Hãy thận trọng với căn bệnh cảm cúm vào ngày Tết

authorThu Thảo 19:00 27/01/2017

(VietQ.vn) - Trong những ngày Tết thời tiết lạnh, kết hợp với việc đi ra ngoài, giao tiếp với nhiều người, ăn uống không theo kế hoạch… bất kì ai cũng có nguy cơ bị cảm cúm.

Trong những ngày Tết thời tiết lạnh, kết hợp với việc đi ra ngoài, giao tiếp với nhiều người, ăn uống không theo kế hoạch… bất kì ai cũng có nguy cơ bị cảm cúm. Nếu không may bị cảm cúm trong những ngày này thì không những mệt mỏi, sức khỏe suy giảm mà còn cản trở nhiều hoạt động cần thực hiện.

Thời tiết Đông - Xuân là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra phát triển mạnh mẽ, trong đó có cúm giá cầm. Đặc biệt, trong dịp trước và sau Tết Nguyên đán, việc tiêu thụ, buôn bán, giết mổ gia cầm tăng cao, đe dọa bùng phát dịch cúm gia cầm ở người, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của cộng đồng.

 Ngày Tết, chế độ ăn uống không đầy đủ cùng không khí lạnh sẽ là nguyên nhân gây ra cảm cúm

Cách phòng ngừa dịch cúm gia cầm ở người

Để tránh lây lan cúm gia cầm từ người sang người, có thể bùng phát thành đại dịch và hạn chế số người tử vong, ngay từ bây giờ, mỗi người cần chủ động phòng ngừa dịch đúng đắn và hiệu quả, cụ thể bao gồm một số điều cơ bản như sau:

Hạn chế tiếp xúc với gia cầm bị bệnh: Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất khi tiếp xúc với nguồn bệnh mà cụ thể ở đây là gia cầm bị nhiễm bệnh. Khi phát hiện gia cầm bị ốm, chết, tuyệt đối không sử dụng và giết mổ mà cần phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.

Không vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm tra của cơ quan thú y. Bên cạnh đó, cũng cần rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm.

Nếu gia đình có nuôi gia cầm thì khi vệ sinh sân chuồng cần đeo khẩu trang, thiêu hủy chất thải của gia cầm an toàn ở những nơi xa khu sinh sống và chăn nuôi.

Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống thường xuyên: Đảm bảo vệ sinh cá nhân thường ngày. Thịt gia cầm và sản phẩm từ gia cầm cần phải được nấu chín kĩ và xử lý đúng cách. Không để lẫn thịt gia cầm chín với thịt còn sống.

Tuyệt đối không ăn thức ăn khi chưa được nấu chín, không ăn tiết canh gia cầm. Rửa lại thật sạch những dụng cụ nhà bếp đã sử dụng để chế biến gia cầm trước khi tái sử dụng những dụng cụ đó.

 Hãy bỏ túi những bí kíp nhỏ để phòng ngừa căn bệnh cảm cúm

Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh: nên thực hiện chế đọ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, tích cực rèn luyện thân thể. Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với gia cầm, làm việc ở những nơi có dịch cúm trên gia cầm cần thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân.

Đi khám bệnh kịp thời: Khi có các biểu hiện như: sốt cao (trên 38oC), đau đầu, ho khan, đau nhức các cơ, tức ngực dữ dội, khó thở, đau họng, mệt mỏi, tiêu chảy… thì cần tìm đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Một số cách để bảo vệ bản thân và sức khỏe của mọi người trong gia đình khỏi bệnh cảm cúm và các bệnh đường hô hấp khác:

Nín thở vài giây khi có người hắt hơi

Đa số vi khuẩn đều thông qua miệng và mũi để xâm nhập vào cơ thể. Do đó, khi ở cạnh người cảm cúm hoặc hắt hơi, nên tránh hít thở sâu. Tiến sĩ Scott Weiss cho biết” "Khi ở cạnh người phát bệnh, chú ý việc hít thở sẽ giúp phòng ngừa lây bệnh".

Nếu nghe hoặc thấy có người đang hắt hơi ở gần, lời khuyên là nên nín thở từ 10 - 15 giây. Viện công nghệ Massachusetts đã công bố một nghiên cứu, ho hoặc hắt hơi có thể khiến nước bọt chứa vi khuẩn bắn xa vượt sức tưởng tượng.

Rửa sạch những đồ vật thường xuyên tiếp xúc

Theo Davis Tate, chuyên gia kiểm soát và phòng chống truyền nhiễm (Mỹ) đã bày tỏ, đối với điện thoại, lò vi sóng, bàn phím, tay nắm cửa, công tắc đèn, tay vịn giường, điều khiển từ xa, đồ chơi của trẻ em là những đồ vật chúng ta thường tiếp xúc nhưng ít lau chùi, đó đều là những nơi trú ngụ ưa thích của vi khuẩn.

Mỗi ngày chúng ta nên có thói quen lau rửa các vật dụng đã dùng trong ngày. Có thể dùng xà phòng với nước hoặc chất lỏng có thành phần chủ yếu là cồn để lau chùi nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.

Ngoài ra, vi khuẩn cũng rất thích những nơi ấm áp, tối và ẩm ướt như máy giặt thường là nơi ẩn náu của vi khuẩn. Để loại trừ vi khuẩn, Davis Tate đưa ra lời khuyên, có thể đổ vào 2 muỗng canh giấm vào trong khoang đựng nước giặt, sau đó khởi động máy giặt bình thường.

Tránh hấp thu quá nhiều đường

Michel Katz, tác giả cuốn sách "Chăm sóc sức khỏe theo cách đơn giản" bày tỏ, không ăn thực phẩm chứa nhiều đường càng khiến có tinh thần, tránh nhiều bệnh tật. Bởi đường đã ức chế khả năng nuốt vi khuẩn của bạch cầu.

Do đó, trong thời gian xảy ra dịch cúm, cần hạn chế ăn đồ ngọt, mỗi ngày lượng đường nạp vào cơ thể nên ít hơn 100kcal đối với nữ và 150kcal đối với nam.

Không cắn móng tay

"Trừ khi thường xuyên rửa tay sau khi lau chùi điện thoại và bàn phím, nếu không tay của chúng ta sẽ chứa đầy vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho mắt, mũi, yết hầu", bác sĩ Lewis đang công tác tại New York đưa ra lời khuyến cáo.

Vi khuẩn thường tập trung bên dưới móng tay, do vậy, thói quen cắn móng tay, dụi mắt cũng sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Giảm uống rượu

Uống rượu quá mức sẽ làm suy yếu khả năng giết vi khuẩn của bạch cầu, từ đó ức chế khiến hệ thống miễn dịch không phát huy tác dụng, tăng nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm. Ngoài ra, rượu còn khiến cơ thể mất nước, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ, giảm sức đề kháng của cơ thể.

15 thứ tuyệt đối cấm kỵ cho vào lò vi sóng (VietQ.vn) - Lò vi sóng rất thuận tiện tại các gia đình nhưng nếu không biết cách sử dụng, lò vi sóng cũng có thể là vật dụng cực kỳ nguy hiểm.

Thu Thảo (t/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang