Vũ khí ‘vòm sắt’ không thể bắn hạ vừa được phóng thử thành công

author 21:00 30/11/2017

(VietQ.vn) - Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome được mệnh danh là Vòm sắt do Israel chế tạo vừa được nước này phóng thử thành công.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Quân đội Israel cho biết, nước này đã lắp đặt một khẩu đội của hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome (Vòm Sắt) trên một tàu chiến, đánh dấu việc hệ thống đánh chặn tên lửa nổi tiếng này lần đầu tiên được triển khai hoạt động trên biển.

Phát biểu trước báo giới, Chuẩn tướng Không quân Israel Zvika Haimovitch nêu rõ, khẩu đội được lắp đặt cho tàu hộ tống nhỏ Lahav đã trải qua một cuộc thử nghiệm bắn đạn thật thành công và sẽ là một khí tài có giá trị để bảo vệ các mỏ khí đốt ngoài khơi của Israel. Quan chức này nêu rõ hiện Không quân Israel đã lắp đặt một tầng hoạt động khác để bảo vệ tài sản năng lượng của Israel ở Địa Trung Hải.

Không quân Israel là lực lượng chịu trách nhiệm vận hành hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất. Ông nhấn mạnh Lahav và các tàu khác được lắp đặt Vòm Sắt sẽ không chỉ giới hạn hoạt động tại vùng biển phía Bắc Israel nhằm ứng phó với mối đe dọa từ Liban lẫn Dải Gaza.

 Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome. Ảnh: Kiến thức

 Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome. Ảnh: Kiến thức

Các cuộc diễn tập này bao gồm việc triển khai các rocket Grad, tương tự như loại được sử dụng để bắn từ Dải Gaza. Sau khi radar "Adir" xác định được những rocket này, tên lửa "Tamir" được phóng từ Vòm Sắt đã đánh chặn thành công các mục tiêu.

Triển khai các hệ thống Vòm Sắt là một phần trong chính sách phòng thủ đa tầng của Israel, bao gồm hệ thống Vòm Sắt trên mặt đất dùng để đánh chặn rocket tầm ngắn từ Gaza, hệ thống David's Sling có thể ngăn chặn các tên lửa tầm trung của phong trào Hezbollah tại Liban và hệ thống chống tên lửa đạn đạo Arrow 3 tầm xa.

Nói tới sức mạnh của hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome, các chuyên gia quân sự cho biết, đây là vũ khí có nhiệm vụ chính là ngăn chặn các cuộc tấn công bằng rocket, đạn pháo và súng cối; đóng vai trò là hệ thống phòng không tầm gần tấn công các mục tiêu như máy bay chiến đấu, trực thăng, UAV, vũ khí đạn đạo dẫn đường chính xác PGM. Hệ thống có tầm hoạt động 70km, trực chiến đêm ngày, trong mọi điều kiện thời tiết bao gồm cả khi trời mù hoặc bão cát.

Cũng theo các chuyên gia quân sự, đây là một hệ thống uy lực nhưng phòng thủ có chọn lọc, có khả năng phân tích mục tiêu, dự đoán vị trí tấn công của mục tiêu, từ đó đưa ra quyết định phản ứng phù hợp. Ví dụ điển hình là nếu bị tấn công bởi các quả đạn rocket, Iron Dome sẽ xác định xem vùng rơi của các quả đạn này, nếu chúng rơi vào vùng không trống (không gây thiệt hại) thì hệ thống sẽ không thực hiện đánh chặn. Từ đó đảm bảo tập trung đánh chặn cho vùng bảo vệ cũng như giảm chi phí và các hoạt động không cần thiết.

Nói tới công nghệ chế tạo tên lửa của Israel, thực tế, Israel đang sở hữu dàn tên lửa phòng thủ rất đa dạng. Bên cạnh hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome, nước này còn có hệ thống tên lửa SPYDER đánh chặn có tầm bắn từ 1 - 15 km với tầm bay từ 20 - 9.000 m.

Đây là loại vũ khí phòng thủ được một số nước ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, lẫn châu Mỹ lựa chọn. Ở tầm chiến đấu gần hơn nữa, Israel đang phát triển Iron Beam chuyên dụng đánh chặn các loại đạn pháo ở tầm ngắn hơn 7 km. Loại vũ khí sử dụng công nghệ laser chỉ mất 4 - 5 giây để bắn hạ mục tiêu.

Vũ khí nhanh hơn tên lửa của Nga có thể chặn đứng mọi tấn công toàn cầu(VietQ.vn) - Tiêm kích MiG-41 của Nga được coi là một vũ khí có khả năng đập tan mọi đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu của đối phương.

Về khả năng tác chiến tầm trung, từ nền tảng Barak 8, Israel đã phát triển các mạng lưới tên lửa phòng thủ có tầm bắn từ 0,5 - 90 km và trong thực tế thì một số nguồn tin quân sự còn khẳng định chủng loại hỏa tiễn này có thể đạt tầm bắn đến 150 km. Barak với các phiên bản MRSAM hay LRSAM được cho là một đối thủ không hề thua kém so với hệ thống S-300 vốn là niềm tự hào của nước Nga, bởi phần lớn các phiên bản S-300 được xuất khẩu đều có tầm bắn dưới 200 km. Nhất là khi LRSAM của Israel sở hữu công nghệ điện tử tối tân.

Không những vậy, Israel cũng vừa bắt đầu triển khai hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa David’s Sling có tầm bắn lên đến 300 km với công nghệ nhận diện mục tiêu được cho là không thua kém đối thủ nào trên thế giới. David’s Sling còn có trần bay 90 km nên đủ sức đánh chặn từ sớm nhiều loại tên lửa đạn đạo. Chính vì thế, việc triển khai David’s Sling đã giúp quốc gia Do Thái hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng toàn diện.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang