Hàng ngàn lọ mỹ phẩm, Omega-3 liên tiếp bị thu giữ tại Hà Nội

author 16:16 08/01/2016

(VietQ.vn) - Trong những ngày cận Tết, lực lượng chức năng Hà Nội đã liên tiếp phát hiện và thu giữ lượng lớn thực phẩm chức năng (TPCN) Omega-3, mỹ phẩm không có hóa đơn...

Theo Vietnamnet đưa tin, sáng ngày 7/1, Công an phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội tiến hành kiểm tra hành chính bất ngờ tại số 80, ngõ 33 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội do Cao Văn Bằng (SN 1988, xã Thăng Long, Nông Cống, Thanh Hóa) thuê trọ,  phát hiện có nhiều thùng các tông và vỏ hộp mứt Tết hình lục giác với số lượng lớn. Ngoài ra, còn phát hiện 10 thùng mứt dừa, khoảng 200 gói/thùng, tổng số 2.000 gói; 15 thùng mứt lạc, mỗi thùng đựng 280 gói, tổng số 2.800 gói.omega-3 bị thu hồi

Viên Omega-3 bị thu hồi. Ảnh Vietnamnet

Theo lời khai ban đầu, anh Bằng cho biết số mứt dừa được nhập từ Bến Tre từ 1 tuần nay với giá 7 triệu đồng, số mứt lạc được nhập từ Xuân Đỉnh với giá 8 triệu đồng, sau đó về đóng gói vào túi ni lon có trọng lượng 250gr có nhãn hiệu Hương Dung và xuất ra ngoài thị trường.

Tại thời điểm kiểm tra, anh Bằng xuất trình được giấy phép đăng ký kinh doanh sản xuất bánh kẹo nhưng không có được hóa đơn chứng từ số hàng hóa. Cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính 8 triệu đồng, thu giữ số hàng hóa trên bàn giao cho Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 (Chi cục QLTT Hà Nội) xử lý theo quy định.

Trước đó, ngày 5/1, Phòng PC46 – Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ phối hợp với Đội quản lý thị trường số 15 (Chi cục QLTT Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra, thu giữ nhiều mặt hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm “lậu” cũng trên địa bàn Hà Nội.

Cụ thể là tại 3 Công ty: Công ty TNHH thương mại điện tử Việt Hàn, Công ty TNHH kinh doanh thực phẩm An Minh tại số 8 và số 21 khu tập thể trường Cao đẳng xây dựng số 1, Mỗ Lao – Hà Đông – Hà Nội và Công ty Xuất nhập khẩu và kinh doanh VHP, số 7 ngách 20 ngõ 331 Trần Khát Chân – Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Trong quá trình kiểm tra, phía Công ty không xuất trình được hóa đơn chứng từ hợp pháp chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, mặc dù trên sản phẩm có ghi nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài như nhân sâm, nước sâm, hồng sâm dạng viên, nấm linh chi, đông trùng hạ thảo… và nhiều mặt hàng mỹ phẩm khác như sữa rửa mặt, các loại kem dưỡng da, sữa tắm…có nhãn mác Hàn Quốc, đặc biệt là Omega 3. Chỉ trong 3 ngày, cơ quan chức năng đã phát hiện gần 1000 sản phẩm dầu cá lậu.

Trong số những sản phẩm thu giữ, có nhiều mỹ phẩm và dầu cá Omega – 3

Trong số những sản phẩm thu giữ, có nhiều mỹ phẩm và dầu cá Omega – 3. Ảnh Công Luận

Để tránh những sản phẩm Omega “lậu”  vẫn còn trôi nổi trên thị trường, Dược sĩ Phạm Thị Mỹ Linh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn chia sẻ cách nhận biết và phân loại dầu cá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là omega-3 nhập khẩu sẽ có chữ “VISA: số đăng ký sản phẩm”. Nếu là omega-3 tại Việt Nam sản xuất có nguồn gốc và kiểm định rõ ràng sẽ có “SĐK: số đăng ký sản phẩm”. Đối với các sản phẩm chức năng nhập khẩu hoặc trong nước sản xuất đã đăng ký sản phẩm sẽ có “CNTP: số đăng ký sản phẩm”.

Theo thông tin từ Báo Vnexpress, các chuyên gia khuyên cũng không nên quá tin vào thực phẩm chức năng đã đăng ký. Vì khi đăng ký sản phẩm là thuốc thì sở y tế sẽ kiểm tra quy trình gắt gao hơn, nhưng nếu doanh nghiệp đăng ký sản phẩm là thực phẩm chức năng thì công đoạn kiểm tra sẽ đơn giản rất nhiều. Hiện thực phẩm chức năng được quản lý chưa tốt, hàm lượng omega-3 trên bao bì đôi khi không thể hiện đúng lượng omega-3 có thật trong sản phẩm. Các doanh nghiệp thường chỉ kiểm tra định tính các chất vitamin A, D, E, K trong dầu cá nhưng vitamin tan được trong nhiều dung môi. Và doanh nghiệp có thể thay đổi một phần lớn dầu cá thành các loại dung môi khác rẻ tiền hơn để chế tạo dầu cá làm ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe người dùng.​

Thanh Yến (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang