Hệ hành tinh lâu đời nhất có sự sống trước Trái Đất hàng tỷ năm

author 10:49 18/07/2015

(VietQ.vn) - Các nhà khoa học tại đại học Anh đã công bố một phát hiện mới về lịch sử phát triển của vũ trụ. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã khám phá ra một hệ hành tinh gồm 5 ngôi sao có sự sống trước Trái Đất hàng tỷ năm.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện một hệ hành tinh bao gồm 5 ngôi sao cổ xưa có kích cỡ tương đương với Trái Đất. Hệ hành tinh này được hình thành không lâu sau thời kỳ bình minh. Các chuyên gia cho rằng, điều này có thể giúp ích cho quá trình tìm kiếm sự sống trên các hành tinh từ xa xưa.

Một nhóm các nhà khoa học do Tiago Campante  lãnh đạo - một nhà nghiên cứu tại đại học Birmingham, Anh đã công bố phát hiện này này vào tháng Giêng năm nay. Ngôi sao mẹ của hệ hành tinh nói trên được đặt tên là Kepler-444, ở cách Trái Đất 117 năm ánh sáng và có tuổi thọ 11,2 tỷ năm tuổi. Ngôi sao này lần đầu tiên được khám phá ra trong lần thăm dò với sứ mệnh săn tìm hành tinh của NASA. Ban đầu ngôi sao có tên KOI-3158 nhưng sau đó đã được đổi tên. Các nhà thiên văn chỉ ra rằng 5 hành tinh có cùng kích cỡ hoặc nhỏ hơn Trái Đất một chút.

Tiago Campante nói rằng, khám phá này có thể tiết lộ những hiểu biết mới về nơi có sự sống ngoài hành tinh. "Hệ hành tinh này cung cấp cho chúng ta hy vọng rằng có những thế giới sinh sống khác mà chúng ta chưa thể phát hiện ra do chưa có điều kiện. Nhưng các đài quan sát sắp tới có thể làm thay đổi điều đó", Campante nói với Nasa's Astrobio.net.

Ddây là hệ hành tinh lâu đời nhất trong lịch sử hình thành vũ trụ

Đây là hệ hành tinh lâu đời nhất trong lịch sử hình thành vũ trụ

Theo phỏng đoán, có thể sự sống đã bắt đầu cách đây hàng tỷ năm. "Nếu thực sự có sự sống phát triển trên một hệ hành tinh cổ xưa như hệ thống này thì liệu nó có còn tồn tại không hay họ đã tự tiêu diệt chính mình?", Campante đặt ra câu hỏi.

"Khám phá này tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng. Các hành tinh kích cỡ Trái Đất này đã được hình thành suốt chiều dài lịch sử 13,8 tỷ năm của vũ trụ. Điều này cho thấy có sự tồn tại của cuộc sống cổ đại trên dải thiên hà", Tiago Campante cho biết.

Phát hiện này có thể giúp xác định được sự khởi đầu của những gì được gọi là "thời đại hình thành của hành tinh". Các hành tinh này có lẽ đã hình thành từ những thời đại trước đó trong lịch sử vũ trụ khi mà kim loại vô cùng hiếm. Tuy nhiên, khả năng tồn tại sự sống ở bất cứ hành tinh nào là rất xa vời mặc dù Kepler-444 lạnh hơn Mặt Trời 700 độ và nhỏ hơn nó 25%.

Con đường hướng tới hiểu biết đầy đủ hơn về sự hình thành sớm của các hành tinh trong thiên hà hiện nay vẫn đang được tìm hiểu. Kepler-444 có kích cỡ bằng 1 phần tư kích thước Mặt Trời nhưng nó đủ sáng để có thể nhìn thấy.

Giáo sư Steve Kawaler, một thành viên trong nhóm nghiên cứu từ đại học bang Iowa nói rằng: "Đây là một trong những hệ hành tinh lâu đời nhất trong thiên hà. Kepler-444 là thế hệ đầu tiên của các ngôi sao. Hệ hành tinh này cho ta biết rằng các hành tinh đã hình thành cách đây 7 tỷ năm trước khi hệ Mặt Trời của chúng ta ra đời". 

Bích Phượng

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang