Hái lộc đêm Giao thừa thế nào để may mắn cả năm?

authorThảo Trinh 19:00 26/01/2017

(VietQ.vn) - Hái lộc không chỉ là phong tục cổ truyền của người Việt trong đêm Giao thừa mà nó còn có ý nghĩa mang lại may mắn, an lành trong năm mới.

Sự kiện: Văn hóa Việt Nam

Theo phong tục xưa, cứ đêm giao thừa hoặc sớm mùng 1 Tết, người dân đến đình chùa, đền phủ để hái một cành lộc non mang về với ý nghĩa xin cành lộc nhỏ ở chốn linh thiêng để rước tài lộc, may mắn về nhà.

Trước đây các cụ chỉ hái một cành rất nhỏ cây sanh, si, sung, đa... vốn có sức sống mạnh mẽ đem chứ không cho ai vì sợ “mất lộc”, rồi treo trước hiện hoặc cắm vào bình hoa, có nơi còn treo trước gian giữa hoặc cửa ra vào để trừ ma quỷ, hay có ý báo là đã “rước phước lộc” về gia đình.

Theo phong tục cổ truyền và quan niệm của người Việt xưa, khi bạn hái lộc từ những cây thuốc thuộc bộ tứ linh thực vật như đa, sung, xanh, si sẽ đem lại may mắn nhất cho bạn vì những cây này tương ứng với bộ tứ linh động vật (long, lân, quy, phụng) trấn ải vùng ngoại thất.

Hái lộc đêm Giao thừa thế nào để may mắn cả năm?

 Hái lộc đêm Giao thừa có ý nghĩa mang lại may mắn cho năm mới

Khi hái lộc từ những cây thuộc bộ tứ quý thực vật là tùng, cúc trúc, mai ứng với tứ bình thuộc phạm vi nội thất, bốn góc nhà sẽ phối hợp tạo niềm vui, hạnh phúc và sức khoẻ cho mọi người trong gia đình. Dù là cây thuộc bộ nào thì bạn cũng cần lưu ý hái lộc đúng cách để mang lại may mắn vào năm mới.

1. Cây bộ tứ linh

Những cây trong bộ tứ linh (đa, sung, xanh, si) được xếp cùng chi, họ hàng mật thiết với nhau cùng có nhựa và mủ giữ nước và kéo dài sự sống. Cành lộc sau khi hái, độ ẩm của bầu khí quyển mùa xuân tiếp sức, cành lộc xanh tươi đến hàng tuần, hàng tháng điều này giúp trấn an tinh thần chủ nhân.

Hái lộc đêm Giao thừa thế nào để may mắn cả năm?

 Hái lộc đêm Giao thừa đúng cách để may mắn cả năm

2. Cây bộ tứ quý

Những cây trong bộ tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai) thuộc bốn bộ thực vật khác nhau nhưng đều là những cây có khả năng sinh trưởng và tái sinh mạnh sau khi hái lộc nên không sợ chết nhưng vì không có mủ và nhựa nên khả năng chịu đựng kém hơn.

Đứng đầu của tứ quý là cây tùng, bạn có thể chọn loại tùng La Hán, tùng Tuyết, không nên vặt ngọn tùng Bách tán vì tùng này khó phát trồi cành, đặc biệt phải kiêng tùng Bách diệp (Trắc Bách diệp) vì loại cây này (có lá mặt, lá trái) do lá xếp đứng, mặt phẳng lá song song với trục thân.

Đối với cúc, bạn nên chọn cúc Mốc (loại cúc này thường dùng lá cho vào nước chè tươi), là loại “diệp bất ly thân, hoa bất lạc địa” tượng trưng cho sự sum họp, vui vầy, gắn bó trong gia đình. Cúc Mốc cũng là cây phân nhánh nhiều dù bạn có hái lộc cũng ít gây hại cho cây mẹ.

Hái lộc đêm Giao thừa thế nào để may mắn cả năm?Bạn nên chọn cành trúc tăm hay trúc Di lặc vừa đẹp vừa bền, khí thế hiên ngang như người quân tử và chọn Mai tứ quý có bộ lá cứng xanh thẫm, hoa đơn tính cùng gốc chủ cho bốn mùa xanh, đỏ, trắng, vàng rực rỡ.

3. Đặt lộc sau khi hái

Khi hái lộc về bạn nên đặt ở những nơi trang trọng (gian chính diện hoặc trước bàn thờ). Nếu là những loại có nhựa, mủ có khả năng chịu khô hạn giỏi chỉ cần khí ấm đầu xuân cũng đủ giúp chúng tươi lâu. Còn loại cây không có nhựa, mủ thì cắm trong bình, lọ có nước có pha thêm chất dinh dưỡng hoặc B1 để lộc được tươi lâu hơn.

Mùa xuân là mùa cây cối phát triển đâm trồi nảy lộc sau mùa đông lạnh giá, đúng vào lúc giao thừa xuất hành hái lộc sẽ đem lại niềm vui và hy vọng mọi điều cho bản thân và gia đình một năm mới, ấm no, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Thảo Trinh (t/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang