Những hình thức mai táng người chết có một không hai trên thế giới

author 06:15 09/05/2015

(VietQ.vn) - Treo xác chết trên cây, treo trên vách đá dựng đứng, thi thể không được chôn cất mà để kiến "ăn dần"....là những hình thức mai táng kỳ lạ độc nhất trên thế giới.

Sự kiện: Thiên nhiên kỳ thú

Tùy theo văn hóa, tín ngưỡng, mỗi quốc gia, mỗi vùng miền lại có phong tục mai táng riêng. Nhưng một số nơi trên thế giới vẫn còn tồn tại những hình thức mai táng kỳ lạ và rợn người.

Mộc táng

Tại Tây Tạng, người Nyingchi và Kangbei có một tục lệ khác với nhiều nơi khác. Khi những đứa trẻ không may chết sớm, chúng được treo trên cây (mộc táng) thay vì chôn dưới mặt đất. Thi thể các em bé sẽ được rửa sạch và cho vào một chiếc hộp gỗ nhỏ trước khi treo lên cây.

Treo thi thể em bé lên cây là hình thức mai táng ở Tây Tạng. Ảnh Strange

Treo thi thể em bé lên cây là hình thức mai táng ở Tây Tạng. Ảnh Strange

Bé trai được treo trên cao, còn bé gái lại mắc xuống thấp hơn ở phía dưới. Bố mẹ hay người nhà thường treo quan tài các bé lên những cây cao mọc trong rừng hay tại các ngã ba của con sông. Họ tin rằng làm như thế, linh hồn các bé sẽ dễ dàng bay tới thiên đàng và không quay về phá quấy, làm hại những đứa trẻ khác.

Huyền quan

Vùng đất cằn cỗi Cung Hiền của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc có một nghĩa trang được hình thành trên mặt những vách đá dựng đứng với hơn 100 huyền quan lơ lửng trong không trung. Huyền quan (quan tài treo) là tập tục mai táng cổ xưa của người thiểu số, xuất phát từ bộ tộc Bo đã biến mất từ khoảng 500 năm trước.

Một khu vực ở Trung Quốc mai táng bằng cách treo quan tài cheo leo trên vách núi

Một khu vực ở Trung Quốc mai táng bằng cách treo quan tài cheo leo trên vách núi

Người ta còn tin rằng, quan tài được huyền táng ở những nơi hiểm trở sẽ không bị ai phá hoại, không bị nước ngấm, không bị thối rữa, thi thể người chết sẽ được bảo lưu mãi mãi. Cũng theo quan niệm của họ, vị trí càng cao càng được thể hiện sự tôn kính.

Thiên táng

Dakhma (Ngọn tháp im lặng) là kiến trúc cổ xưa của đạo Zoroastrian (Bái Hỏa giáo) tại Ba Tư. Một Dakhma thường có dạng hình trụ tròn, khá cao và được sử dụng để phơi xác chết của con người ra ngoài thiên nhiên (thiên táng). Ánh nắng mặt trời giúp xác chết phân hủy nhanh hơn và việc để lộ thiên thế này sẽ thu hút những loài chim chuyên ăn xác đến rỉa.

Tại Ba Tư, xác chết được đưa lên đỉnh một ngọn tháp để chim chuyên ăn xác đến rỉa. Ảnh News

Tại Ba Tư, xác chết được đưa lên đỉnh một ngọn tháp để chim chuyên ăn xác đến rỉa. Ảnh News

Những người theo đạo Bái Hỏa giáo tin rằng xác chết là một trong những thứ không trong sạch. Linh hồn một người chết khi vừa rời khỏi cơ thể sẽ có những con quỷ ăn xác lập tức nhập vào và làm ô uế mọi thứ xung quanh bằng tà khí.

Vì thế để ngăn ngừa sự lây nhiễm của quỷ ăn xác, xác người chết phải được đặt lên tầng cao nhất của một ngọn tháp. Đồng thời cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các loài chim ăn thịt, thông qua cách này quá trình thối rữa của xác chết cùng tà khí của quỷ dữ sẽ được thanh tẩy và ngăn ngừa hoàn toàn.

Kiến táng

Người dân ở Solomon sinh sống tại vùng biển Nam Thái Bình Dương theo truyền thống không chôn cất người chết. Họ đặt thi thể người đã khuất tại những nơi hoang vắng để kiến ăn hết phần da thịt (kiến táng). Riêng hộp sọ sau đó được thu lượm lại và mang tới một hòn đảo nhỏ được gọi là Nusa Kunda, giống khu vực nghĩa trang.

Một ngôi mộ được chôn theo kiểu kiến táng. Ảnh Strange

Một ngôi mộ được chôn theo kiểu kiến táng. Ảnh Strange

Hộp sọ mang lên đảo thường đặt theo từng nhóm trong các ngôi mộ chung, được xây dựng đơn sơ bằng gỗ, đá và các tảng san hô tìm thấy trên đảo. Mỗi làng thường có một hoặc hai ngôi mộ như thế để mai táng cho các thành viên

Tự ướp xác

Thuật tự ướp xác từng được thực hiện bởi các nhà sư Phật giáo ở miền Bắc Nhật Bản vào giữa thế kỷ thứ 11 và 19. Quá trình tự ướp xác trải qua nhiều bước nghiêm ngặt và đau đớn.

Thuật tự ướp xác từng được thực hiện bởi các nhà sư Phật giáo ở miền Bắc Nhật Bản vào giữa thế kỷ thứ 11 và 19

Thuật tự ướp xác từng được thực hiện bởi các nhà sư Phật giáo ở miền Bắc Nhật Bản vào giữa thế kỷ thứ 11 và 19

Trong 1000 ngày đầu tiên, họ có chế độ ăn đặc biệt gồm hạt và trái cây, thực hiện nhiều hoạt động thể chất để đẩy chất béo ra khỏi cơ thể. Ở giai đoạn gần cuối, các nhà sư chỉ ăn vỏ cây và rễ cây, đồng thời bắt đầu uống trà độc làm từ nhựa cây Urushi, gây nôn mửa và nhanh chóng làm mất các chất dịch của cơ thể.

Chất độc đóng vai trò như một chất bảo quản, hạn chế vi khuẩn có thể làm phân hủy cơ thể. Sau khoảng sáu năm, các nhà sư tự nhốt mình trong một ngôi mộ bằng đá chỉ lớn hơn cơ thể một chút và đi sâu vào trạng thái thiền định, trong tư thế ngồi thiền "hoa sen" cho đến khi qua đời.

Bích Phượng (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang