Hà Nội “ngốn” ngân sách gấp 10 lần tỉnh lẻ

author 15:36 11/11/2012

(VietQ.vn) – Là thủ đô nên Hà Nội được cấp ngân sách vượt trội so với tỉnh lẻ. Nhưng số tiền ấy được tiêu ra sao?

Ngân sách khổng lồ cho Hà Nội

Số liệu thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, so với Hà Nội, ngân sách cấp cho các tỉnh lẻ chỉ là “muỗi”.

Ví dụ năm 2011, tổng chi cân đối ngân sách địa phương cho Hà Nội là hơn 38.304 tỷ đồng. Trong khi đó, cùng nội dung ấy chi (làm tròn) cho Hải Dương là 4.800 tỷ, Hưng Yên là 2.963 tỷ, Vĩnh Phúc là 6.797 tỷ, Quảng Bình là 2.926 tỷ, Bắc Kạn là 1.700 tỷ…

Năm 2010, tổng chi cân đối ngân sách địa phương cho Hà Nội là hơn 28.984 tỷ đồng. Trong khi đó, cùng nội dung ấy chi (làm tròn) cho Hà Giang là 2.058 tỷ, Tuyên Quang là 1.651 tỷ, Cao Bằng là 1.559 tỷ, Lạng Sơn là 1.998 tỷ…

So với nhiều tỉnh lẻ, ngân sách mỗi năm cấp cho Hà Nội lớn gấp 10 lần.

Đấy là chưa kể nhiều dự án, công trình lớn (sử dụng ngoài ngồn vốn cấp cho Hà Nội) đều được xây dựng tại thủ đô.

Mới đây, Hà Nội “thắng lớn” trong cuộc đua dành quyền đăng cai ASIAD 2019. Nghĩa là nơi đây sẽ tiếp tục được rót 400 tỷ đồng để xây dựng nhiều đường sá, công trình hoành tráng.

Tiền được “ngốn” thế nào?

Sau Đại lễ Thăng Long, nhiều người dân đến bây giờ vẫn chưa rõ tổng số tiền mà Hà Nội đã chi vào “những ngày tốn kém” này.

"Ngốn" 200 tỷ đồng, Cung trí thức vẫn có nhiều phòng bỏ hoang, nhiều phần trong tòa nhà bị xuống cấp.
"Ngốn" 200 tỷ đồng, Cung Trí thức vẫn có nhiều phòng bỏ hoang, nhiều phần trong tòa nhà bị xuống cấp

Đại lộ Thăng Long – một trong số “đại công trình Đại lễ” được thông xe và khai thác tạm vào tháng 10/2010, nhưng chỉ 6 tháng sau, đã xuất hiện lún nứt mặt đường, tạo nhiều ổ trâu, ổ gà. Khi kiểm tra, Bộ Xây dựng cho biết, nguyên nhân lún, nứt mặt đường đại lộ Thăng Long là do tư vấn thiết kế, thiếu trách nhiệm giám sát.

Công viên Hòa Bình với vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng, chỉ 10 ngày sau đại lễ, nhiều gạch đá đã nứt vỡ.

Bảo tàng Hà Nội “ngốn” 3.000 tỉ đồng nhưng khách vào không bằng một nửa bảo tàng Dân tộc học.

Còn Cung Trí thức có tổng vốn đầu tư trên 200 tỉ đồng, đang trong tình trạng xuống cấp và hoang phí; sau gần 2 năm xây xong vẫn có ít cơ quan đến sử dụng.

Tới đây, để phục vụ cho ASIAD 2019, thủ đô lại tiếp tục được rót tiền cho nhiều dự án "hoành tráng". Có ít nhất 2 “đại công trình” được xây mới là Nhà thi đấu đa năng do nhà nước đầu tư 80 triệu USD và sân đua xe đạp lòng chảo với nguồn xã hội hóa 100%, trong đó phía Việt Nam góp vốn đất 30%, Hàn Quốc góp 70% tiền mặt, trị giá 500 triệu USD.

Dư luận lo ngại, “núi tiền” này sau khi được đầu tư sẽ có hiệu quả đến đâu khi mà nhiều nước đăng cai thế vận hội đã bị lỗ nặng, đặc biệt là khi kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Thương lắm những đứa trẻ vùng cao

Tại nhiều tỉnh miền núi, trẻ em phải đi học từ sớm mới đến được trường. Bữa trưa nhiều em phải ăn những bữa cơm đạm bạc.

Ảnh: Linkhay

Nhiều nhà hảo tâm đã quyên góp tiền ủng hộ các em nhưng so với nhu cầu thực tế, chỉ đáp ứng một phần nhỏ.

Nhiều người ước, giá như một phần kinh phí xây dựng các công trình hoành tráng cho Hà Nội được cấp cho những em nhỏ thế này thì xã hội sẽ no ấm hơn, bớt xót lòng hơn.

 

Nhóm PV

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang