Hàng loạt 'ông anh tên Dũng' ngã ngựa

author 12:32 04/02/2014

Họ đều leo lên đỉnh cao quyền lực, sống trong nhung lụa nhưng vì tham vọng, sa đọa quá trớn... để rồi ngã ngựa một cách bi thảm.

Dương Chí Dũng: từ đỉnh cao đến vực thẳm
Dương Chí Dũng có lẽ là cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong năm 2013 và những ngày đầu năm mới 2014 này. Xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc nhất nhì đất Cảng, ông Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) phải đối mặt với cái kết đáng buồn khi gây ra vụ đại án tham nhũng ở Vinalines từng khiến dư luận xôn xao và làm tốn bao giấy mực báo chí.
Trước khi bất ngờ rơi vào vòng tù tội, Dương Chí Dũng có sự nghiệp sáng lạn, với đường quan lộ rộng thênh thang... Ông Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vinalines từ tháng 8/2005. Đến tháng 7/2011 thì ông được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty này. Ông Dũng cũng là Ủy viên thường vụ Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung Ương, Bí thư Đảng ủy Vinalines...
Liên quan thương vụ ụ nổi 83M, Dương Chí Dũng đóng vai trò chủ mưu, chỉ đạo các đồng phạm nâng khống số tiền mua ụ nổi để tham ô 1,6 triệu USD chia nhau, ngày 18/5/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định truy nã đối với bị can Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, vào thời điểm khởi tố (17/5), Dương Chí Dũng đã bỏ trốn. Ngày 21/6/2012, Ban tổng thư ký Tổ chức Interpol ban hành lệnh truy nã đỏ (truy nã quốc tế) đối với Dương Chí Dũng. Ngày 21/6/2012, Ban tổng thư ký Tổ chức Interpol ban hành lệnh truy nã đỏ (truy nã quốc tế) đối với Dương Chí Dũng.
Ngày 4/9/2012, sau 3 tháng lẩn trốn và bị truy nã Dương Chí Dũng đã bị bắt tại Campuchia. Đến sáng ngày 5/10/2012, Dương Chí Dũng được áp giải từ TPHCM về Hà Nội trên chuyến bay VN116 của Vietnam Airlines, chỗ ngồi số 38A được ghi rõ là "tội phạm kinh tế". Ngày 12/12/2013, phiên tòa xét xử đại án Dương Chí Dũng chính thức diễn ra và tới chiều 16/12/2013, Hội xét xử tuyên án tử hình đối với Dương Chí Dũng với các tội danh "Tham ô tài sản" và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” - đây cũng là dấu mốc chính thức đặt dấu chấm hết cho cuộc đời của Dương Chí Dũng.
Với hành vi giúp anh trai trốn đi nước ngoài, cựu Đại tá công an Dương Tự Trọng, em trai Dương Chí Dũng, cũng phải hầu tòa và nhận án 18 năm tù giam.
Bùi Tiến Dũng PMU 18: trượt dài trên con đường quyền lực
Một nhân vật tên Dũng nữa không thể không nhắc tới là Bùi Tiến Dũng, đối tượng từng gây ra vụ PMU 18 (Ban Quản lý các dự án 18), là một vụ bê bối gây rúng động dư luận liên quan đến tham nhũng trong Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đầu năm 2006. 
Bùi Tiến Dũng (nguyên Tổng Giám độc PMU 18) được mệnh danh là một tổng giám đốc “thét ra lửa”, quyền uy nhất của Bộ GTVT. Nắm giữ cương vị lớn, có chức và có quyền, Bùi Tiến Dũng bắt đầu việc thu về cho mình những khoản lợi kếch xù từ nguồn hoa hồng của các dự án và các doanh nghiệp “sân sau”.
Có tiền trong tay, Dũng lao vào chơi cờ bạc, cá độ bóng đá. Cờ bạc chưa đủ, Dũng còn lao vào những cuộc săn đón các người đẹp, người mẫu nổi tiếng và không tiếc tay vung tiền cho các cô bồ.
Trong vụ PMU 18, Bùi Tiến Dũng đã bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố với các tội danh: Đánh bạc; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa và nhận hối lộ. 
Với những sai phạm trong vụ án PMU 18, Bùi Tiến Dũng lĩnh án 13 năm tù giam, một cái kết đáng buồn.
Lương Quốc Dũng: Tàn sự nghiệp vì "săn" gái trinh
Lương Quốc Dũng, sinh năm 1953, từng làm phó chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục - Thể thao từ năm 1998; làm Trưởng các tiểu ban Vận động tài trợ, Tài chính, Cơ sở vật chất SEA Games 2003. Trưa 19/2/2004, Lương Quốc Dũng chính thức bị bắt giam tại trại tạm giam Thanh Trì, Hà Nội, về tội hiếp dâm trẻ em.
Sáng 29/10/2004, HĐXX Tòa án TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Lương Quốc Dũng - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao - 8 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em.

Hội đồng xét xử (HĐXX) cho rằng, lời khai của bị hại Nguyễn Ngọc Y (sinh năm 1990) có đủ căn cứ, phù hợp với tâm sinh lý của bị hại ở tuổi chưa thành niên. Thêm vào đó, còn có lời khai của hai bác sĩ Nguyễn Công Nghĩa và Nguyễn Trần Hiện của Bệnh viện phụ sản Hà Nội (người trực tiếp khám cho bị hại Y tối xảy ra vụ án) về trạng thái tâm sinh lý của nạn nhân tối 30/12/2003. Tuy nhiên, trong phần thẩm vấn, bị cáo Lương Quốc Dũng luôn khẳng định mình không phạm tội hiếp dâm trẻ em. "Tôi mua dâm và đã trả tiền", bị cáo Dũng nói.

Đến nay, ông Dũng đã hết hạn tù và trở lại với cuộc sống đời thường nhưng vết chàm về ông vẫn rất khó rửa sạch trong dư luận. 

Cùng ngẫm: Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cha mẹ nào sinh con cũng muốn con có sức mạnh, can đảm, gan dạ, nhẫn nại, bất khuất, có chí làm nên nghiệp lớn. Ví như, cha mẹ của ông Dương Chí Dũng từng rất mãn nguyện vì sinh được con giỏi giang, thành đạt nên tới thời điểm này, hai ông bà vẫn chưa hề biết con trai bị kết án tử hình. Tất cả người thân, hàng xóm đều muốn giấu hai bậc sinh thành này, vì họ đã quá già, quá yếu... vì e là họ không đủ bình tĩnh để chịu đựng cú sốc quá lớn này... Vì thế mới nói, mỗi người có một giới hạn nhất định... giá như nhận thức rõ được điều này, thì đâu có chuyện tày trời đó, có cái kết nghiệt ngã, song cũng là tất yếu đó...
Trong giới giang hồ, cũng có khá nhiều ông trùm cộm cán vừa sa lưới pháp luật thời gian gần đây, như:
Dũng “Bắc Kạn”: khắc tinh của các ông trùm
Cùng hầu tòa với Dương Tự Trọng về vì tham gia tổ chức đưa Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài, không thể không nhắc đến một nhân vật tên Dũng khác là Trần Văn Dũng (còn gọi Dũng "Bắc Kạn", SN 1968, giang hồ đất Cảng).
Những năm 90 của thế kỷ trước, Dũng "Bắc Cạn" cùng những cái tên Dũng khác gồm Dũng "đui", Dũng “AK”, Dũng "Ka cơ" được ví là bộ tứ nổi danh trong chốn giang hồ. Những cái tên Dũng này từng gây chấn động giang hồ Hà thành khi chọn vũ trường nổi danh New Century (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm điểm hẹn để thể hiện đẳng cấp giang hồ. Nổi được một thời gian, cả 4 đều bị công an truy bắt. 
Dũng “Bắc Kạn” còn có quan hệ khác thân thiết với trùm Năm Cam, trùm ma túy Ngô Đức Minh (tức Minh “sứt”)... Và có một điều rất lạ là, những ai được Dũng "Bắc Cạn" cắp đao theo hầu trước sau gì cũng bị đột tử hoặc tù lâu án nặng… Vì thế, Dũng mới được giang hồ mệnh danh là "khắc tinh của các ông trùm".
Vào tù, ra tội nhiều lần và có 2 lần trốn nã bị bắt, những lần “xộ khám” của Dũng cũng nhiều giai thoại và liên quan đến nhiều người và mới đây, trùm giang hồ đất Cảng này bị bắt giữ vì giúp ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Dũng "mặt sắt": ông trùm vùng biên
Chỉ trong một thời gian ngắn, tham gia vào các đường dây buôn lậu quốc tế, tiếng tăm của Hà Tuấn Dũng (SN 1974, biệt danh Dũng “mặt sắt”) không chỉ nổi như cồn ở Móng Cái, mà giới máu mặt ở tỉnh Quảng Ninh cũng không ai là không biết. 
Khi đã vươn lên địa vị một ông trùm vùng biên, Dũng "mặt sắt" tỏ ra là một tay chơi khét tiếng. Để chứng tỏ đẳng cấp của mình, đại gia này thường xuyên đi lại bằng những chiếc siêu xe đắt tiền. 
Tuy nhiên, rạng sáng 6/5/2013, hàng trăm cán bộ chiến sĩ thuộc Cục Cảnh sát hình sự, lực lượng Cảnh sát cơ động - Bộ Công an và lực lượng đặc nhiệm phòng chống ma túy - Bộ Tư lệnh Biên phòng đã phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương tiến hành triển khai kế hoạch bắt giữ băng nhóm Dũng "mặt sắt". Toàn bộ số hàng tạm nhập tái xuất của Dũng "mặt sắt" bao gồm hơn 30 ô tô siêu sang, mang các thương hiệu nổi tiếng, Toyota, Lexus, BMW... đã bị niêm phong hoàn toàn.
Từ vụ bắt giữ này lộ rằng, tất cả xe cũ, đã qua sử dụng, được bỏ ra khá nhiều tiền để sửa chữa, dưới bàn tay phù phép của Dũng "mặt sắt", các xe này trở thành ôtô mới, được thông quan (nhập khẩu) và vận chuyển sang Trung Quốc (tái xuất) một cách dễ dàng. Cụ thể, các doanh nghiệp trên đã phải viện đến Dũng “Mặt sắt” để hắn “bao biên” giúp, hoặc móc ngoặc với một số cán bộ hải quan thoái hóa biến chất… để thực hiện trót lọt các phi vụ làm ăn man trá...
Hiện, suốt từ thời điểm sau ngày 5/5, Dũng “mặt sắt” biệt tích. Theo yêu cầu của Bộ Công an Việt Nam, Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế đối với trùm giang hồ này.

Kiều Phong

Theo KT

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang