Hành trình tìm kiếm thành công đầy gian nan của tỷ phú Hàn Quốc trên đất Mỹ

authorNhung Anh 09:22 12/10/2016

(VietQ.vn) - Do Won Chang đã phải trải qua cuộc hành trình tìm kiếm thành công đầy gian nan trước khi trở thành người giàu có nhất trên đất Mỹ.

Do Won Chang và vợ Jin Sook đã rời Hàn Quốc và đặt chân lên đất Mỹ vào năm 1981 trong bối cảnh quê hương của họ đang trong thời kỳ hỗn loạn. 

"Vào thời điểm đó người Hàn Quốc đã không được sống tốt ... Các cơ hội thực sự bị thu hẹp," Do Won nói với Forbes.

Hiện nay, Do Won, 57 tuổi và Jin Sook, 60 tuổi, đã thuê 43.000 người, trong đó gần 11.000 người làm toàn thời gian tại 790 cửa hàng trên 48 quốc gia. Thương hiệu thời trang Forever 21 của Do Won hiện đã đạt doanh thu 4,4 tỷ USD. Khoản doanh thu khổng lồ này đã giúp vợ chồng ông xếp vị trí thứ 222 trong danh sách 400 người giàu nhất Mỹ mà Forces công bố. 

 

Ông Do Won Chang và vợ Jin Sook. Ảnh: Forces  

 

Những điều bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy ở người thành công(VietQ.vn) - Những người thành công là những người luôn thể hiện tốt ở mọi khía cạnh. Dưới đây là những điều bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy ở người thành công.

Hành trình từ một cuộc sống mới ở Los Angeles cho đến khi được lọt vào danh sách những người giàu có nhất Mỹ, vợ chồng Do Won đã phải làm việc 19 giờ một ngày. Cả hai đã bay tới LAX sau một chặng dừng chân ngắn ở Hawaii để làm thẻ xanh cho bản thân và cha mẹ. Họ đã đến Los Angeles, nơi chị gái của ông Do Won đang sinh sống. Khi đó, ông Do Won chỉ mới 22 tuổi, không lãng phí thời gian mà đã đi tìm việc ngay lập tức, và ông đã có một cuộc phỏng vấn với một quán cà phê địa phương, sau đó ông đã được nhận vào làm, hàng ngày ông phải rửa bát và chuẩn bị các món ăn trong nhà bếp của cửa hàng cà phê. "Tôi đã làm với mức lương tối thiểu khoảng  3 USD một giờ ... số tiền đó không đủ để chi tiêu", ông nhớ lại. Vì vậy, ông đã chuyển sang công việc bán xăng tại một trạm xăng với tám giờ một ngày. Để có thêm thu nhập, ông đã nhận quét dọn, làm sạch văn phòng, công việc này khiến ông rất bận rộn, có hôm phải làm đến nửa đêm.  Trong khi đó, vợ ông là Jin Sook, khi ấy 25 tuổi, là một thợ làm tóc, công việc bà từng làm ở Hàn Quốc.

"Tôi đã mơ ước đến Hoa Kỳ từ khi tôi còn học lớp sáu," Do Won nói. "Cha mẹ tôi đã đến đó rồi, còn tôi lúc nào cũng tự nhủ tháng sau sẽ tới lượt tôi được đi?"

  Một thập kỷ sau đó, ông đã thực hiện được ước mơ sang Mỹ sau khi kết hôn. Vợ chồng ông đã chuyển sang một cuộc sống mới ở một đất nước xa lạ.

 Được biết, ông Do Won quen vợ hiện tại của ông qua sự giới thiệu của bạn bè. "Đó không phải là một sự sắp xếp miễn cưỡng và chúng tôi đã đồng ý gặp gỡ, không chỉ để hẹn hò mà còn có mục đích để kết hôn", Do Won nói

Trong thời gian làm việc tại trạm xăng, ông Do Won nhận thấy những người làm trong ngành may mặc đều đi xe rất đẹp và ông đã hỏi những người này rằng họ đã làm gì để kiếm sống. Từ đây, ông đã nảy ra ý tưởng xin việc tại một cửa hàng thời trang nơi ông quyết tâm học hỏi.

 "Tôi coi cửa hàng như việc kinh doanh của chính mình vậy. Và ông chủ rất quý tôi", ông nhớ lại.

Sau ba năm tại Hoa Kỳ, vợ chồng ông đã dành dụm được 11000 USD. Năm 1984, họ mở một cửa hàng thời trang rộng hơn 80m vuông mang tên Fashion 21 ở trong quận tiếp giáp trung tâm thành phố Los Angeles. Do Won cho biết, chủ cửa hàng cũ trước đây cũng là người bán quần áo, nhưng chỉ đạt doanh thu 30.000 USD hàng năm. Trong khi, cửa hàng Fashion 21 của ông đạt 700,000 USD trong năm đầu tiên bằng cách tận dụng mua hàng xả kho trực tiếp từ nhà sản xuất với giá rất thấp.

Công việc kinh doanh thuận lợi, nên chỉ sau 6 tháng, vợ chồng ông đã mở thêm một cửa hàng mới.

Do Won Chang cảm thấy may mắn. "Tôi đến đây ban đầu hầu như không có gì trong tay và tôi sẽ luôn luôn biết ơn đất nước Mỹ vì đã đem lại cho tôi nhiều cơ hội ... Và tôi muốn trả ơn họ". Trong cuộc đại suy thoái năm 2008, nhờ có dòng tiền dồi dào từ công ty tư nhân của mình,  ông Do Won đã mở thêm một cửa hàng và tạo ra 7.000 việc làm trong vòng một năm. Tại một buổi họp hàng năm với các nhân viên văn phòng, ông đã thông báo kế hoạch không chỉ tập trung vào việc bán hàng và lợi nhuận, mà còn phải ngày càng tăng việc làm. Ông Do Won tuyên bố đã đạt được mục tiêu đó.

Nhưng sau nhiều năm tăng trưởng và mở rộng đầy tham vọng, công ty phải đối mặt với một số trở ngại. Giữa lúc cạnh tranh gay gắt từ các nhà bán lẻ trực tuyến, các chuỗi cửa hàng của ông đã phải đóng cửa hoặc cắt giảm quy mô một số cửa hàng lớn hơn; doanh thu năm 2015 chỉ tương đương so với năm trước.

Do Won chấp nhận những trở ngại và vẫn lạc quan. "Ngành công nghiệp dệt may hiện nay là không dễ dàng" Do Won nói. "Lượng khách ở trung tâm đã giảm do sự phổ biến của các cửa hàng bán trực tuyến nhưng chúng tôi đã chuẩn bị cho thương mại điện tử trong một thời gian khá dài. Với kế hoạch mở rộng sâu vào thị trường quốc tế, chúng tôi phải đấu tranh để vượt qua thách thức này trong năm nay ".

Đầu năm nay Forever 21 đã được báo cáo là thanh toán muộn cho một số nhà cung cấp. Trong khi đó một công ty giao quần áo cho Forever 21 đã hủy hợp đồng độc quyền với lý do giảm gần 50% doanh thu từ các nhà bán lẻ cách đây một năm. Tuy nhiên, ông Do Won nói rằng " việc kinh doanh vẫn tiến triển tốt."

Ngay cả khi tài sản đã giảm trong những năm gần đây, ông Do Won vẫn nói rằng gia đình quan trọng hơn bất kỳ sự đo lường khác về thành công. Khi được hỏi về giấc mơ Mỹ có nghĩa với ông như nào, ông nói: "Đối với tôi gia đình là quan trọng nhất ... Khi người ta nói về giấc mơ Mỹ, họ đang nói về một cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp làm tốt nhưng gia đình không hạnh phúc, đó không phải là điều thành công đối với tôi.

Hiện hai con gái của ông là Linda và Esther đã tốt nghiệp trường ĐH tư thục ưu tú và lâu đời nhất nước Mỹ Ivy League. Cả hai cũng đang làm việc trong công ty của ông.

Nhung Anh (Forces)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang