Hiệu quả mô hình tự liên kết tiêu thụ lúa gạo theo VietGAP

author 15:16 14/05/2018

(VietQ.vn) - Việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa gạo góp phần nâng cao năng suất, thu nhập cho nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Xuất phát từ tình hình trên và theo chủ trương hiện nay của tỉnh về vấn đề liên kết nông dân lại với nhau thành những tổ hợp tác, chủ động liên hệ đầu vào đầu ra cho nông sản, giúp giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích. Sau một thời gian họp, bàn bạc, thống nhất và được sự chấp thuận chứng thực của UBND xã Hòa Tân, tổ hợp tác sản xuất lúa và DVNN Hòa Hưng đã được thành lập vào ngày 28/12/ 2016. Ban điều hành gồm 01 tổ trưởng, 02 tổ phó và 01 thư ký kiêm thủ quỹ. Tổ hợp tác được thành lập từ nhiều thành phần như 01 thạc sĩ và 01 kỹ sư chuyên ngành trồng trọt, 02 doanh nghiệp và 30 tổ viên là nông dân sản xuất lúa.

Ban điều hành Tổ thăm đồng, hướng dẫn tổ viên chăm sóc lúa 

Bước đầu mới thành lập, tổ chỉ sản xuất được 5 ha lúa, trong quá trình sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn như diện tích đất nhỏ lẻ, tổ viên chưa quen ghi chép nhật ký sản xuất, phun thuốc chưa đúng theo khuyến cáo, nhưng với quyết tâm của các thành viên trong tổ, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các tổ viên thực hiện đúng quy trình sản xuất lúa an toàn, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật; Tổ đã đăng ký và được Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Đồng Tháp cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong vụ Đông Xuân 2016-2017 với diện tích 5 ha, lúa của các tổ viên được tổ thu mua lại với giá cao hơn giá IR50404 tại thời điểm là 1.000 đồng/ kg và toàn bộ số lượng gạo được đóng gói cung cấp trên thị trường với nhãn hiệu gạo thơm đặc sản Hòa Hưng.

Cuối năm 2016, đầu năm 2017 được sự hỗ trợ của dự án "Phổ biến, hướng dẫn áp dụng VietGAP và ISO 5001 cho các tổ chức, doanh nghiệp" Tổ hợp tác đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng tháp, đơn vị tư vấn là Công ty TNHH Chuẩn Nông hướng dẫn xây dựng mô hình sản xuất theo VietGAP.

Đến vụ Hè Thu năm 2017 Tổ tiếp tục phát triển diện tích lên 33 ha, ban quản trị tổ hợp tác đã liên hệ với các công ty để cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho tổ viên và đơn vị chức năng để được hướng dẫn sản xuất theo VietGAP, các tổ viên được tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn ghi chép nhật ký sản xuất, hướng dẫn sơ cấp cứu tai nạn lao động, bảo hộ lao động; thực hiện theo các tiêu chí sản xuất VietGAP, với sự nỗ lực phấn đấu, hỗ trợ của các đơn vị chuyên môn, Tổ hợp tác đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert cấp giấy chứng nhận VietGAP với diện tích 21,4 ha, sản lượng dự kiến 385 tấn lúa/ năm.

Với việc được chứng nhận VietGAP đã giúp cho tổ viên tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất lúa, trang bị kiến thức sản xuất lúa theo hướng đạt năng suất, chất lượng, ổn định và giá bán cao hơn bình thường từ 10-15%, góp phần nâng cao thu nhập cao hơn sản xuất bình thường từ 10 – 15 triệu đồng/ ha và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, còn giúp cho Tổ hợp tác đủ niềm tin giới thiệu sản phẩm gạo an toàn, chất lượng ra thị trường, từng bước nâng lên thành lập Hợp tác xã và mở rộng liên kết đầu tư và tiêu thụ lúa gạo ở địa phương.

Đồng Tháp: Nhân rộng mô hình nuôi cá tra thâm canh đạt chứng nhận VietGap(VietQ.vn) - Năm 2015, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết vùng nuôi, chế biến cá tra tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

Hải Xuân

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang