Hai hành tinh giống Trái Đất 'ẩn nấp' sát hệ Mặt Trời

author 15:23 29/03/2015

(VietQ.vn) - Mới đây, các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra hai hành tinh bí ẩn giống Trái Đất nằm sát hệ Mặt Trời, cách Trái Đất không xa. Chúng có thể là một phần của hệ thống hấp thụ năng lượng Mặt Trời nhiều nhất.

Theo tin tức mới nhất trên tờ Daily Mail, hai hành tinh giống Trái Đất có thể là đang quay quanh một ngôi sao thuộc hệ thống sao đôi Alpha Centauri AB nằm gần Mặt Trời nhất. Hai hành tinh bí ẩn có nhiệt độ bề mặt khoảng 1.500 độ C, quá nóng để có thể tồn tại được sự sống. Tuy nhiên các nhà thiên văn cho biết có thể hai hành tinh này là một phần của hệ thống hấp thụ năng lượng Mặt Trời nhiều nhất, cách Trái Đất 4,3 năm ánh sáng.

Hành tinh đầu tiên được phát hiện vào năm 2012 có tên là Alpha Centauri Bb, sau đó các nhà khoa học đã nhanh chóng bác bỏ đi sự tồn tại của nó bởi họ cho rằng đó chỉ là một báo động giả. Hiện nay, một nhóm thiên văn học tại Đại học Cambridge, đã có cái nhìn khác về những bằng chứng trước kia về sự tồn tại của hành tinh Alpha Centauri Bb.

Hành tinh bí ẩn đang quay quanh hệ thống  sao đôi Alpha Centauri AB nằm gần Mặt Trời nhất

Hành tinh bí ẩn đang quay quanh hệ thống  sao đôi Alpha Centauri AB nằm gần Mặt Trời nhất

Các phương pháp tìm kiếm hành tinh bí ẩn ban đầu dựa trên độ rung nhỏ của Alpha Centauri B khi chuyển động va chạm với các hành tinh xung quanh. Nghiên cứu mới nhất dựa trên dữ liệu thu thập được từ kính thiên văn Hubble, quan sát ánh sáng phát ra từ hành tinh Alpha Centauri B dưới tác động của các hành tinh đi ngang qua nó. Nhóm nghiên cứu đã quan sát Alpha Centauri B trong năm 2013 và 2014, với tổng số giờ quan sát là 40 giờ.

Các dữ liệu trong năm 2013 cho thấy có dấu hiệu sự vận động khá lâu dài của một thiên thể trong vũ trụ. Nhưng các tín hiệu này lại hoàn toàn biến mất vào năm 2014. Theo New Scientist, các nhà nghiên cứu cho rằng sự biến mất kỳ lạ này không có nghĩa hành tinh bí ẩn đó không tồn tại, chỉ là không thể quan sát được từ Trái Đất.

Dựa trên dữ liệu có được trong năm 2013, các nhà khoa học tin rằng tồn tại một hành tinh có kích thước bằng Trái Đất thuộc hệ Mặt Trời có chu kỳ một năm chỉ bằng 20,4 ngày Trái Đất. Phát hiện mới tiếp tục dấy lên niềm tin vào cơ hội sinh sống trên một hành tinh tương tự khác trong hệ Mặt Trời nhưng có điều kiện phát triển tốt hơn. 

Khoa học Anh phát hiện ra tiềm năng của hành tinh bí ẩn giống Trái Đất

Khoa học Anh phát hiện ra tiềm năng của hành tinh bí ẩn giống Trái Đất 

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học chứng minh sự tồn tại của một hành tinh từng bị “sa thải”  vì “tiếng ồn”. Tháng trước, các nhà thiên văn cho biết hiện tượng bí ẩn từng được cho là vụ nổ sao, thực chất lại xuất phát từ một hành tinh bí ẩn giống Trái Đất.

Một hành tinh khác được gọi là Gliese 581d - hành tinh đá - với kích thước to gấp hai lần Trái Đất, có điều kiện thích hợp để tồn tại sự sống. Tín hiệu từ hành tinh được phát hiện lần đầu vào năm 2010, nhưng cho tới năm ngoái mới được phân tích nguyên nhân gây nên là do tiếng ồn từ các ngôi sao xa xôi. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học bang Pennsylvania cho biết Gliese 581d và “người anh em” nó là Gliese 581g đơn giản chỉ là một hiệu ứng của ánh sáng gây ra bởi vụ nổ chậm của một ngôi sao cách Trái Đất 22 năm ánh sáng.

Tuy nhiên, phương pháp tìm kiếm hành tinh bí ẩn của khoa học Anh, dựa trên đội nghiên cứu thuộc Pennsylvania, chỉ có thể áp dụng với các hành tinh lớn, và có thể bỏ lỡ các hành tinh nhỏ như GJ 581d.

Thùy Nguyễn


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang