguồn vốn từ bên ngoài...

- Nguyên nhân quan trọng: Áp dụng KH-KT...

- Vì: + Nhờ áp dụng KHKT đã tăng năng suất, hạ giá thành và có khả năng cạnh tranh cao..

+ Trong những năm 50 – 70 thế kỷ XX trở đi hệ thống thuộc địa của CNTB sụp đổ. Điều đó có nghĩa là nguồn nhân công rẻ mạt, tài nguyên từ các nước thuộc địa đã hết. Nhưng các nước này vẫn phát triển nhanh chóng chứng tỏ KT phát triển là do áp dụng KHKT.

+ Các nước nghèo tài nguyên (dầu mỏ, khoáng sản...) ở Tây Âu, Nhật nhưng đạt được nhiều thành tựu kỳ diệu về kinh tế, vì vậy KT phát triển của các nước này là do áp dụng KHKT. Còn những nước có nhiều dầu mỏ như khối các nước Ả rập, Brunây... lại không phải nước có nền KT phát triển do họ dùng dầu mỏ để xuất khẩu.

+ Ngày nay, những nước nào nắm được KHKT và công nghệ, làm chủ khoa học thì nước đó vươn lên, ngược lại sẽ bị tụt hậu.

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.5

0.25

0.25

0.25

0.25

 

0.25

IV.b

3điểm

- Giữa tháng 8-1945, một thời cơ, điều kiện vô cùng thuận lợi đối với các nước ĐNA.....

- Tuy nhiên trong 1945 chỉ có 3 nước ĐNA tuyên bố được độc lập Inđô nê xia, VN và Lào, còn các nước khác Mã lai, Miến Điện, Phi líp pin mới chỉ giải phóng được số vùng lãnh thổ.

- Nguyên nhân: + Muốn giành được độc lập phải có điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi...

+ Điều kiện KQ là Nhật đầu hàng, các nước đồng minh không kịp quay trở lại...

+ ĐK chủ quan là sự chủ bị của mỗi nước.....

+ Tình hình ở Inđô nê xia, VN và Lào có đủ những điều kiện này:

  • Inđô nê xia: Khi Nhật đầu hàng, các đảng phái như Đảng quốc dân, đặc biệt tổ chức thanh niên chống Nhật của công nhân, nông dân, trí thức do được chuẩn bị nên đã nhanh chóng giành được chính quyền. Vì vậy, Xu các nô – lãnh tụ Đảng quốc dân, soạn thảo và đọc tuyên ngôn độc lập 17/8/1945.
  • VN có sự chuẩn bị trong suốt 15 năm qua 3 cuộc tập dượt......Khi thời cơ đến Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc...
  • Lào: Dưới sự lãnh đạo của Đảng CSĐD, nhân dân Lào cũng đã chớp thời cơ nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập 12/10/1945.

+ Các nước ĐNA khác, xu hướng thân đồng minh rất rõ, họ muốn dựa vào đồng minh để đánh Nhật, giành độc lập cho đất nước (Mã lai, Miến điên...) Sự hợp tác này dẫn đến quân Anh, Mĩ trở lại các nước này rất sớm, nên khi Nhật thất bại, thời cơ giành độc lập đã bị bỏ lỡ.

 

0.25 

0.25

0.25

0.25

0.25

0.5

0.5

0.25

0.5

 

 

Thu Hà


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang