Hàng loạt bệnh có thể gây tử vong mùa Đông- Xuân 'trực chờ' tấn công trường học

author 11:32 23/11/2017

(VietQ.vn) - Mùa Đông - Xuân đã tới là lúc rất nhiều dịch bệnh có thể tấn công bất cứ lúc nào nhất là đối với trẻ em. Trước tình trạng này Cục Y tế dự phòng, Sở Y tế TP HN đã đưa ra cảnh báo người dân không nên chủ quan.

Bệnh ho gà, sởi, cúm, thủy đậu luôn trực chờ mùa Đông- Xuân

Theo thống kê mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua đã ghi nhận 9 trường hợp mới mắc bệnh sốt phát ban dạng sởi, tích lũy từ đầu năm đã có 198 trường hợp mắc bệnh, 1 trường hợp tử vong. Toàn thành phố cũng ghi nhận có 122 trường hợp mắc bệnh ho gà, tăng 59 ca so với cùng kỳ năm 2016, có 1 trường hợp tử vong.

Được biết, số lượng ca mắc bệnh sởi và ho gà tăng lên so với năm 2016, nhiều ca bệnh là trẻ em đang độ tuổi đến trường. Vậy nên ngành y tế rất chú ý đến việc phòng dịch mùa Đông - Xuân tại các cơ sở giáo dục, trường học.

Mùa Đông - Xuân nhiều dịch bệnh nguy hiểm có thể tấn công trường học. Ảnh: VTV 

Vào ngày 20/11, do diễn biến các dịch bệnh như cúm, rubella, thủy đậu… được cảnh báo có nguy cơ phát triển mạnh, Sở Giáo dục

và Đào tạo TP Hà Nội đã yêu cầu tất cả các trường học trên địa bàn thành phố tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh dịch mùa Đông Xuân. Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường học phải tổ chức ngay đợt tuyên truyền phòng chống bệnh sởi, ho gà và các bệnh mùa Đông - Xuân cho giáo viên, học sinh, phụ huynh.

Đặc biệt, đối với tiêm chủng phòng bệnh, các trường rà soát tiền sử tiêm chủng của tất cả trẻ em tại cơ sở. Riêng với trường mầm non, cần lập danh sách các cháu chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm đầy đủ vacxin phòng bệnh sởi, ho gà, thông báo cho trạm y tế xã phường. Trong năm học này, Hà Nội phấn đấu không còn trẻ chưa tiêm đầy đủ vacxin sởi, ho gà tại các cơ sở giáo dục.

Ngoài ra, mọi trường học được yêu cầu tổng vệ sinh hàng tuần, cung cấp đủ nước sạch, nước uống cho học sinh, tăng cường thông khí, ánh sáng tự nhiên bằng cách mở cửa sổ, cửa ra vào. Sở cũng yêu cầu các đơn vị giáo dục chủ động giám sát sĩ số, phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh, đặc biệt chú ý trẻ chưa tiêm chủng đầy đủ để phối hợp với cơ quan y tế phòng chống, xử lý không để xảy ra ổ dịch.

Phòng dịch bệnh thế nào?

Nói tới mức độ nguy hiểm của những loại dịch bệnh trên, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế ) cũng cho biết, sởi, rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp. Mọi người đều có thể bị mắc sởi, rubella và dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở trẻ em chưa được tiêm phòng sởi, rubella đầy đủ. 

12 vật dụng bẩn hơn ‘bồn cầu’ không vệ sinh tốt cả nhà mắc bệnh(VietQ.vn) - Nhiều vật dụng trong nhà tưởng chừng rất sạch sẽ nhưng theo nhiều nghiên cứu chúng không hề sạch và an toàn đối với sức khỏe con người. Dưới đây là 12 vật dụng bạn nên biết để vệ sinh chúng tốt hơn.

Biểu hiện của bệnh: sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp; có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não... dễ dẫn đến tử vong. 

Để chủ động phòng chống bệnh sởi, rubella, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau: Hãy đưa trẻ từ 9-12 tháng đến cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1 và tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ trên 18 tháng tuổi, tiêm vắc xin sởi-Rubellacho trẻ từ 1-14 tuổi.

Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. Làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch. 

Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 - 2 lần/ngày.

Khử trùng và vệ sinh thông khí bằng cách thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.

Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch. Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh rubella. Thông báo cho cơ sở y tế khi có biểu hiện mắc bệnh để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang