Liệu sự sống tồn tại trên hành tinh có bầu trời xanh giống Trái Đất?

author 07:39 29/11/2015

(VietQ.vn) - Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện một hành tinh giống Trái Đất với bầu trời màu xanh, nó đang xoay quanh một ngôi sao đỏ và nằm cách hành tinh xanh 100 năm ánh sáng.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Theo báo Pháp luật TPHCM, hành tinh giống Trái Đất này được gọi là GJ 3470b, có nhiệt độ bề mặt thiêu đốt khoảng 3.300°C (6.000°F). Các nhà khoa học nói rằng đây là hành tinh nhỏ nhất mà họ nhìn thấy bằng phương pháp tán xạ Rayleigh.

Đa số ngoại hành tinh có kích thước khoảng 10 lần kích thước của Trái Đất nhưng GJ 3470b chỉ bằng bốn lần kích thước của Trái Đất. Thật không may, tuy GJ 3470b có “bầu trời trong xanh” nhưng không có nghĩa là có một bầu không khí như Trái Đất.

Hành tinh giống Trái Đất này được gọi là GJ 3470b

Hành tinh giống Trái Đất này được gọi là GJ 3470b. Ảnh NAOJ

Đội ngũ chuyên gia dẫn đầu là GS Dragomir của Trường ĐH Chicago đã thu thập dữ liệu kết hợp từ tất cả trạm quan sát của LCOGT (Las Cumbres Observatory Global Telescope Network) tại Hawaii, Texas, Chile, Úc và Nam Phi để xác nhận kết quả.

Một khi GJ 3470b di chuyển đến đúng chỗ, các nhà nghiên cứu có thể thu thập thông tin về quang phổ trong bầu khí quyển của nó bằng cách đo bước sóng và tán xạ Rayleigh. Nhờ đó họ sẽ biết được thành phần khí quyển của hành tinh này.

Trước đây, các nhà khoa học cũng từng phát hiện ra một vài hành tinh giống Trái Đất; tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc sẽ có sự sống tồn tại trên những hành tinh này, ví dụ như hành tinh Kepler 438b. Kepler 438b (ESI = 0.88) là ngoại hành tinh có chỉ số ESI cao nhất trong những hành tinh đã từng được biết đến. Cũng có nghĩa nó là anh em giống Trái Đất nhất.

Kepler 438b được coi là hành tinh giống Trái Đất nhất

Kepler 438b được coi là hành tinh giống Trái Đất nhất. Ảnh NASA

Kepler 438b được phát hiện vào năm 2015, nó lớn hơn Trái Đất 12% và nằm cách 470 năm ánh sáng. Kepler 438b có khoảng cách với Mặt Trời của nó vừa đủ để có khả năng tích tụ nước lỏng trên bề mặt. Khối lượng của hành tinh này chưa được đo đạc, nhưng nếu thành phần của nó là đá, nhiệt độ bề mặt của nó có thể khá giống Trái Đất, từ 0 o C đến 60 o C, theo thông tin từ báo Kiến thức.

Tuy nhiên, chỉ số ESI không phải là một bảo chứng cho sự sống giống như Trái Đất. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, Mặt Trời của Kepler 438b thường xuyên phát ra những đợt bức xạ mạnh, nó có thể khiến cho các hành tinh không còn điều kiện để con người có thể cư trú được.

Đinh Ly (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang