Hình ảnh mới nhất của đầu tàu Cát Linh- Hà Đông trên đường ray

authorHòa Dương 15:29 21/02/2017

(VietQ.vn) - Gần 3h sáng nay, toa tàu đầu tiên của tuyến Cát Linh - Hà Đông đã được đưa lên đường ray tại nhà ga La Khê.

Báo Vnexpress đưa tin, rạng sáng 21/2, toa đầu máy đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) mới được vận chuyển từ đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) đến nhà ga La Khê (đường Quang Trung) để đưa lên đường ray. Hộ tống xe đầu kéo chở đầu tàu có xe của Thanh tra giao thông và xe nhân viên dự án đi trước và đi cùng dẫn đường, phân luồng giao thông.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, từ khoảng 21h ngày 20-2, Ban quản lý đường sắt đã phối hợp cùng lực lượng chức năng lập hàng rào, biển hiệu, cấm toàn bộ giao thông tại khu vực sát ga La Khê và ngã tư Quang Trung - Lê Trọng Tấn theo hướng Hà Nội đi Ba La, đồng thời tổ chức hướng dẫn giao thông đi hai chiều bên phía đường còn lại.

Cẩu bánh xích Kobelco CKS2500 (250 tấn) cùng hàng chục công nhân, kỹ thuật, kỹ sư... đã có mặt tại khu vực nhà ga La Khê chuẩn bị lắp đặt các toa tàu lên hệ thống ray đường sắt trên cao.

Đến 2h30, các kỹ sư, công nhân bắt đầu tiến hành nâng toa tàu lên ray, đến gần 3h thì toa tàu đầu tiên đã được nâng thành công lên ray đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Đây cũng là toa tàu duy nhất được nâng lên trong rạng sáng 21/2 (trái với dự tính mỗi đêm sẽ cẩu 02 đầu máy, toa tàu lên đường ray).

Dự kiến 3 đầu máy, toa tàu còn lại sẽ được nâng lên tại khu vực nhà ga La Khê vào những đêm tiếp theo.

Trao đổi với Vietnamnet, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa cho rằng, những đầu máy, toa xe đường sắt là hàng có giá trị lớn. Việc tập kết đưa tàu lên ray càng cần hết sức cẩn trọng, không vì sức ép tiến độ mà để xảy ra rủi ro.

Một số hình ảnh của đầu tàu Cát Linh- Hà Đông đầu tiên trên đường ray:

 Để cẩu được toa tàu, nhà thầu phải sử dụng cẩu trục loại 250 tấn. Các kỹ sư sử dụng một giá đỡ nối dây cáp lớn ở hai đầu để việc đưa tàu lên được cân bằng. Ảnh: Vnexpress

 Để cẩu được toa tàu, nhà thầu phải sử dụng cẩu trục loại 250 tấn. Các kỹ sư sử dụng một giá đỡ nối dây cáp lớn ở hai đầu để việc đưa tàu lên được cân bằng. Ảnh: Vnexpress

 Quá trình nối hai đầu dây cáp để tạo sự cân bằng mất hơn một giờ, có thời điểm tưởng chừng mọi việc đã hoàn tất, tuy nhiên các kỹ sư phải tháo ra và làm lại từ đầu để đảm bảo chính xác. Ảnh: Vnexpress

 Quá trình nối hai đầu dây cáp để tạo sự cân bằng mất hơn một giờ, có thời điểm tưởng chừng mọi việc đã hoàn tất, tuy nhiên các kỹ sư phải tháo ra và làm lại từ đầu để đảm bảo chính xác. Ảnh: Vnexpress

Việc đặt đầu máy và toa xe lên phần ray đòi hỏi độ chính xác cao. Ảnh: Zing.vn

Việc đặt đầu máy và toa xe lên phần ray đòi hỏi độ chính xác cao. Ảnh: Zing.vn 

Hình ảnh đầu tàu Cát Linh - Hà Đông trên đường ray. Ảnh: Tuổi trẻ

 Hình ảnh đầu tàu Cát Linh - Hà Đông trên đường ray. Ảnh: Tuổi trẻ

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang