Nhiều cửa hàng kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng bị xử lý

author 13:24 26/06/2021

(VietQ.vn) - Trong quá trình kiểm tra, rà soát tình hình kinh doanh trên địa bàn lực lượng QLTT tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện hàng loạt vi phạm về hàng hóa, thực phẩm quá hạn sử dụng.

Nhiều cửa hàng kinh doanh hàng hóa, thực phẩm đã quá hạn sử dụng

Các loại hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng, đặc biệt là lương thực, thực phẩm...đều quy định về thời hạn sử dụng rất rõ ràng, cụ thể và cần phải thu hồi, tiêu hủy khi hết hạn sử dụng, tránh để người tiêu dùng khi mua về sử dụng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và ngăn chặn hành vi kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo tới các đội QLTT trong tỉnh tăng cường kiểm tra và bước đầu phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh có hành vi, vi phạm. 

Nhiều hàng hóa, thực phẩm đã quá hạn sử dụng vẫn ngang nhiên bày bán. Ảnh: Cục QLTT Lạng Sơn 

Cụ thể, mới đây Tổ QLĐB Tràng Định phối hợp với Phòng KT-HT, Phòng TC-KH, Công an thị trấn Thất Khê tiến hành kiểm tra một số cơ sở kinh doanh trên địa bàn thị trấn Thất Khê. Kết quả lực lượng chức năng đã kiểm tra 5 cơ sở kinh doanh. Qua kiểm tra, phát hiện cả 5 cơ sở đều vi phạm kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật.

Để ngăn chặn ngay hành vi phạm hành chính của 5 chủ cơ sở, lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 chủ cơ sở về các hành vi vi phạm như trên. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính của 5 chủ cơ sở là 4.550.000 đồng, đồng thời buộc các chủ cơ sở vi phạm về hành vi kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa gồm: 53 hộp Sơn PU (sơn đồ gỗ) nhãn hiệu G8-Paint, loại 945ml/hộp; 04 hộp Ngũ cốc dinh dưỡng, loại 900g/hộp; 65 vỉ Vãng sữa dinh dưỡng, loại 4 hộp/vỉ, tổng trị giá hàng hóa tiêu hủy là 9.330.000 đồng.

Trong thời gian tới, Tổ QLĐB Tràng Định tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở kinh doanh lương thực, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng... xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo quy định của pháp luật.

Rủi ro cháy nổ từ pin trong laptop (VietQ.vn) - Laptop là sản phẩm gắn liền với nhiều người vì lý do công việc tuy nhiên rủi ro về cháy nổ từ pin laptop thì không phải ai cũng để ý.

Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa bị phạt đến 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/10/2020. Theo đó, kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa bị phạt đến 200 triệu đồng.

Khoản 1 Điều 17 Nghị định quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác. Cụ thể, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;

Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

Trong trường hợp hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định trên đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;

Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;

Hàng hoá khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Mức phạt trên áp dụng với cá nhân. Tổ chức vi phạm mức phạt gấp đôi so với cá nhân (tương đương 200 triệu đồng). Như vậy, với tổ chức có hành vi kinh doanh hàng hóa hết hạn bị phạt đến 200 triệu đồng nếu hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

Bên cạnh đó, hành vi này còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này; tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

An Dương 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang