Hạ sốt cho trẻ: Điều gì cần tránh?

author 16:10 16/11/2017

(VietQ.vn) - Thông thường khi trẻ bị sốt, cha mẹ thường vô cùng lo lắng, tìm mọi cách hạ sốt cho con. Tuy nhiên, chuyên gia y tế cảnh báo 7 điều cha mẹ tuyệt đối không được làm nếu không muốn nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Uống thuốc hạ sốt quá sớm

Cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ.

Đặt nhiệt kế ở nách là chính xác nhất, không đo ở miệng, trán hay hậu môn, cũng không cộng trừ thêm 0,5 độ.

Khi trẻ sốt nhẹ ở mức 37,5-38,5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.

Lạm dụng thuốc động kinh

Có nhiều trường hợp trẻ sốt cao bị co giật khiến bố mẹ lo sợ cho uống thuốc hạ sốt khi mới 38 độ hoặc xin bác sĩ kê đơn thuốc động kinh, thuốc an thần để đề phòng.

Trước đây, người ta lo ngại sốt co giật có thể gây hại não của trẻ. Tuy nhiên, qua theo dõi lâu dài cho thấy việc này không ảnh hưởng đến não của trẻ.

Do đó, bác sĩ thần kinh và nhi khoa trên toàn thế giới khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ uống thuốc động kinh.

Ngay cả việc uống thuốc cũng không có tác dụng gì trong việc làm giảm co giật nếu trẻ có cơ địa hay co giật. Hiện tại cũng không có thuốc nào có thể phòng được sốt cao, co giật cho trẻ.

Với trẻ co giật, thói quen của hầu hết các cha mẹ là dùng đũa, ngón tay chèn vào miệng trẻ để đỡ cắn lưỡi.

Tuy nhiên, qua theo dõi cấp cứu nhi khoa cho thấy không nên làm thế. Khi trẻ đang co giật không nên cho uống hay làm gì, vì có thể gây sặc. Đợi hết cơn, cho khăn mỏng vào giữa 2 hàm răng của trẻ để tránh cơn sau rồi đưa trẻ đến bệnh viện.

Tại thời điểm co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ, giữ đầu thẳng để các đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc. Không nên vuốt, day ngực trẻ.

Chườm lạnh

Chườm lạnh cho trẻ có thể làm bệnh trầm trọng hơn . Ảnh minh họa

Chườm lạnh cho trẻ có thể làm bệnh trầm trọng hơn . Ảnh minh họa 

Thay vì dùng khăn ấm lau người cho trẻ, chườm lạnh là biện pháp hầu như bố mẹ nào cũng áp dụng khi con sốt nhưng thực chất biện pháp này không có tác dụng mà còn gây hại.

Khi trẻ sốt bố mẹ thường không hiểu rõ căn nguyên từ đâu, nếu sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi, chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm. Đặc biệt, bố mẹ tuyệt đối không dùng đá chườm vì có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp. 

Đắp khăn lạnh, tắm lạnh hay chườm lạnh chỉ được thực hiện trong trường hợp say nóng, say nắng. Tuy nhiên, vị chuyên gia này không khuyến khích vì hiệu quả rất thấp.

Tự chia liều nhét hậu môn

Loại thuốc nhét hậu môn có liều lượng tương đương thuốc uống, dùng cho những bé không uống được hoặc hay nôn.

Paracetamol hấp thu nhiều qua trực tràng. Do đó phương pháp nhét có nhược điểm là hấp thu thất thường, nếu trong trực tràng có phân sẽ ít tác dụng.

Lưu ý liều lượng nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn là liều cố định, không được bẻ hay nhét 2-3 viên 1 lúc.

Hiện các viên đặt có liều lượng phổ biến là 80mg, 150mg, 300mg. Tuỳ vào trọng lượng cơ thể của trẻ, bác sĩ sẽ kê liều phù hợp do khả năng bị ngộ độc thuốc qua đường đặt cao hơn đường uống nhiều.

Ăn kiêng

Khi trẻ bị ốm thường kèm theo các biểu hiện sốt, tiêu chảy, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ lại bắt trẻ phải ăn kiêng khem như không cho trẻ ăn dầu hoặc mỡ, không cho trẻ bú, không cho trẻ ăn rau xanh, chất tanh bởi sợ trẻ đi ngoài nhiều hơn.

Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong và sau khi bị ốm rất quan trọng vì nó sẽ làm cho bệnh mau khỏi, mau phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng đối với bệnh tật. Đặc biệt, trường hợp sốt mất nước, không được bù nước (uống nước Oresol) và ăn uống thiếu chất, trẻ dễ bị nguy cơ suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, lâu lành bệnh.

Sai lầm khi hạ sốt cho trẻ: Tử vong như chơi(VietQ.vn) - Trong thời tiết nắng nóng này, hạ sốt cho trẻ không đúng cách sẽ gây tăng thân nhiệt cao vọt, nguy hiểm cho trẻ.

Uống xen kẽ các thuốc hạ sốt

Hiện có 2 loại thuốc hạ sốt có tác dụng tương đương là paracetamol và ibuprofel.

Các nước châu Á lựa chọn paracetamol, châu Âu dùng ibuprofel do họ không có dịch sốt xuất huyết.

Cách khôn ngoan nhất là dùng paracetamol, vì xét nghiệm ban đầu có thể chưa xác định bé có bị sốt xuất huyết hay không. Nếu dương tính, dùng ibuprofel sẽ làm cho sốt xuất huyết nặng thêm.

Với paracetamol, khoảng cách dùng từ 4-6 tiếng, trong khi inbulfen là 6-8 tiếng.

Tuyệt đối không dùng xen kẽ 2 loại thuốc này vì liều lượng 2 loại khác nhau. Paracetamol dùng 15mg/kg cân nặng, còn ibuprofel là 10mg/kg. Việc uống xen kẽ cũng dễ khiến phụ huynh nhầm khoảng thời gian uống tiếp theo, có thể gây tác dụng phụ.

Vậy, câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ lựa chọn loại nào. Theo lời khuyên của các bác sĩ, trong các tình huống thông thường, bạn nên chọn loại thuốc chứa thành phần paracetamol.

Hapacol 250 là loại thuốc sốt chứa 250 mg Paracetamol được bào chế dưới dạng bột sủi bọt, hòa tan trong nước trước khi uống, thích hợp dùng hạ sốt - giảm đau cho trẻ em. Thuốc được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua hệ tiêu hóa.

Các mẹ chỉ cần hòa tan thuốc vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt, thuốc có vị cam rất dễ uống. Cách mỗi 6 giờ uống một lần, không quá 5 lần/ ngày. Các lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ.

Liều uống: Trung bình từ 10 - 15 mg/ kg thể trọng/ lần. Tổng liều tối đa không quá 60 mg/kg thể trọng/24 giờ. Các bậc cha mẹ có thể chia thuốc theo liều lượng như sau: Trẻ em từ 4 - 6 tuổi: uống 1 gói/lần hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Hapacol với hoạt chất chính là paractamol giúp cả gia đình bạn giảm các triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dươc Hậu Giang.

Địa chỉ: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.

Mọi thông tin liên hệ: 07103891433 – (08) 3891434.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang