Hà Giang: Ứng dụng kỹ thuật vào nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao

author 16:46 05/11/2015

(VietQ.vn) - Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, Đảng bộ, chính quyền huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã ra các chỉ thị, kế hoạch về tăng cường chuyển đổi mùa vụ, thâm canh, tăng năng suất, xây dựng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Năm 2015, tổng sản lượng lương thực có hạt 32.382 tấn, đạt 100,9% kế hoạch. Công tác phòng, chống dịch bệnh, chống đói, rét cho đàn gia súc, phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng thưc hiện tốt từ đầu mùa vụ. Đàn gia súc, gia cầm phát triển tốt, trong đó đàn trâu 18.960 con, đàn bò 7.545 con, đàn dê là 18.300 con.

Với chủ trương đưa vụ Đông trở thành vụ chính trong cơ cấu mùa vụ của huyện, hoạt động sản xuất cây trồng vụ Đông đã có sự phát triển về diện tích, sản lượng. Vụ Đông năm nay, huyện đã gieo trồng được 902 ha cây rau, màu các loại; trong đó, có 89 ha cây ngô đông, 689 ha cây rau, đậu các loại, 100 ha khoai lang, 24 ha khoai tây...

Hà Giang: Ứng dụng kỹ thuật vào nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế caoỨng dụng kỹ thuật vào nông nghiệp sẽ cho hiệu quả kinh tế cao

Nhờ áp dụng gieo trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, phủ kín ni-lông khi gieo hạt nên năng suất dưa tại thôn Nà Vuồng, xã Yên Phong không ngừng tăng, diện tích cũng ngày càng được mở rộng. Tại vụ Đông - xuân, thôn Nà Vuồng trồng gần 4 ha dưa, bí các loại; xã Yên Phong hỗ trợ cho các hộ đăng ký trồng dưa ở Nà Vuồng 250 kg phân bón trích từ nguồn sự nghiệp nông nghiệp của xã. Những cánh đồng dưa nhỏ ở Nà Vuồng đã thu về cho người dân hơn nửa tỷ đồng. Từ đó, xã Yên Phong đã chọn trồng cây dưa (các loại) làm cây mũi nhọn, nhân rộng từ mô hình điểm Nà Vuồng và xác định cây dưa là bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, tăng năng suất và thu nhập cho người dân. 

Mô hình trồng cây hồi tại thôn Nà Nôm, xã Đường Âm, cũng cho thu nhập khá hiệu quả. Chỉ sau 4 năm được trồng tại vùng đất này cây hồi đã cho người dân Nà Nôm thu nhập khoảng 30 triệu đồng/ha/năm từ sản phẩm tinh dầu hồi.

Ngoài ra, mô hình trồng cỏ nuôi trâu, bò nhốt đã đem lại cho người dân nguồn lợi không nhỏ. Trước đây, bà con thường nuôi trâu, bò với số lượng ít, mỗi hộ chỉ có khoảng từ 1 - 2 con và thường chăn thả rông. Từ khi chuyển sang nuôi trâu, bò nhốt đến nay, nhà ít cũng 3 - 4 con,  nhiều nhà đầu tư nuôi  từ 15 - 20 con. Việc trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò được các hộ trong thôn chú trọng. Nhờ thế những chi phí như: Tiêm phòng, gia cố chuồng trại, mở rộng diện tích trồng cỏ và thuê người chăm sóc cho đàn gia súc được loại bỏ. Hàng năm mỗi hộ chăn nuôi  thu nhập ổn định từ 60 - 70 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ mô hình này, đến nay nhiều hộ gia đình ở xã Phiêng Luông đã đầu tư nuôi trâu, bò nhốt.

Phát triển các mô hình nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện đã thực sự đem lại lợi ích kinh tế cho người dân, thay đổi được tập quán về trồng trọt cũng như chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp cho nhiều hộ dân thoát nghèo đồng thời góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới của huyện.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang