Hiện tượng ‘băng khô’ kỳ lạ trên sao Hỏa

author 20:53 17/02/2015

(VietQ.vn) – Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa hé lộ một hiện tượng lạ mà họ vừa thu được về các trận mưa “băng khô” trên sao Hỏa.

Sự kiện: Sao Hỏa huyền bí

“Băng khô” là một hiện tượng lạ khi xuất hiện trên sao Hỏa. Đây thực chất là các-bon-điôxít đóng băng, chỉ hình thành khi nhiệt độ xuống thấp dưới -125 độ C. Paul Hayne – chuyên gia của NASA cho rằng đây là những phát hiện chắc chắn đầu tiên về các đám mây tuyết các-bon điôxít. Họ xác định các đám mây này cấu tạo từ các-bon điôxít trong bầu khí quyển sao Hỏa và đủ dày để dẫn đến sự tích tụ mưa tuyết.

Băng khô được xem là một hiện tượng lạ khi xảy ra trên sao Hỏa

"Băng khô" được xem là một hiện tượng lạ khi xảy ra trên sao Hỏa

Các trận mưa tuyết “băng khô” thường được bắt nguồn từ các đám mây xuất hiện quanh cực nam của sao Hỏa vào mùa đông. Giới khoa học đã biết đến sự tồn tại của băng các-bon điôxít trong các lớp bao phủ theo mùa, chúng bị sót lại ở nam cực của hành tinh này và tồn tại từ nhiều thập niên trước.

Hiện tượng lạ này vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu

Hiện tượng lạ này vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu

Trong báo cáo nghiên cứu mới nhất, ông Hayne và 6 cộng sự đã phân tích các dữ liệu thu được bằng cách quan sát những đám mây ở phía đầu và xung quanh máy dò thời tiết sao Hỏa – một trong 6 thiết bị lắp đặt trên tàu thám hiểm sao Hỏa MRO. Kết quả phân tích cho thấy, 1 đám mây các-bon điôxít lớn có đường kính khoảng 500km đang “bám trụ” lâu dài ở nam cực của sao Hỏa và nhiều đám mây “băng khô” nhỏ hơn, có tuổi thọ thấp hơn và nằm ở vị trị thấp hơn ở các vĩ độ từ 70 – 80 độ nam trên hành tinh đỏ.

Các lớp băng phủ còn sót lại ở vùng nam cực là nơi duy nhất trên sao Hỏa có các-bon điôxít tồn tại trên bề mặt suốt cả năm. Điều các nhà khoa học hiện vẫn chưa rõ là cách thức tích tụ của các-bon điôxít trong bầu khí quyển sao Hỏa.

 

Vy Vy

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang